Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 75

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 73


Hôm nayHôm nay : 10866

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 107454

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22686614

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

KINH NGHIỆM “DÂN VẬN KHÉO” TRONG PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG “DÒNG HỌ HỌC TẬP”

Thứ sáu - 26/04/2024 06:48
KINH NGHIỆM “DÂN VẬN KHÉO”  TRONG PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG “DÒNG HỌ HỌC TẬP”

KINH NGHIỆM “DÂN VẬN KHÉO” TRONG PHÁT TRIỂN VÀ XÂY DỰNG “DÒNG HỌ HỌC TẬP”

Những năm qua, Hội Khuyến học quận Cầu Giấy luôn xác định “Dân vận phải làm tốt, làm khéo” thì phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập mới có thể phát triển cả về bề rộng và chiều sâu. Vì vậy, Hội Khuyến học quận đã phối hợp với Ban Dân vận Quận uỷ triển khai nhiều nội dung “Dân vận khéo” trong công tác khuyến học; đặc biệt công tác “Dân vận khéo” trong phát triển các Chi hội Khuyến học dòng họ và xây dựng “Dòng họ học tập” trên địa bàn quận luôn được các cấp uỷ quan tâm chỉ đạo. Qua đó thu hút nhiều hộ gia đình, tổ dân phố và các dòng họ hưởng ứng tham gia. Những hoạt động ý nghĩa được tổ chức nhằm cổ vũ phong trào, với nhiều kinh nghiệm để triển khai, tổ chức và thực hiện.
     Báo cáo Tổng kết công tác “Dân vận khéo” trong vận động phát triển các Chi hội Khuyến học dòng họ và xây dựng “Dòng họ học tập” trên địa bàn dân cư, giai đoạn 2021-2023; Chủ tịch Hội Khuyến học Cầu Giấy Nguyễn Văn Hách nhấn mạnh: Với việc nhận thức xây dựng “Dòng họ học tập” là góp phần quan trọng trong xây dựng xã hội học tập. Hội Khuyến học Cầu Giấy đã triển khai các nội dung “Dân vận khéo” trong phong trào xây dựng “Dòng họ học tập” được các cấp Hội triển khai tích cực và đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Qua đó, đã rút ra một số bài học kinh nghiệm; đó là:

Ông Nguyễn Văn Hách - Chủ tịch Hội Khuyến học quận Cầu Giấy báo cáo tại Hội nghị
 
     Thứ nhất, Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải nghiên cứu và thực hiện đầy đủ vai trò của mình; đồng thời, có những giải pháp thiết thực, tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ đạo “Dân vận khéo” phát triển mới Chi hội Khuyến học tại các dòng họ trên địa bàn.
     Thứ hai, Phải xác định rõ việc xây dựng “Dòng họ học tập” là việc làm thường xuyên, lâu dài và có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; đặc biệt là “Dân vận khéo” của cán bộ làm công tác khuyến học, đó là khả năng tham mưu, khả năng tập hợp, khả năng thuyết phục, khả năng kiên trì đeo bám tới từng dòng họ, trước hết là các bậc cao niên, người có uy tín trong các dòng họ; từ đó tạo hiệu ứng cộng hưởng để đạt được kết quả tốt trong phát triển Chi hội Khuyến học dòng họ và xây dựng “Dòng họ học tập”.
     Thứ ba, “Dân vận khéo” của Hội Khuyến học là phải biết lựa chọn đúng thời điểm để tham mưu, đồng thời phải biết tập hợp nhiều lực lượng cùng làm và phải biết tuyên truyền quảng bá những việc mình làm được để mọi người cùng làm theo; “khéo” cũng có nghĩa là có nhiều các giải pháp sáng tạo, đổi mới, thực hiện phải có hiệu quả để lãnh đạo thấy được việc đó là cần thiết và phải quan tâm; “khéo” là phải rút kinh nghiệm sâu sắc khi thực hiện chưa thành công.
     Thứ tư, Tiếp tục làm tốt việc phối kết hợp giữa Ban Dân vận và Hội Khuyến học, để công tác “Dân vận khéo” trong công tác khuyến học nói chung và phát triển mới các Chi hội trong các dòng họ nói riêng bằng những kết quả thiết thực, hiệu quả.
     Thứ năm, Phổ biến nhân rộng các mô hình mới, các hình thức hoạt động thiết thực, hiệu quả thông qua các phong trào thi đua giáo dục truyền thống đến các dòng họ, các gia đình, giữa các dòng họ và trong từng dòng họ, nhân rộng, lan tỏa bằng nhiều hình thức thiết thực. Tổ chức thường xuyên các hội thảo, tọa đàm, ngày hội khuyến học, tuần lễ học tập suốt đời để phong trào thực sự sống động và truyền được cảm hứng học tập đến từng gia đình, dòng họ, phấn đấu đạt “Dòng họ học tập”.
     Thứ sáu, Gắn giáo dục văn hóa với giáo dục đạo đức trong mỗi gia đình, mỗi dòng họ để tạo tiền đề vững chắc trong việc xây dựng Người Cầu Giấy thanh lịch, văn minh, hiện đại.

Ông Trần Ánh Dương - Bí thư Đảng ủy phường Trung Hòa tham luận tại Hội nghị
 
     Theo ông Trần Ánh Dương - Bí thư Đảng ủy phường Trung Hòa nêu kinh nghiệm: Vai trò của cấp ủy, chính quyền trong việc “Dân vận khéo” đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng “Dòng họ học tập” trên địa bàn phường:
     Một là, Tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm túc Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XII) và Văn bản chỉ đạo của Quận ủy Cầu Giấy về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị (khóa X) về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Xác định rõ trách nhiệm người đứng đầu gắn với kết quả xây dựng hệ thống chính trị cơ sở. Tăng cường sự phối hợp với cấp ủy các Chi bộ trong công tác vận động, tuyên truyền đảng viên, các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia tổ chức Hội, phát triển Chi hội Khuyến học trong các dòng họ trên địa bàn và xây dựng “Dòng họ học tập” đạt hiệu quả. Nêu cao vai trò của cán bộ, đảng viên; gia đình cán bộ, đảng viên trong thực hiện các mô hình nhằm thực hiện hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn phường, giai đoạn 2023-2025 và tầm nhìn 2030.
     Hai là, Làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản mới về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc tham gia xây dựng “Xã hội học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Dòng họ học tập” đối với sự phát triển của thế hệ trẻ, của mỗi gia đình và khu dân cư. Đề cao vai trò của dòng họ; từ đó, huy động được sức mạnh của mọi gia đình, sự đồng lòng của dòng họ để thực hiện.
     Ba là, Nâng cao nhận thức của các cấp ủy Chi bộ về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của mình trong việc lãnh đạo, chỉ đạo công tác khuyến học nói chung và công tác khuyến học trong các dòng họ nói riêng; gương mẫu đi đầu trong gia đình, dòng họ, xã hội. Từ đó, lan tỏa trong việc thực hiện các mô hình xây dựng gia đình văn hóa và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở khu dân cư.
     Bốn là, Xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Khuyến học có tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, có kiến thức và cách làm khéo để dân vận hiệu quả, tạo được sự đồng thuận và vào cuộc của mọi tầng lớp xã hội chung tay làm khuyến học.

Ông Hoàng Minh Khoa - Phó Chủ tịch Hội Khuyến học phường Yên Hòa tham luận
 
     Đối với Hội Khuyến học phường Yên Hòa thì kinh nghiệm công tác “Dân vận khéo” trong khuyến học, khuyến tài và xây dựng “Dòng họ học tập” được Phó Chủ tịch Hội Khuyến học phường Hoàng Minh Khoa khẳng định: Công tác dân vận đã đi đúng nguyện vọng của các dòng họ, của nhân dân Yên Hòa và được các dòng họ đón nhận và thấy được việc phải giữ gìn phát huy truyền thống hiếu học, khoa cử. Truyền thống gia đình, gia tộc, dòng họ là đặc biệt quan trọng, nó là cơ sở để giữ vững, kế thừa một cách tích cực, góp phần giữ gìn và phát huy truyền thống quê hương. Đi đầu là các cụ trong hội đồng gia tộc, tâm huyết với tương lai con cháu, trách nhiệm với dòng tộc; cùng với đội ngũ làm công tác dân vận là những ông, bà đã làm lãnh đạo địa phương hoặc những ông, bà đảm nhiệm các cương vị trong xã hội, đặc biệt là đội ngũ các thầy, cô giáo có học hàm, học vị nhiều năm làm trong lĩnh vực giáo dục. Với phương thức cán bộ dân vận là phải gần gũi, nhẫn nại, bám sát đến mức thân tình, các dòng họ coi cán bộ khuyến học như anh em, con cháu trong nhà; cùng với đó là hình thức tuyên truyền rất linh hoạt và thường xuyên tổ chức biểu dương, tôn vinh khen thưởng các gương tích cực, gia đình hiếu học, con cháu học giỏi của các dòng họ trong Ngày hội Khuyến học cơ sở, các Ngày Chạp họ, Hội làng và đăng các gương “Người tốt, việc tốt” của dòng họ lên các tạp chí của phường hàng năm.

Bà Nguyễn Thị Năm - Chi hội trưởng Khuyến học 17, phường Dịch Vọng
chia sẻ những kinh nghiệm “Dân vận khéo” của dòng họ Nguyễn, phường Dịch Vọng
    
     Bà Nguyễn Thị Năm - Chi hội trưởng Khuyến học 17, phường Dịch Vọng chia sẻ những kinh nghiệm “Dân vận khéo” trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập của dòng họ Nguyễn, phường Dịch Vọng như sau: Xác định “Dân vận khéo” đóng vai trò vô cùng quan trọng, là chìa khóa để thực hiện thành công  trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nhận thức được vai trò của “Dân vận khéo”, đại gia đình Họ Nguyễn đã bằng nhiều cách khéo léo, tinh tế đã khuyến khích, động viên và thúc đẩy các thành viên trong gia đình, dòng họ không ngừng phấn đấu, tu dưỡng học tập. Qua đó, đã rút ra được một số kinh nghiệm trong “Dân vận khéo”; đó là: Đầu tiên là trong việc làm gương trước của người lớn: Ông bà, cha mẹ luôn là tấm gương để các con cháu học tập và noi theo…; Thứ hai là trong việc thường xuyên động viên, khen thưởng kịp thời về khuyến học, khuyến tài, nhằm khích lệ con cháu phát huy truyền thống hiếu học của dòng họ; Thứ ba, “Dân vận khéo” thể hiện trong việc khuyến khích con cháu làm thiền nguyện, sống tử tế, có lòng đam mê và trách nhiệm với cộng đồng, đem những việc làm nhỏ bé của mình để giúp ích cho xã hội, cho những hoàn cảnh neo đơn..; Thứ tư, “Dân vận khéo” thể hiện trong việc thực hiện xây dựng các mô hình học tập, khơi dậy tinh thần hiếu học; Thứ năm, “Dân vận khéo” thể hiện trong việc hưởng ứng phát động phong trào “Học tập suốt đời”, vận động con cháu nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc học tập, khuyến khích mọi người tham gia học tập suốt đời; Thứ sáu, “Dân vận khéo” còn giúp xây dựng một xã hội học tập, nơi mà kiến thức và tinh thần học tập không chỉ giới hạn trong giảng đường mà còn lan tỏa đến mọi ngóc ngách của cuộc sống; Cuối cùng, “Dân vận khéo” không chỉ là một chiến lược hiệu quả trong công tác khuyến học, khuyến tài mà còn là một nghệ thuật tinh tế, thể hiện sức mạnh của sự đoàn kết, để thực hiện thành công công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
     Tự hào với truyền thống nghìn năm văn hiến, “Sự học” vẫn luôn được coi trọng. “Dân vận khéo” bằng những biện pháp thích hợp với từng dòng họ, cùng với những kinh nghiệm và phương thức hoạt động của các tổ chức cơ sở, cán bộ, hội viên khuyến học nhiệt tình, tâm huyết, phong trào xây dựng “Dòng họ học tập” trên địa bàn quận Cầu Giấy trong thời gian tới sẽ có những bước tiến mới, tiếp nối và phát huy truyền thống tự hào của vùng đất giàu truyền thống hiếu học, góp sức cùng nhân dân trong quận xây dựng quận Cầu Giấy đạt “Quận học tập” và là một đơn vị luôn dẫn đầu về giáo dục Thủ đô.
 
Tin bài và ảnh: NGUYỄN BÁ CHÂU
Ban Thông tin Tuyên truyền - Hội Khuyến học Hà Nội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học