Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN

Logo Phật đản

Logo Phật đản

        Phật Đản nghĩa là ngày sinh của đức Phật,  là ngày kỷ niệm Đức Phật sinh ra tại vườn Lâm-tì-ni, 624 TCN, diễn ra vào ngày 15 tháng 4 âm lịch hàng năm.
        Theo truyền thống Phật giáo Đông Á, ngày này chỉ là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích ca; tuy nhiên, theo Phật giáo nam truyền và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết-bàn).

 

        Trước năm 1959 các nước Đông Á, thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mồng 8 tháng 4 âm lịch. Nhưng Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, tại Colombo, Tích lan 25 tháng 5 đến 8 tháng 6 năm 1950, các phái đoàn đến từ 26 nước là thành viên đã thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.
        Ngày nay người ta thường biết đến Phật Đản qua tên gọi Vesak. Ngày 15 tháng 12 năm 1999, theo đề nghị của 34 quốc gia, để tôn vinh giá trị đạo đức, văn hóa, tư tưởng hòa bình, đoàn kết hữu nghị của Đức Phật,Đại hội đồng Liên hiệp quốc tại phiên hợp thứ 54, mục 174 của chương trình nghị sự đã chính thức công nhận Đại lễ Vesak là một lễ hội văn hóa, tôn giáo quốc tế của Liên hiệp quốc những hoạt động kỷ niệm sẽ được diễn ra hàng năm tại trụ sở và các trung tâm của Liên Hợp quốc trên thế giới từ năm 2000 trở đi, được tổ chức vào ngày trăng tròn của tháng 5 dương lịch
        Năm 2008, Đại lễ Phật Đản Liên Hợp Quốc được tổ chức ở Việt Nam, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia từ ngày 13 đến 17 tháng 5 tức ngày 9 đến 13 tháng 4 âm lịch.
        Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc Vesak lần thứ 11 và Hội thảo Phật giáo quốc tế do Việt Nam đăng cai diễn ra tại chùa Bái Đính, tỉnh Ninh Bình, từ ngày 7 – 11/5/2014. Chủ đề chính của Đại lễ Vesak LHQ 2014 là “Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên Hợp Quốc”.
                          
                                                                           PHAN LẠC SẮC Sưu tầm