Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 137


Hôm nayHôm nay : 3032

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 325895

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22905055

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

CÔ GIÁO PHƯƠNG LIÊN

Thứ tư - 01/05/2024 14:57
CÔ GIÁO PHƯƠNG LIÊN

CÔ GIÁO PHƯƠNG LIÊN

Cô giáo Phương Liên là giáo viên dạy văn của Tôi năm thứ hai ở Trường Cao đẳng Sư phạm. Ra trường 16 năm, Tôi chưa một lần quay lại thăm trường vì còn bận đi làm, bận công tác xã hội, bận con nhỏ. Những ký ức của Tôi về Cô dường như đã trở nên mờ nhạt bởi thời gian. Nhưng có một ngày, nó bất chợt ùa đến như một cơn sóng tràn bờ khiến Tôi cứ nghĩ mãi về Cô trong suốt một thời gian dài.
     Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ hôm ấy, chúng tôi có 5 trường tham gia tập huấn. Trường tôi được xếp chỗ ngồi ngay bên trên. Sau lời giới thiệu của chị lớp trưởng là Hiệu trưởng trường bạn, Tôi nhìn thấy đứng trên bục là người Cô quen thuộc của Tôi. Vẫn cử chỉ ấy, cái nghiêng đầu quen quen mỗi khi Cô nói chuyện. Vẫn cử chỉ ấy, bàn tay uyển chuyển và khuôn miệng rất có duyên, mái tóc dài và giọng nói dịu dàng như rót thẳng vào trái tim người đối diện.
     Tôi nhớ lại cái lần đầu tiên Cô vào lớp khi Tôi còn là sinh viên sư phạm. Đó là một buổi chiều, Tôi vẫn còn chưa tỉnh hẳn vì trong người có chút mệt mỏi nên tranh thủ ngủ buổi trưa. Vẫn đang uể oải với bộ mặt nhăn nhó thì nhìn thấy một người phụ nữ với mái tóc khá dài, dịu dàng đoan trang trong chiếc áo sơ mi màu xanh, xách cặp vào lớp. Giây phút Tôi nhìn thấy Cô, Tôi ngay lập tức ấn tượng bởi đôi mắt sắc, nhưng ánh nhìn thì đặc biệt dịu dàng. Cho đến lúc Cô cất giọng giới thiệu thì Tôi hoàn toàn trở nên phấn chấn. Tôi chưa bao giờ được nghe thấy một người nào có chất giọng truyền cảm đến như vậy.

Cô Phương Liên (cầm ô) và cô trò lớp K6A4 trên thuyền đi Tam Cốc - Bích Động
 
     Những bài văn, những câu chuyện và những khổ thơ, khi nghe Cô bình giảng, lúc nào Tôi cũng thấy ở đó một cái nhìn mới mẻ đầy chất văn chương. Câu từ qua lời Cô giảng trở nên sinh động. Hồi đó, văn của Tôi viết hay lan man, Cô vẫn thường nhắc “Viết văn, không cần phải dài. Một bài văn có sự sáng tạo và mới mẻ trong nội dung và câu từ sẽ là một bài văn tốt, người ta gọi đó là sáng tạo. Văn chương là nghệ thuật, mà nghệ thuật là phải sáng tạo”. Một năm học Cô, Tôi từ một đứa khô khan như ngói tự nhiên yêu vô cùng những cuốn sách văn học. Tôi bắt đầu tìm đọc như một con nghiện và nhận ra rằng: thì ra văn chương lại có thể làm cho tâm hồn con người trở nên lãng mạng như thế. Cô tôi, cứ từng ngày, từng ngày rót vào hồn Tôi những giai điệu khi dịu dàng, khi thánh thót, khi du dương. Tôi từ yêu giọng nói của Cô đến ham mê cầm bút. Có đôi lần Cô đọc những đoạn viết của Tôi, thay vì cầm bút sửa đỏ trên ấy những câu từ chưa đắt giá, Cô lại động viên Tôi viết bằng sự dịu dàng. Khoảng thời gian được Cô dạy dỗ không nhiều, nó chỉ đủ để Tôi được ở bên Cô một thời gian ngắn. Lời cuối cùng Cô dặn dò khi Cô chia tay chúng tôi là “Mong các em trở thành giáo viên tốt, được học trò tin yêu”.  Mải mê với tuổi trẻ, mải mê với lịch học dày đặc, Tôi ra trường khi nào không hay. Thế mà cũng 16 năm. Một khoảng thời gian dài bằng cuộc đời học tập của Tôi trên ghế Nhà trường.
     Cô đặt câu hỏi cho cả lớp bồi dưỡng làm bài tập thực hành, Tôi chợt như đứa sinh viên hăng hái hôm nào, giơ tay lên bảng. Chị Hiệu phó của Tôi thoáng chút ngạc nhiên vì bình thường không nhút nhát nhưng Tôi cũng thiếu sự mạnh mẽ như thế này. “Viết một đoạn văn miêu tả cảnh mặt trời mọc” . Trên bảng còn hai bạn đồng nghiệp nữa cùng Tôi làm bài.
     Mười lăm phút hoàn thành bài tập của Tôi, chắc khiến Cô có chút ngạc nhiên. Cô phân tích hai bài tập của hai bạn kia trước rồi gọi Tôi đứng dậy:
     - Cô không nghĩ là về Đông Anh lại được gặp toàn những cây viết như thế này! Em ra trường lâu chưa?
     - Dạ, cũng được 16 năm rồi ạ.
     - Vậy à, em viết rất tốt.
     Tôi rất muốn nói với Cô rằng, Tôi nhờ có Cô mà yêu viết lách đến tận bây giờ, nhưng không đủ thời gian để làm việc đó. Guồng quay công việc của lớp cuốn chúng tôi vào chương trình làm việc. Buổi chiều nhàn rỗi hơn chút nhưng chúng tôi phải làm bài thu hoạch. Cô đứng bên cạnh Tôi. Tôi 38 tuổi - Một cô giáo lớn rồi - nhưng sao khi mái đầu Cô nghiêng nghiêng bên cạnh, Tôi vẫn thấy mình như đứa học trò còn nhỏ. Và giọng nói của Cô dịu dàng bên cạnh vẫn hệt như ngày xưa, rót thẳng vào trái tim Tôi sự ấm áp, ngọt ngào và đầy sắc màu của âm thanh.
     - Ngày xưa Cô có dạy em không nhỉ?
     - Em không nhớ năm nào, nhưng em nhớ là có Cô ạ.
     - Sao lúc đó, Cô lại không phát hiện ra em viết tốt thế này nhỉ - Giọng Cô có chút băn khoăn.
     - Không phải đâu Cô ạ. Hôm nay tại gặp Cô nên em có nhiều cảm xúc. Với lại khi xưa em không có viết nổi, nhờ Cô mà em yêu viết lách, rèn nhiều nó khá hơn chút thôi ạ.
     - Vậy là Cô rất mừng Huyền ạ. Cô mừng vì học trò trưởng thành hơn.
     - Còn em thì chờ mãi để nói với Cô lời cảm ơn, nhưng hôm nay mới có cơ hội ạ.
     - Cảm ơn em vì đã là một giáo viên tốt.
     Tôi như nghẹn lời. 16 năm trước, Cô đã nói như thế, Cô mong chúng tôi trở thành những giáo viên tốt, đến bây giờ vẫn không thay đổi. Cũng thật may mắn là Tôi đã yêu những đứa học trò bằng tình yêu Cô đã nhóm lên trong trái tim Tôi. Tôi đã say mê việc lên lớp và yêu những đứa trẻ bằng dòng tình cảm yêu thương mà Cô đã truyền lại. Người Thầy đầu tiên dạy Tôi yêu văn chương chính là Cô. Người đầu tiên khiến Tôi hiểu rằng âm thanh của giọng nói dịu dàng với học trò có một giá trị đặc biệt chính là Cô
     Trong những người dạy Tôi làm Thầy, Cô chính là người đã dạy Tôi nhiều nhất. Không chỉ bằng những bài giảng hay, mà bằng cả cách Cô đứng trước chúng tôi, dịu dàng như người mẹ để Tôi có thể hiểu rằng “khi bạn dịu dàng với thế giới, thì thế giới hẳn sẽ đem lại cho bạn những xúc cảm dịu ngọt của tình yêu thương” - Bạn hãy yêu học trò bằng trái tim của người mẹ, bạn nhé!
 
Tin bài và ảnh: LÊ THỊ THANH HUYỀN
Hội Khuyến học xã Thụy Lâm, huyện Đông Anh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học