MÃI LÀ TẤM GƯƠNG

Nhà giáo Lê Thị Phúc sinh năm 1939 là một giáo viên tiểu học đã nghỉ hưu năm 1982 tại thôn Thành Vật, xã Đồng Tiến, huyện Ứng Hòa, thành phố Hà Nội.
Hình ảnh nhà giáo Lê Thị Phúc và 2 con trai tặng sách và tiền mặt
      Bà kết duyên cùng chồng là nhà giáo Nguyễn Thiện đa tài.Khi còn sống, nhà giáo đã viết sách toán về các dấu hiệu chia hết cho 7,11, 13, giải toán bậc nhất đại số lớp 9 bằng 8 cách khác nhau. Cách giải toán, dấu hiệu chia hết được Bộ Giáo dục Đào tạo công nhận in thành sách và phát hành ( Tuyển chọn các bài toán của Nhà giáo Nguyễn Thiện, và Sách Giải Bài toán bằng cách lập phương trình). Không những thế, nhà giáo Nguyễn Thiện là một người đa tài và có tâm.Ông làm thơ, viết kịch bản chèo, thơ ông được đăng ở nhiều báo Trung ương, địa phương, Kịch Ông được đưa lên Đài Tiếng nói Việt Nam. Khi còn sống, ông sống mẫu mực về tài năng và nhân cách người thầy giáo xã hội chủ nghĩa được mọi người trân trọng và biết đến tên tuổi của ông trong những năm thời kỳ bao cấp, cuộc sống giáo viên thật là khó khăn, vất vả.Bà Lê Thị Phúc đã cùng chồng chuyển vào Kim Bôi xã Hợp Kim để dạy học và làm nương rẫy, nuôi dạy 6 con ăn học thành tài (hai trai), một người con là Nguyễn Thuận, thạc sĩ, Trưởng phòng Kiểm định chất lượng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn, một người là Nguyễn Thuật Tiến sĩ xã hội học tốt nghiệp ở Cộng hòa Pháp. Nay công tác Bộ Kế hoạch phát triển đầu tư, còn bốn cô con gái đều là giáo viên trung học cơ sở, có trình độ đại học, cao đẳng. Sáu chị em thấu hiểu nỗi vất vả và nhìn vào tấm gương cha mẹ về nỗ lực trong tìm tòi, sáng tạo tâm, đức nên đều trở thành người có ích cho bản thân, gia đình, xã hội.
      Thế rồi năm 2004, khi nhà giáo Nguyễn Thiện được Trường Trung học cơ sở xã Sơn Công, huyện Ứng Hòa mời về dự (Lễ thành lập Hội cựu học sinh ) với tư cách nguyên là Hiệu trưởng của trường năm 1959 – 1962 (khi đó ông dạy Toán lớp 7). Ông rất mừng khi gặp gỡ lớp mình dạy Toán, thấy thiếu 27 học sinh, ông gọi tên từng học sinh thuộc 7 xã Tây phía Bắc ứng Hòa “Các bạn ấy đã hy sinh rồi ạ”. “Thế hàng năm các em có thăm hỏi, thắp hương cho các bạn không?” Rồi ông ra bên ngoài gọi điện về cho bà Lê Thị Phúc nói chuyện bàn cùng vợ, bà Phúc đồng ý. Vậy là năm đầu tiên năm 2004, ông đã trích tiền nhuận bút của mình 7 triệu đồng vào quỹ lớp để dành riêng cho việc đến từng nhà, thắp hương cho 27 học sinh, là liệt sĩ và những năm sau mỗi năm là 5 triệu đồng.Ông làm việc đó được 7 năm thì ông mất (vào ngày 18 tháng 10 năm 2012). Từ năm 2012 đến năm 2021, bà Lê Thị Phúc cùng các con vẫn duy trì đều đặn tài trợ mỗi năm 5 triệu đồng để cựu học sinh khóa 1959-1962 đại diện thắp hương cho các bạn, mỗi liệt sĩ (là một bó hoa, một đĩa quả, một phong bì).Các gia đình liệt sĩ vô cùng cảm kích trước tình cảm Thầy trò trước sau như một. Gia đình Nhà giáo Lê Thị Phúc cũng thấy vui vì ngoài tình cảm, thầy trò còn là đạo lý uống nước nhớ nguồn đền ơn đáp nghĩa với các liệt sĩ đã hi sinh cho Tổ quốc.
      Còn nữa, gia đình nhà giáo Lê Thị Phúc là một gia đình cả cuộc đời và sự nghiệp của vợ chồng cùng các con nhà giáo cống hiến, quan tâm cho sự nghiệp trồng người, chăm lo giáo dục,khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Ngày 11 tháng 1 năm 2021, nhân nhớ 8 năm ngày mất của nhà giáo, nhà thơ Nguyễn Thiện (chồng của bà), bà và các con đã tặng 5 triệu đồng cho Hội Khuyến học xã Đồng Tiến và quà tặng 250 cuốn sách toán học tuyển chọn các bài toán của nhà giáo Nguyễn Thiện, bài toán bằng cách lập phương trình và những tập thơ của ông cho Trung tâm Giáo dục cộng đồng, Trường Trung học cơ sở xã Đồng Tiến, Trường Trung học cơ sở xã Sơn Công, Trường Trung học cơ sở xã Hợp Kim, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình nơi gia đình bà vào dạy học 1987 và các đại biểu về dự lễ nhớ nhà giáo, nhà thơ
      Nhân ngày đó gia đình bà cũng đã tặng năm triệu đồng cho Hội Cựu học sinh để thắp hương nhân ngày 27 tháng 7 ( liệt sĩ) vậy là 15 năm gia đình bà đã tri ân tổng số tiền là 77 triệu đồng thắp hương cho các học sinh, các liệt sĩ là học sinh. Nhà giáo Lê Thị Phúc mãi là một tấm gương sáng về nhân cách, việc làm và sự quan tâm, chia sẻ chung tay về sự nghiệp trồng người và nhớ về những người trò của chồng mình, nhà giáo Lê Thị Phúc thật đáng trân trọng biết bao.

QUẢN THỊ BĂNG
Phó Chủ tịch HKH huyện Ứng Hòa