Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 2539

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227029

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21978204

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

TINH THẦN TỰ HỌC CỦA BÁC HỒ

Thứ ba - 06/09/2022 09:33
Cuộc đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh là cuộc đời của sự siêng năng học tập, cần cù tự học để vượt khó, vươn lên giúp ích cho bản thân và làm nên lịch sử huy hoàng cho dân tộc Việt Nam. Người là tấm gương về tinh thần và ý chí học tập không ngừng trong suốt cuộc đời. Đây là di sản quý báu Người để lại cho những thế hệ người Việt hôm nay và mai sau học tập, noi theo, tiếp tục phát huy ý chí tự lực, tự cường, khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc.
TINH THẦN TỰ HỌC CỦA BÁC HỒ

TINH THẦN TỰ HỌC CỦA BÁC HỒ

      Với cương vị của những người làm giáo dục, chúng tôi hiểu hơn ai hết tấm gương của Bác. Đối với “nghề dạy học”, đổi mới phương pháp giảng dạy là nhấn mạnh đến sự tự học. Bác đã định hướng rõ ràng nhất cho những người làm Thầy/ Cô giáo chúng tôi.
     Tinh thần tự học của Bác, được chúng tôi hiểu như sau:
      1. Ý chí tự học:     
      Ý chí đó có thể thấy ngay từ việc Bác luôn tranh thủ thời gian học tập và có thể học với bất kỳ người nào. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân đến nước Pháp xa xôi để tìm con đường cứu nước, cứu dân. Bác đã đặt quyết tâm “Nhất định phải học nói, học viết cho kỳ được”. Ngay khi còn lênh đênh trên con tàu sang Pháp mỗi lúc rảnh rỗi, Bác thường tìm đến hai người lính trẻ đi cùng chuyến tàu nhờ hướng dẫn đọc và viết tiếng Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nhỏ in tiếng Pháp. Muốn biết rõ về cái gì, muốn biết đồ vật nào đó viết bằng tiếng Pháp ra sao, Bác đều dùng tay diễn tả. Tối tối, Bác ghi lại những từ mới vào sổ. Học được từ nào, Bác ghép chúng lại thành câu và thực hành luôn.
      Ban đầu, Bác tập ghép một vài từ, sau ghép thành đoạn, dần dần Người tập viết thành từng bài. Sau một thời gian thu xếp ổn định chỗ ở và công việc trên đất Pháp, Bác tìm đến các tờ báo của Pháp xin được tham gia viết bài đăng báo. Trong những lần gửi bài, Bác nói với mọi người trong tòa soạn rằng: “Tôi rất sung sướng nếu bài viết này của tôi được đăng, nhưng dù thế nào cũng xin các đồng chí sửa lỗi tiếng Pháp cho tôi”. Mỗi lần bài viết của Bác được đăng, Bác vui mừng khôn xiết. Theo hướng dẫn của các chủ bút, Bác luôn xem lại từng câu, từng chữ, xem bài viết của mình đúng sai chỗ nào, toà soạn báo đã sửa lại cho mình ra sao? Bác tập viết đi viết lại, khi viết diễn giải ra cho dài, cụ thể và chi tiết, lúc lại là những đoạn văn ngắn và súc tích.
      Sau mỗi ngày làm việc, dù công việc bận đến đâu, Bác vẫn tranh thủ đọc vài trang tiểu thuyết, vừa giải trí, thư giãn đầu óc lại vừa trau dồi kiến thức, học thêm cách viết. Bác tập viết những bài phóng sự. Sáng nào Bác cũng dậy sớm, bắt tay vào viết từ 5 giờ đến khoảng 6 giờ rưỡi. 7 giờ sáng, Bác lại đi làm bình thường. Dù trời nóng hay rét, Bác cũng không nản chí. Thời gian cứ thấm thoắt trôi đi, đến năm 1922, Bác đã trở thành chủ bút của tờ báo “Người cùng khổ” viết bằng 3 thứ tiếng. Tên báo bằng tiếng Pháp đặt ở giữa, tiếng Ả Rập bên trái và bên phải là chữ Hán, tất cả đều do Bác viết. Do tòa soạn báo không có Ban biên tập cố định nên nhiều khi Bác phải “cáng đáng” mọi việc từ khâu sửa chữa, biên tập, đọc chỉnh sửa tới bán báo
      2. Phương pháp tự học:
      a. Tự học bền bỉ:
      
Đó là cách học kiên trì, bền bỉ, năng động và học thường xuyên. Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ Bác phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, có khi viết các từ đó lên cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ. Hôm sau lại học mười từ khác, cứ thế mà tích luỹ dần như ta bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày vào ống. Bằng cách đó dần dần Bác đã học được rất nhiều ngoại ngữ.
      Bác tự học một cách kiên trì, chẳng hạn như cách Bác học viết báo. Tuy Bác có biết tiếng Pháp vì đã được học trong thời gian theo học ở trường Quốc học Huế nhưng chưa có đủ vốn để viết sách báo. Trần Dân Tiên kể lại: Chủ nhiệm báo Dân chúng-cơ quan của đảng Xã hội Pháp-ông Jean Longuet,cháu ngoại Các-Mác và là nghị viên của Quốc hội Pháp, đã khuyến khích Bác viết bài và ông sẽ đăng lên báo Dân chúng để làm cho nhân dân Pháp hiểu rõ những sự bất công xảy ra ở Việt Nam. Bác không đủ tiếng Pháp để viết, phải khẩn khoản yêu cầu ông Phan Văn Trường viết thay. Ông Trường viết giỏi, nhưng không muốn ký tên. Nhất là ông Trường không viết tất cả những điều Bác muốn nói. Vì vậy Bác bắt tay vào việc học làm báo. Thường lui tới toà báo Dân chúng, Bác đã làm quen với chủ bút tờ báo Đời sống thợ thuyền. Cũng như ông Longuet, người chủ bút này rất đáng mến. Ông ta bảo Bác viết tin tức cho tờ báo của ông. Bác nói thật là mình còn kém tiếng Pháp. Người chủ bút nói: "Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy.Tôi sẽ chữa bài của anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài, năm sáu dòng cũng được". Bắt đầu viết rất khó khăn, tin tức về Việt Nam Bác không thiếu, thiếu nhất là văn Pháp. Bác viết làm hai bản, gửi cho toà báo một bản, giữ lại một bản. (Thời đó chưa có photocopy như bây giờ) để đem so với bài báo đã in, và sửa những chỗ viết sai, kiên nhẫn làm theo cách ấy. Khi thấy viết đã bớt sai, ông chủ bút bảo Bác: "Bây giờ anh viết dài hơn một tí, viết độ bảy, tám dòng". Bác viết bảy, tám dòng, dần dần có thể viết cả một cột báo và có khi dài hơn. Lúc bấy giờ, người chủ bút bạn thân của Bác khẽ bảo: "Bây giờ anh viết ngắn lại. Viết từng này hoặc từng này dòng không dài hơn". Bác thấy rằng phải rút ngắn cũng khổ như trước kia phải kéo dài. Nhưng cũng hết sức cố gắng. Và Bác thành công, bắt đầu vào làng báo từ đó
    b.Tự học toàn diện
      Một điều cần học Bác là tự học một cách toàn diện. Ngoài học viết báo, Bác còn tích luỹ vốn ngôn ngữ và văn học nữa, nên đã tranh thủ đọc các sách của những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng: Shakespeare, Dickens bằng tiếng Anh; Lỗ Tấn bằng tiếng Trung; Hugo, Zola, Anatole France, Léon Tolstoi bằng tiếng Pháp. Bác đã viết cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong sách của người Pháp viết có ở thư viện quốc gia và hăng hái viết vở kịch "Rồng tre" bằng tiếng Pháp nhân dịp Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa. Vở kịch bị chính phủ Pháp cấm, nhưng Câu lạc bộ ngoại ô Paris đã đem diễn, được các nhà phê bình văn nghệ khen hay.
    c.Tự học vượt khó:
      Ta còn phải học Bác ở tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác sống ở Paris, rất cực khổ. Bác thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi buổi mai nấu cơm trong một cái sanh nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa giành đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. Bác làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh, do cụ Phan Chu Trinh dạy nghề cho. Thường thường Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến Bác đi dự những cuộc mít-tinh. Hầu hết những buổi mít-tinh Bác đều phát biểu ý kiến và khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa. Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ chính trị và văn học của mình.
      Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 
      Tấm gương ham học, ham tìm hiểu của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người dân Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay.Các  câu chuyện “Bác Hồ với tinh thần tự học” nhắc nhở chúng ta cần dành thời gian học tập theo tinh thần tự học của Bác, góp phần hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt, xử lý và hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao. 
      Ngày nay chúng ta có rất nhiều điều kiện để tự học tốt hơn, nhưng do thiếu ý chí và thiếu phương pháp tự học nên kết quả tự học chưa cao. Học tập tấm gương đạo đức của Bác, một trong những điều cần thiết đối với  thanh niên, học sinh, sinh viên là cần tự học tốt, nâng cao trình độ cho mình để có điều kiện phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân được tốt hơn và bản thân ngày càng thành đạt.


ĐỖ QUỲNH NGA
Giáo viên THCS Thanh Quan, Hoàn Kiếm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học