MÔ HÌNH HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Xã Liên Hà nằm ở phía Đông của Huyện Đông Anh, cách Thủ Đô Hà Nội 20 km về phía Bắc. Toàn xã có 8 thôn với tổng diện tích đất tự nhiên 820,3 ha trong đó đất nông nghiệp là 549 ha, đất phi nông nghiệp là 286.14 ha, còn lại là đất chuyên dùng khác. Toàn xã có 16 911 nhân khẩu, 4.190 hộ gia đình. Hiện nay trong xã đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa tạo thành những ô thửa ruộng lớn. Hệ thống giao thông thủy lợi nội đồng cơ bản được quy hoạch và đã được cứng hóa do đó rất thuận tiện cho việc áp dụng cơ giới hóa phục vụ sản xuất nông nghiệp thâm canh tăng vụ và chuyền đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. Ngoài sản xuất nông nghiệp, xã còn phát triển các ngành nghề truyền thống như: làm bánh chưng, bánh gio, rượu nếp cái hoa vàng v.v...
MÔ HÌNH HIỆU QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN
      Liên Hà có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu, phát triển KT-XH và có lợi thế trong việc tiếp nhận, ứng dụng tiến bộ KH-KT&CN mới vào các ngành kinh tế, góp phần nâng cao giá trị sản xuất, đưa đời sống của nhân dân trên địa bàn xã ngày càng phát triển.
      Liên Hà có hệ thống chính trị vững mạnh,  Đảng bộ và các đoàn thể luôn đạt danh hiệu  thi đua xuất sắc là đơn vị lá cờ đầu  trong các phong trào  thi đua.  Đội ngũ cán bộ, công chức của xã đạt chuẩn 100 %. Hoạt động quản lý điều hành ở địa phương đạt kết quả cao, phát  huy dân chủ, đổi mới, đoàn kết, sáng tạo lãnh đạo thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu về phát  triển kinh tế - xã hội  hàng năm.
      1. Công tác chỉ đạo
      Để thực hiện có hiệu quả công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn xã Liên Hà giai đoạn 2014 – 2018,  Ban Giám đốc TTHTCĐ nghiêm túc tham mưu với UBND xã phê duyệt Kế hoạch tổ chức đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt quan tâm đến lao động thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo được tham dự các lớp sơ cấp, trung cấp nấu ăn, lớp trồng nấm, lớp trồng rau an toàn, lớp thú y chăn nuôi, lớp tin học văn phòng… Mở rộng các ngành nghề đào tạo phù hợp với điều kiện của nhân dân trong xã, phối hợp với các Hội đoàn thể bám sát nhiệm vụ, kiểm tra xác nhận đúng đối tượng để tuyển sinh theo quy định.
      Ban Giám đốc TTHTCĐ phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể  tổ chức khảo sát nhu cầu học nghề và nhu cầu sử dụng lao động, xác định danh mục nghề đào tạo, số lượng người có nhu cầu đào tạo nghề trên địa bàn, xây dựng kế hoạch tổ chức  mở lớp đào tạo nghề theo Quyết định số 1956, tạo điều kiện cho người lao động có tay nghề được nâng cao, đã  đáp ứng nhu cầu học nghề cho người lao động và đảm bảo có việc làm ngay sau khi kết thúc khoá học mang lại hiệu quả kinh tế cho gia đình và xã hội
      2. Hình thức tổ chức tuyên truyền
      Hàng năm UBND – Ban Giám đốc TTHTCĐ xã Liên Hà giao nhiệm vụ cho các ban, ngành, đoàn thể khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động trên địa bàn. Từ đó đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tư vấn học nghề sâu rộng đến các đối tượng trong quy định tại Quyết định 1956 từ xã xuống các thôn, nắm bắt nhu cầu đăng ký học nghề, tạo điều kiện thuận lợi về cơ sở vật chất cho các đối tượng tham gia học nghề.
      Thường xuyên tuyên truyền trên hệ thống loa truyền thanh của xã và thôn, nội dung tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phát tờ rơi, hội nghị  sinh hoạt của các đoàn thể chi hội…đã thu hút được nhiều con em trên địa bàn tham gia học tập, nhận thức của người dân về học nghề có nhiều chuyển biến tích cực, lợi ích của việc học nghề là điều kiện dễ tìm được việc làm và có thu nhập ổn định, đồng thời tăng thêm thu nhập cho gia đình trong những lúc nông nhàn.
      Ban Giám đốc TTHTCĐ xã Liên Hà luôn chủ động kiểm tra, giám sát lớp học. Các hoạt động kiểm tra bám sát mục tiêu, các chính sách của Quyết định số 1956/QĐ - TTg, phản ánh trung thực kết quả đạt được. Giữ vững tình hình chính trị, kinh tế, xã hội tại địa phương góp phần hoàn thành 19 tiêu chí trong việc xây dựng nông thôn mới, tăng cường hiệu quả khi triển khai Đề án, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống tăng thu nhập cho gia đình, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn.
      3. Kết quả thực hiện
      Trong 5 năm qua, tổng  số đã  tổ chức được 15 lớp học nghề trên địa bàn.
      Trong đó:
      - Tổng số lao động nông thôn đã được học nghề ở trình độ sơ cấp là: 515 người.
      - Tỷ lệ lao động nông thôn được học nghề với tổng số người có nhu cầu học nghề là:  515/ 856 = 60,16%.
      Số nghề đã được tổ chức dạy:
      + Nhóm nông nghiệp: 05 lớp cho các nghề:
      Kỹ thuật chăn nuôi thú y 02 lớp, tổng số cho 70 học viên
      Kỹ thuật trồng nấm 02 lớp, tổng số cho 70 học viên.
      Kỹ thuật trồng rau an toàn 01 lớp, cho 30 học viên.
     + Nhóm công nghiệp: 04 lớp cho các nghề:
      Nghề tin học văn phòng 02 lớp, tổng số cho 70 học viên.
      Nghề sửa chữa lắp ráp máy tính 02 lớp cho 70 học viên.
     + Nghề dịch vụ: 06 lớp nghề kỹ thuật chế biến món ăn, tổng  số cho 205 học viên.
      4. Hiệu quả của hoạt động dạy nghề
     + Số lao động nông thôn sau khi học nghề làm đúng nghề đào tạo là:
      Mở cửa hàng kinh doanh dịch vụ internet 04 học viên là: Dương Thị Thanh Hoài, Dương Thị Tiền, Dương Ngọc Tiến, Dương Thị Bích.
      Học viên sửa chữa máy tính là: Đỗ Mạnh Duy.
      Số học viên được tuyển dụng tại các trường mầm non 08 học viên là: Dương Thị Lợi, Phạm Thị Nhị, Nguyễn Thị Thư, Nguyễn Thị Tâm, Nguyễn Thị Hương, Dương Thị Liên,  Phạm Dương Thành, Dương Thị Suốt. Số tự mở cửa hàng bán hàng ăn 5 học viên.
      Số tuyển dụng vào làm văn phòng UBND xã Liên Hà 01 học viên là: Nguyễn Thị Hải.
      Số học viên được tuyển vào làm kế toán thôn 02 là : Phạm Thị Thanh Bình, Nguyễn Thị Loan.
      Số lao động tự tạo việc làm: có 108 lao động học nghề tự tạo việc làm tại gia đình, cơ bản là các học viên nghề trồng rau, trồng nấm, chăn nuôi tại gia đình.
      Số hộ gia đình có người tham gia học nghề trở thành hộ có kinh tế phát triển khá có 24 hộ, trong đó có 06 hộ học viên lớp tin học, 05 hộ học viên lớp trồng rau an toàn, 03 hộ học viên lớp thú y, 07 hộ học viên lớp nấu ăn, 03 hộ học viên lớp trồng nấm.   
      5. Kết quả đào tạo cho lao động nông thôn
      Từ khi Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn được triển khai trên địa bàn xã Liên Hà, Trung tâm học tập cộng đồng giao cho Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Hội Cựu chiến binh xã phối hợp cùng các cơ sở dạy nghề trong việc chiêu sinh học viên. Đến nay, công tác đào tạo nghề đã đạt được những kết quả đáng phấn khởi, kế hoạch dạy nghề được triển khai khá đồng bộ, công tác tuyên truyền vận động người dân tham gia học nghề và giới thiệu việc làm được đẩy mạnh góp phần vào việc phát triển kinh tê – xã hội ở địa phương.
      Thường xuyên nắm bắt tình hình về nhu cầu lao động nông thôn, chỉ ra được những mặt mạnh, những thiếu sót, khuyết điểm cần khắc phục trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, để từ đó đưa ra những biện pháp phù hợp. Trong 5 năm qua đã tổ chức được 15 lớp dạy nghề, với tổng số 515 học viên (mỗi lớp từ 30 đến 35 học viên). Trong đó chia theo nhóm đối tượng là:
      Nhóm 1: Có 04 lao động gồm hộ nghèo 3 lao động, hộ chính sách, người có công 1 lao động.
      Nhóm 2: Có 03 lao động hộ cận nghèo.
      Nhóm 3: Có 508 lao động nông thôn khác có nhu cầu học nghề.
      Tỷ lệ lao động nông thôn có việc làm ổn định sau đào tạo nghề được các đơn vị tuyển dụng chiếm 6%, tự tạo việc làm và mở rộng sản xuất kinh doanh tại gia đình chiếm 94%. Đến nay các học viên được tuyển dụng đã có công ăn việc làm ổn định, kinh tế gia đình phát triển.

NGÔ VĂN NAM
PCT UBND xã, Giám đốc TTHTCĐ xã Liên Hà
Số điện thoại: 0974704076