KHUYẾN HỌC - NIỀM TỰ HÀO CỦA CHÚNG TÔI

Truyền thống tốt đẹp của dân tộc tạo nên cội gốc vững bền để nảy nở nhiều cành nhánh tươi xanh, đơm hoa kết trái trên mọi phương diện của nền văn hóa. Tinh thần hiếu học, tôn Sư trọng Đạo, tôn vinh người có học, khuyến học khuyến tài chính là biểu hiện sinh động của tư tưởng yêu nước, “Lấy dân làm gốc”, xem “Hiền tài là Nguyên khí Quốc gia” của văn hóa Việt Nam.
KHUYẾN HỌC - NIỀM TỰ HÀO CỦA CHÚNG TÔI
      Chúng ta, những người làm công tác Khuyến học trong thời đại hiện nay hết sức tự hào bởi mình đang tiếp nối mạch nguồn lặng thầm mà mãnh liệt đó trong dòng chảy văn hóa dân tộc. Ký ức lịch sử của nhân dân vùng đất Tổ vẫn không quên công ơn vợ chồng thày giáo Vũ Thê Lang, tương truyền thày là người đã nối nghiệp cha, mở lớp Tình người Khuyến học 67 dạy học ở nơi đây từ thời Hùng Vương thứ 18. Trải hơn hai ngàn năm, ngôi miếu thờ khiêm nhường ẩn dưới gốc hai cây táu cổ thụ ngàn năm tuổi vẫn còn đó, trải bao biến thiên của lịch sử, dân làng Hương Lan (xã Trưng Vương, thành phố Việt Trì, Phú Thọ) vẫn nối đời khói hương tưởng nhớ công ơn thày. Đây có thể là chứng tích về một người thày, về tinh thần khuyến học cổ xưa nhất trong lịch sử nền Giáo dục nước nhà. Huyền sử khó minh chứng về mặt khoa học song lại có thể góp tiếng nói khẳng định một giá trị tinh thần truyền thống đáng tự hào của dân tộc. Thiên Cổ miếu thờ vợ chồng thày giáo Vũ Thê Lang (thôn Hương Lan, Trưng Vương, Việt Trì, Phú Thọ) 68 Tình người Khuyến học Trong tăm tối của ngàn năm Bắc Thuộc, nước mất nhà tan mà vẫn có những người con đất Việt lặn lội du học bên đất Trung Hoa để tìm kiếm tri thức, khẳng định tài năng, được ghi danh sử sách. Nhiều người trong số họ đã thể hiện rõ trí tuệ, bản lĩnh, tinh thần tự tôn dân tộc. Đại Việt sử ký toàn thư có ghi: Canh Thìn, năm 200, Hán Hiến Đế xuống chiếu: “Người Giao Châu, ai được cử Hiếu Liêm, Mậu Tài thì cho bổ Trưởng lại trong châu mình, không được bổ ở Trung Châu”. Lý Tiến (người Việt, Thứ sử Giao Châu), Lý Cầm (người Việt, từng làm tới chức Tư lệ hiệu úy trong quân đội nhà Hán) đã rủ một số người đồng hưong làm sớ tâu trình, đòi vua Hán phải đối xử công bằng với kẻ sĩ đất Việt. Trước lời lẽ có lý, có tình của họ, vua Hán phải nhượng bộ, “lấy một người Mậu tài nước ta làm lệnh huyện Hạ Dương, một người Hiếu liêm làm lệnh huyện Lục Hợp”, những vùng đó đều thuộc đất Trung Hoa… Trương Trọng (người quận Nhật Nam) làm Thái thú Kim Thành, đã thể hiện bản lĩnh của một tài danh đất Việt, không để vua Hán xem thường, khinh mạn xứ sở quê hương. Đại Việt sử ký toàn thư, “Kỷ Sĩ Vương” có chép: “Trọng người Nhật Nam, khi mới vào Lạc Dương, gặp đại hội ngày Nguyên Đán, Hán Minh Đế hỏi rằng: Ở quận Nhật Nam hướng về Bắc để trông mặt Tình người Khuyến học 69 trời phải không?” (ý nói người Nhật Nam, cũng là nói người Việt phải thần phục phương Bắc, thần phục nhà Hán). Trương Trọng khảng khái đáp: “Nay trong các quận, có quận gọi là Vân Trung, là Kim Thành, chưa chắc đã có sự thực. Ở Nhật Nam mặt trời cũng mọc ở phương Đông thôi. Còn như phong khí ấm áp, bóng mặt trời ở ngay trên đầu, quan dân ở ăn tùy tính mà quay mặt về Đông Tây Nam Bắc không định phương nào, cho nên bảo khu vực mặt trời là phương Nam vậy”(1). Với câu trả lời thông minh, mượn chữ nghĩa, Trương Trọng đã làm bẽ mặt, đánh gục thói ngạo mạn, coi thường người dân đất Việt của Hán Minh Đế. Sau đại thắng năm 938, lịch sử dân tộc sang trang mới, mở ra thời kỳ độc lập tự chủ của quốc gia Đại Việt. Những trí thức khoác áo cà sa như Đỗ Pháp Thuận, Ngô Chân Lưu chỉ bằng tài năng, bằng học vấn của mình đã khiến sứ thần nước Tống phải kính phục. Dù còn bộn bề trăm mối lo toan, vua Lê Đại Hành đã cho mở trường dạy học, đào tạo lớp người . (Vân Trung có nghĩa là “trong mây”, Kim Thành có nghĩa là “thành bằng vàng”, ý nói đó chỉ là tên gọi, làm gì có thành “trong mây” hay” thành bằng vàng”. Nhật Nam cũng chỉ là tên gọi, ở đó mặt trời cũng mọc ở phương đông thôi… Bằng chữ nghĩa, Trương Trọng đã thể hiện được lòng tự tôn dân tộc ‐ chú của người viết). 70 Tình người Khuyến học có học để gánh vác việc nước. Tuy nhiên, phải đến triều Lý, với sự ra đời của Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám, nền Giáo dục phong kiến của nước ta mới thật sự đi vào nề nếp. Tự hào thay đất Thăng Long ‐ trung tâm đào tạo, hội tụ nhân tài, vùng văn hóa tiêu biểu của đất nước ngàn năm Văn hiến. Từ nơi đây, bao kẻ sĩ đã được đào luyện thành tài làm rạng rỡ non sông Đại Việt. Trong đó có những danh nhân nổi tiếng trong lịch sử đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam như: nhà bác học Lê Quý Đôn, nhà Sử học Ngô Sĩ Liên, nhà Toán học Lương Thế Vinh, nhà Chính trị Ngoại giao xuất sắc Ngô Thì Nhậm… Còn đó 82 bia Tiến Sĩ, ghi danh 1304 Tiến sĩ của các khoa thi từ năm 1442 đến 1779 dưới hai triều Lê và Mạc như một minh chứng đầy thuyết phục về quan điểm trọng dụng nhân tài, đề cao kẻ sĩ trong việc trị quốc ‐ an dân. Những điều ghi trên văn bia không chỉ có ý nghĩa với đương thời mà còn nguyên giá trị trong thời đại hiện nay, khi chúng ta đã nhận thức được rằng: Nguồn lực con người là yếu tố quyết định cho sự phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Tháng 3 năm 2010, khi Hà Nội đang chuẩn bị đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long thì Bia Tiến sĩ ở Văn Miếu được UNESCO công nhận là “Di sản tư Tình người Khuyến học 71 liệu thế giới, thuộc Chương trình Ký ức Thế giới khu vực châu Á ‐ Thái Bình Dương”. Văn Miếu ‐ Quốc Tử Giám trở thành điểm đến hấp dẫn của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu, du khách, học sinh, sinh viên Hà Nội và cả nước… Nhiều chính khách, nguyên thủ quốc gia các nước đã bày tỏ sự ngưỡng mộ với Di sản thế giới vô giá này. Tên tuổi các Tiến sĩ được khắc trên 82 tấm bia đá luôn là niềm tự hào của đất nước, của các vùng quê, các dòng họ, các thế hệ học sinh – sinh viên Việt Nam. Trong đó có vùng đất cổ Từ Liêm từng nổi tiếng khoa bảng năm xưa với nhiều tên tuổi được ghi trên Bia Tiến sĩ. Dịch Vọng vốn trước kia có tên gọi “Kẻ Vòng” (gồm Dịch Vọng và Mai Dịch hiện nay) thuộc huyện Từ Liêm. Trước năm 1831, Từ Liêm là một huyện thuộc phủ Quốc Oai của tỉnh Sơn Tây. Sau khi thành lập tỉnh Hà Nội thì Từ Liêm là một huyện của phủ Hoài Đức. Trong lịch sử khoa bảng nước ta, nhiều người con trên đất Từ Liêm xưa đã được ghi danh trên Bảng Vàng, Bia Đá: chẳng hạn, khoa thi năm Mậu Thìn, niên hiệu Thái Hòa 6 (1448) có cụ Tạ Tử Điên là 1 trong 12 người đậu Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân; Khoa thi năm Ất Mùi, niên hiệu Hồng Đức 6 (1475), huyện Từ Liêm có tới 4 người đỗ đạt. Trong 72 Tình người Khuyến học đó, Tiến sĩ Ông Nghĩa Đạt là 1 trong 3 người đỗ Đệ Nhất giáp Tiến sĩ cập đệ, Đỗ Trí Trung đỗ Đệ Nhị giáp Tiến sĩ xuất thân, hai người còn lại là Nguyễn Quang Hiền và Hoàng Thiệu đều đỗ Đệ Tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân v.v…(2) Như sự tiếp nối và phát huy truyền thống xưa, hiện nay Cầu Giấy ‐ Dịch Vọng là một địa chỉ Văn hóa, nơi hội tụ rất nhiều trường Đại học, Học viện nổi tiếng trong cả nước. Chúng ta tự hào vì được sống trên mảnh đất này, tư hào với công việc Khuyến học mà ta đang ngày đêm trăn trở. Người làm Khuyến học cũng lặng thầm và cần mẫn như những con ong, chắt chiu từng chút mật ngọt cho đời. Chúng ta tự hào với truyền thống hiếu học, xem trọng việc đào tạo nhân tài của cha ông, tự hào bởi công việc ta đang làm là sự tiếp nối, làm đẹp thêm truyền thống đó. Hơn nữa, chúng ta lại được sống và làm việc trên một “ vùng hiếu học”, một vùng đất cổ với những làng quê có lịch sử lâu đời. Vùng đất này đã và đang nuôi dưỡng, đào tạo nên nhiều con người tài năng, góp phần tạo dựng nên một Thăng Long Văn Hiến xưa, một Hà Nội văn minh, hiện đại hôm nay.

(1) Đại Việt Sử ký toàn thư, tập I, Nxb Văn học, năm 2006, tr. 117 – 118
(2) Trung tâm Hoạt động Văn hóa Khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Ngô Đức Thọ (Chủ biên): Văn Miếu Quốc Tử Giám và 82 bia Tiến sĩ, Hà Nội, tháng 12 năm 2007, tr. 99, tr.119-120.
 
                                           PGS. TS. LƯƠNG QUỲNH KHUÊ 
                                                    Chi hội trưởng Chi hội Khuyến học 10