Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 96

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 22943

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 339803

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22495231

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

CÔ GIÁO PHẠM THỊ HUYỀN VÀ LỚP HỌC TÌNH THƯƠNG

Thứ ba - 13/08/2013 15:49
Bài hưởng ứng cuộc vận động sáng tác về đề tài khuyến học

Cô giáo Phạm Thị Huyền sinh năm 1955 hiện nay đang ở số nhà 17A, cụm 5 phường Hạ Đình, quận Thanh Xuân. Cách nói chuyện của cô chân tình, làm người nghe chú ý.

           Năm 1972 khi ấy thanh niên Phạm Thị Huyền mới 17 tuổi đi học trung cấp sư phạm, ra trường làm giáo viên cấp 1 (nay là bậc tiểu học). Đến năm 1981 do điều kiện gia đình chị xin nghỉ việc theo chế độ.

           Năm 1997, sau khi xây dựng nhà xong, chị Huyền đi cảm ơn những người đã giúp đỡ, động viên chị trong lúc làm nhà và trò chuyện kết giao với dân phố. lúc này chị nghe tin trong khu vực chị đang ở có một số cháu tuổi học sinh nhưng không được đi học. Chị rất thương các cháu nên đã từng gặp cháu, đến từng nhà hỏi chuyện mới biết: đó là những đứa trẻ có những hoàn cảnh khó khăn đặc biệt. Vài em được sinh ra trong gia đình nông dân nghèo ở tỉnh xa phải ra Hà Nội kiếm sống, có em bố mẹ ly hôn, em thì bố mẹ buôn bán ma tuý phải đi tù, có em không biết mặt bố...vv

 - Con cháu họ cũng như con cháu mình. Không thể để các cháu mù chữ, thất học trên đất Thủ đô này.

 Chị Huyền suy nghĩ như vậy rồi chị bàn với chồng con quyết định dành riêng một gian nhà và bán đi một ít đồ dùng của gia đình lấy tiền mua ba bộ bàn ghế học sinh, bảng đen và sách vở, bút mực để chu cấp cho học sinh. Tiếp theo, chị gọi các em đến học và chị trực tiếp làm giáo viên.

 Buổi đầu, lớp học chỉ có cô giáo Huyền và 6 học sinh là: Phan Thị Nhung 6 tuổi, Nguyễn Văn Nghĩa 6 tuổi, Trần Văn Hà 9 tuổi, Phan Thị Hồng 9 tuổi, Trần Văn Khắc 7 tuổi, Trần Văn Thanh 11 tuổi . Học sinh “được chị Huyền mời đến” không phải đóng bất kỳ một thứ tiền gì.

 

              Ngày 16/1/1998 – Ngày khai giảng, không có một tiếng trống trường, không có đại biểu, không có lời chào mừng hứa hẹn. Nhìn vào lớp học lại thấy điều gì đó giống như lớp mẫu giáo, vừa như ...và chẳng ra một lớp lang chính quy cụ thể nào. Cả thầy và trò lặng lẽ làm một cuộc “Trường chinh với chữ cái” bắt đầu từ chữ cái a,b,c ...nhưng đó là tia sáng, là hy vọng của cuộc đời các em...Ngoài dạy chữ theo chương trình của Bộ Giáo dục đào tạo, cô giáo Huyền còn dạy các cháu về ăn ở, lễ phép với người lớn, đưa các cháu vào nề nếp khi đến trường và lúc ở nhà, tạo dựng cho các cháu lòng say mê học tập ..vv Các cháu còn được dự liên hoan ngày 1/6, ngày tết Trung thu, tham gia ca hát văn nghệ...Nhờ đó các cháu tự tin, không mặc cảm là trẻ lang thang cơ nhỡ khó bảo với tấm lòng yêu thương, bao dung của người mẹ, các cháu dần thay đổi ngoan ngoãn biết chào hỏi vâng lời và làm theo lời dạy của cô giáo.

Lời dạy của cô giáo Huyền, tiếng đọc bài của các cháu tất cả đều nhỏ nhẹ mà reo vui, âm vang đây đó.

 UBND Phường Hạ Đình biết có lớp học “đặc biệt” ở trong phường sau đó phòng Giáo dục quận và nhiều cơ quan khác trong quận cũng biết. Từ đây lớp học được mang tên “Lớp học tình thương”, còn cô giáo Huyền được mời làm tư vấn và dạy học cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn quận. Những năm sau và đến hôm nay, năm nào UBND phường Hạ Đình cũng hỗ trợ cho các cháu một ít sách. Được Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em quận (chị Chu Thị Liên Hương ngày ấy làm chủ nhiệm), giúp đỡ, được dự án Plan cấp thêm bàn ghế và đồ dùng dạy học, Dự án Plan đã hết từ vài năm trước nhưng lớp học vẫn được cô Huyền duy trì đều đặn đến hôm nay.

 Tiếng lành đồn xa, các em rủ nhau đến học. Sỹ số trong lớp học có năm tăng lên đến 17,18 em, trình độ từ lớp 1 đến lớp 5. Mỗi buổi dạy học cô giáo Huyền phải có 5 giáo án, ứng dụng nhiều phương pháp dạy khác nhau. Lớp đầu tiên các em đã chuyển lên THCS, và từ đó đến nay năm nào cũng có từ 3 đến 5 em được chuyển cấp lên học tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên của quận, một số em đã và đang học lớp 11, 12. Có em đã trưởng thành đi học nghề và làm việc tốt, góp phần cải thiện đời sống gia đình. Đã hơn 12 năm qua từ lớp “Tình thương” do cô giáo Huyền lập nên và chính cô đã dạy hơn 100 học sinh. Nhiều cháu học hết lớp 5 đã cùng gia đình về quê ở Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hoá ...tiếp tục học ở các ngôi trường mới.

 Để giúp các cháu học tập các bước sau thuận lợi, cô Huyền còn báo cáo xin phép rồi làm học bạ cho các em. Trường hợp của hai em Hồng và Nhung đã 13,14 tuổi mà chưa có giấy khai sinh. Cô Huyền lại cùng cán bộ quận vào Thanh Hoá để làm giấy khai sinh cho các em. Có gia đình khó khăn quá, cô Huyền báo cáo UBND phường trợ cấp để giúp các em tiếp tục học tập.

 15 năm qua cô giáo Huyền được nhiều cấp khen thưởng nhiều lần. Nhưng với cô kỷ niệm còn mãi là mỗi khi các cháu đến chào cô để chuyển lên học cấp cao hơn.

 Nhân dân ở đây nhiều người goi cô giáo Huyền là “Cô bảo mẫu trên trời xuống”

                                        Hà Nội, ngày 25 tháng 5 năm 2013

                                     LÊ QUANG TÂM

 

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học