HẠNH PHÚC KHÔNG CHỈ CÒN TRONG MƠ

Nếu có dịp đến ngõ Đa Lộc để thưởng thức hương vị cốm Vòng một lần (sản phẩm độc nhất vô nhị của mảnh đất ngàn năm văn hiến) bạn sẽ nhớ suốt đời. Ở đây có thể bạn sẽ gặp một người phụ nữ trạc tuổi lục tuần với cách ăn mặc giản dị mộc mạc, dáng đi tất bật vội vàng nhưng gặp ai cũng không quên tặng nụ cười thân thiện.
HẠNH PHÚC KHÔNG CHỈ CÒN TRONG MƠ
         Người phụ nữ đó là bà Mai Thị Phôi, một Thạc sỹ, giảng viên chính, khoa tiếng Anh, trường Đại học Sư Phạm Ngoại ngữ (nay là trường Đại học Ngoại ngữ), Đại học Quốc gia Hà Nội vừa nghỉ hưu được vài năm. Người phụ nữ bình dị ấy có những phẩm chất cao đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Bà là người phụ nữ nhân hậu, đảm đang, chịu thương chịu khó, thủy chung, Tình người Khuyến học 51 yêu chồng, thương con cháu, giàu lòng nhân ái, luôn sẵn sàng hy sinh vì người khác. Bà luôn biết thắp sáng ngọn lửa tình yêu chẳng những cho gia đình mình mà còn góp phần giữ gìn ngọn lửa tình yêu cho bao gia đình khác. Bà cũng là người thầm lặng chắp đôi cánh uớc mơ cho chồng, con cháu, hướng chồng, con cháu đến một cuộc sống hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần. Bà đã từng là một chủ tịch công đoàn xuất sắc, giảng viên giỏi, mẫu mực, luôn được sinh viên yêu quý và đồng nghiệp tín nhiệm. Bà rất may mắn có một người bạn đời cùng chí hướng đó là ông Hoàng Văn Sít cũng tuổi lục tuần. Ông đã từng có trên 20 năm giảng dạy tại khoa tiếng Anh và phụ trách Trung tâm Nghiên cứu Dạy và học Ngoại ngữ cho người Việt Nam, Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội trước khi sang công tác tại Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (Unicef). Con gái đầu lòng của ông bà là cô Hoàng Thị Mơ, hiện đã có 2 con, là cán bộ Chương trình của tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế. Cô đã học xong hai bằng Cử nhân và một bằng Thạc sỹ để phục vụ cho công tác chuyên môn của mình. Chồng cô là Vũ Đình Thiểm, Chủ nhiệm Khoa Dịch tễ, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương. Anh đã hoàn thành luận án Tiến sỹ tại Nhật Bản. Con gái thứ hai của ông bà là cô Hoàng Thị Phương Hạnh đã hoàn thành Thạc sỹ Quản trị Phát triển tại Philipin, hiện là Phó Vụ trưởng Vụ Hợp tác Quốc tế, 52 Tình người Khuyến học Ngân hàng Nhà nước. Chồng cô là Đoàn Thái Sơn, một Thạc sỹ Luật có uy tín, hiện là Vụ Trưởng Vụ Pháp chế, Ngân hàng Nhà nước. Người con trai út của ông bà là Hoàng Văn Phúc, hiện là Phó trưởng ban Đầu tư phát triển nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long. Gia đình bà là tấm gương điển hình về sự phấn đấu, học tập và rèn luyện cũng như sự thành đạt trong xã hội. Dịp sơ kết phong trào xây dựng “Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học” do Quận hội tổ chức, gia đình bà là một trong 5 gia đình được biểu dương. Gần đây tôi có dịp được tiếp chuyện với chủ nhà là ông Hoàng Văn Sít để tìm hiểu thêm về thành tích của gia đình hiếu học này, bản thân rất cảm phục. Đây là một gia đình có 8 thành viên (4 cặp vợ chồng) thì 8/8 là Thạc sỹ, 7/8 là đảng viên ĐCSVN, 3/8 là Tiến sỹ, 1 là quan chức Quốc tế Liên Hiệp Quốc (Unicef) ‐ Giáo sư thỉnh giảng cấp Quốc tế, 1 Vụ trưởng, 1 Phó Vụ Trưởng, 1 Chủ nhiệm khoa, 1 Cán bộ Chương trình của tổ chức Sức khỏe Gia đình Quốc tế, 1 Phó Trưởng ban Đầu tư Phát triển Nhà ở Đồng bằng sông Cửu Long. Trong 6 cháu nội ngoại của ông bà đã có 5 cháu cắp sách đến trường. Nối nghiệp truyền thống hiếu học của ông bà cha mẹ, cả 5 cháu năm nào cũng được là học sinh giỏi, xuất sắc của nhà trường trong đó có 1 cháu đoạt giải thủ khoa Tình người Khuyến học 53 được Hiệu trưởng Trường Đoàn Thị Điểm tặng học bổng đặc biệt. Hai vợ chồng bà Phôi là cán bộ giáo dục nghỉ hưu rất gương mẫu từ lời nói đến việc làm. Gia đình bà luôn có nhiều đóng góp cho khu dân cư và luôn đi đầu trong việc thực hiện các chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ. Riêng đối với phong trào khuyến học, khuyến tài thì gia đình bà luôn có sự quan tâm đặc biệt. Năm 2013 gia đình bà vinh dự được mời dự “Đại hội thi đua và biểu dương phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học, cộng đồng khuyến học” của Hội Khuyến học Việt Nam khi chồng bà đang công tác tại tổ chức Unicef. Trong khi nói chuyện, ông tìm các tài liệu được phát và cả giấy mời ông dự Đại hội do ông Nguyễn Mạnh Cầm ký cho tôi xem với cung cách trân trọng của một nhà giáo. Ông dặn tôi: “…nếu chị có viết gì thì chỉ nêu chung thôi, đừng đưa tên tôi và các cháu, còn về bà Phôi thì viết được”. Ông không giải thích và tôi cũng ngầm hiểu rằng ông và các con, cháu ông rất biết ơn và trân trọng sự hy sinh thầm lặng của bà, người đã biết chắp đôi cánh uớc mơ cho chồng, con cháu. Đúng là như vậy, mọi thành công trong sự nghiệp của chồng, con đều có sự đóng góp không nhỏ của bà. Bà về hưu cũng là lúc các con bắt đầu sinh cháu. Bà 54 Tình người Khuyến học như con ong chăm chỉ suốt ngày làm việc lo nội trợ cho một đại gia đình 14 con người đầy đủ về thể chất, vui vẻ về tinh thần để công tác và học tập đạt chất lượng cao. Gia đình bà luôn sống rất hòa đồng, hòa nhập văn hóa làng xã và tôn trọng các hương ước nơi gia đình bà đang cư trú. Nhớ lại năm 2006, chi hội khuyến học cũ (chi hội 15) mới thành lập còn cực kỳ khó khăn trong việc xây dựng quỹ, ban chấp hành đã phải đến các gia đình có tâm huyết để vận động. Những nghĩa cử cao đẹp mà người làm công tác khuyến học khó quên đó là mặc dù đồng lương khi ấy còn rất hạn chế nhưng nhiều bà nhiều chị đã giành cả nửa triệu trong số tiền lương hạn hẹp của mình để ủng hộ khuyến học. Họ là những người nhóm lửa và giữ lửa cho phong trào khuyến học của chi hội 15 trong suốt thời gian qua. Bà Phôi là một trong số những con người đó và gia đình bà luôn được ghi danh trên Bảng vàng khuyến học của chi hội 15. Tôi rất cám ơn ông vì đã dành cho tôi một ít thời gian trong số thời gian quý báu của mình để chuyện trò. Khi viết bài này tôi phải xin lỗi ông vì qua những lời tâm sự của ông tôi muốn cung cấp thêm cho người đọc những suy nghĩ, việc làm của một gia đình học tập, học tập suốt đời đã rất thành đạt và đang được nối tiếp giữ gìn qua các thế hệ. Khi viết bài này, tôi cũng chiêm nghiệm một điều là hạnh phúc không hề từ trên trời rơi xuống. Để thực Tình người Khuyến học 55 hiện được giấc mơ cháy bỏng: “Mơ Hạnh Phúc” của đôi vợ chồng ông bà Phôi ‐ Sít, họ đã phải trả giá bằng sự hy sinh, phấn đấu miệt mài của tất cả các thành viên trong gia đình. Họ đã nuôi dạy và giáo dục con cháu họ sống, suy nghĩ, làm việc như những người tử tế và không được phép quên đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam. Gia đình ông bà Phôi – Sít là một gia đình hạnh phúc. Đây thực sự là một bông hoa trong hàng ngàn bông hoa đẹp của phường Dịch Vọng Hậu nói riêng và cả nước nói chung. Chính những nhân tố ấy đã và sẽ góp phần làm cho xã hội ngày càng phát triển bền vững và tươi đẹp.
 
                                                   NGUYỄN THỊ TÝ
                           Chủ tịch Hội Khuyến học Phường Dịch Vọng Hậu