Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 39

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 38


Hôm nayHôm nay : 9000

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 337422

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22088597

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

ĐỀ DẪN TỌA ĐÀM CHUYÊN ĐỀ “DÂN VẬN KHÉO” TRONG XÂY DỰNG CÁC MÔ HÌNH HỌC TẬP THEO LỜI DẠY CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH “HỌC KHÔNG BAO GIỜ CÙNG”

Thứ hai - 05/06/2023 14:48
Trong tình hình hiện nay, đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” nói chung, phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng mô hình học tập theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học không bao giờ cùng” nói riêng có ý nghĩa quan trọng đối với công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, nâng cao vai trò của cấp ủy Đảng trong việc triển khai các hoạt động trên các lĩnh vực đời sống xã hội gắn với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị và nhân rộng các mô hình “Dân vận khéo” đã được công nhận, trong đó có các mô hình học tập.
BÁO ĐỀ DẪN HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ

BÁO ĐỀ DẪN HỘI NGHỊ CHUYÊN ĐỀ

     Tháng 9/1949, trên trang đầu Sổ vàng của Trường Nguyễn Ái Quốc Trung ương. Bác Hồ đã viết :”Học để làm người”. Bác nhấn mạnh: “Học tập là một chặng đường dài không có điểm kết thúc, là cái thang không có bậc cuối cùng. Việc học tập, rèn luyện toàn diện để có đủ đức đủ tài, nâng cao hiểu biết để phục vụ nhân dân là điều phải làm hằng ngày”. Người nhấn mạnh:
Muốn biết thì phải thi đua học.
Học không bao giờ cùng.
Học mãi để tiến bộ mãi.
     Trên tinh thần ấy Khối vận Đảng ủy và Hội Khuyến học phường Thanh Xuân Bắc đã ban hành Kế hoạch số 124-KH/ KVĐU –HKH ngày 11/5/2023 về việc tổ chức Hội nghị Tọa đàm “Dân vận khéo ” trong xây dựng các mô hình học tập theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học không bao giờ cùng”.
      Hội Khuyến học, Hội CCB, các chi bộ và các chi hội khuyến học khu dân cư và trường học, các tổ dân phố đã tích cực hưởng ứng viết bài tham luận đúc kết từ thực tiễn công tác “Dân vận khéo” trong tuyên truyền, vận động Nhân dân vận dụng các mô hình học tập theo lời day của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Những giải pháp và kinh nghiệm mà 16 bản tham luận gửi đến đều mang tính thời sự thiết thực gắn với cuộc sống của từng khu dân cư, với thực tiễn hoạt động dân vận của các chi bộ, của các chi hội khuyến học khu dân cư và trường học.
      Tham luận của Hội Khuyến học với vai trò là nòng cốt trong cuộc vận động “Đẩy mạnh học tập suốt đời, nêu gương người lớn học tập” đã rất chú ý đến công tác dân vận trong việc triển khai các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở cơ sở. Hội Khuyến học chủ trương đưa công tác “Dân vận khéo” về cơ sở, đưa công tác khuyến học vào cuộc sống. Vì vậy thông qua các chi hội khuyến học ở cơ sở Hội Khuyến học đã tạo được hiệu ứng xã hội tích cực, tuyên truyền vận động được nhiều hộ gia đình nhiệt tình tham gia công tác khuyến học, khuyến tài ở khu dân cư.
       Tham luận của Hội Cựu Chiến binh nhấn mạnh học tập để nắm vững quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tình hình thời sự trong nước và quốc tế; những tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Vì vậy, cán bộ Hội và chi hội CCB phải tích cực học tập để vận dụng công nghệ như sử dụng máy vi tính để soạn thảo văn bản, học cách sử dụng gửi và nhận văn bản qua email, qua Zalo. Với phương châm “chưa biết thì hỏi, chưa giỏi thì học”, “người biết dạy người chưa biết” nên trong thời gian bùng phát dịch bệnh Covid – 19  hạn chế hội họp đông người, nhiều đồng chí trong BCH và chi hội CCB khu dân cư đã tích cực tự học, tự nghiên cứu và học hỏi lẫn nhau nên đã chủ động trong công tác điều hành ở cơ sở mà tiết kiệm được nhiều thời gian.

      Tham luận của Chi bộ khu dân cư số 10 khăng định vai trò lãnh đạo của cấp ủy chi bộ ở khu dân cư là nhân tố quyết định sự thành công trong thực hiện “Dân vận khéo” mà các chi hội khuyến học cơ sở cần dựa vào để triển khai các hoạt động trong vận động người dân thực hiện các mô hình học tập thích hợp cho mỗi người, mỗi lứa tuổi trong khu dân cư. Điểm nhấn ở đây là sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ phải tuyệt đối được đảm bảo trong mọi mặt hoạt động ở khu dân cư, trong đó có công tác khuyến học. Tham luận của Chi bộ 6 nhấn mạnh đến sự  chỉ đạo của Đảng ủy và UBND Phường về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, sự hướng dẫn của Hội Khuyến học phường đã tạo thuận lợi cho chi bộ  chỉ đạo công tác khuyến học phối hợp với Tổ dân phố làm tố công tác khuyến học, khuyến tài ở khu dân cư. Tham luận của các chi hội khuyến học khu dân cư đã nêu lên kinh nghiệm tổ chức hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong sự phối hợp với tổ dân phố và các chi hội đoàn thể trong hệ thông chính trị dưới sự lãnh đạo của cấp ủy chi bộ. Trong giai đoạn 2018 – 2023 các chi hội khuyến học luôn coi trọng các hoạt động phối hợp với các chi hội đoàn thể trong hệ thống chính trị khu dân cư, tổ chức được các buổi Tọa đàm về hoạt động khuyến học tại cơ sở, qua đó tạo được hiệu ứng xã hội, thu hút các hội viên nòng cốt và đông đảo các gia đình tham gia cuộc vận động học tập suốt  đời, nêu gương người lớn học tập (các chi hội khuyến học số 2, số 5, số 10, số 11, số 12, số 13). Đặc biệt tham gia Tọa đàm lần này có tham luận của Tổ dân phố nêu giải pháp nên cơ cấu Tổ trưởng dân phố là chi hội phó khuyến học trong Ban chấp hành chi hội khu dân cư. Đây là một kinh nghiệm hay mà tổ dân phố 37 đã trải nghiệm từ kinh nghiệm hoạt động khuyến học của tổ dân phố 38 trước đây. Tham luận của các trường học nhấn mạnh tinh thần tương thân tương ái của chương trình “Sóng và máy tính cho em”, nhà trường và chi hội khuyến học đã có giải pháp kịp thời phối hợp với Ban ngành đoàn thể trong nhà trường và phường Thanh Xuân Bắc đã vận động hỗ trợ, tạo điều kiện cho nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập trong mùa dịch Covid-19 (Tiểu học Đặng Trần Côn, THCS Việt Nam – Angieri, Tiểu học Thanh Xuân Bắc). Tham luận của Chi hội CCB số 10 nêu sự gắn bó với những hoạt động khuyến học do chi hội khuyến học khu dân cư tổ chức, sát cánh cùng Chi hội  khuyến học tham gia các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
      Sự hưởng ứng tham gia viết bài về “Dân vận khéo” trong xây dựng các mô hình học tập theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học không bao giờ cùng” với số lượng 16 tham luận cho thấy, nhận thức của cán bộ, đảng viên của các chi bộ khu dân cư và trường học, các chi hội khuyến học, tổ dân phố đã được nâng lên một bước, thấy rõ sự học không bao giờ có điểm kết thúc và muốn đạt được kết quả của sự học suốt đời, ngoài sự nỗ lực của bản thân mỗi người, không thể tách rời sự vận động “Dân vận khéo”sâu rộng từ cơ sở.
                                        Thanh Xuân Bắc, ngày 17 tháng 5 năm 2023
 
VŨ THỊ HỒNG HẠNH
Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy phường
phưởng Thanh Xuân Bắc, quận Thanh Xuân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học