Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 66


Hôm nayHôm nay : 3224

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 341162

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22092337

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

KÝ ỨC GÁNH HÀNG RONG CỦA MẸ

Thứ năm - 12/06/2014 10:03
Gánh hàng rong

Gánh hàng rong

Các bạn tôi bảo rằng, tôi có thói quen của một đứa nhà giàu đi chợ không bao giờ trả giá, người ta nói gì cũng tin. Thấy ưng thì mua không cân đo đong đếm. Nhưng chúng cũng chỉ nói cho vui, vì chúng biết rõ tôi chưa bao giờ nghĩ đến chuyện thua thiệt. Trưa nay, khi ra ngoài ngõ, mua vội cho cô bán hàng rong quen thuộc mớ rau cuối cùng, nắng chang chang, mồ hôi đổ giọt... cô vui vẻ đưa cho mớ rau ấy mà không lấy tiền. Chợt thấy rưng rưng, cái cuối cùng khi những hành động mà mình nhận được là tình người, là sự tôn trọng. Và, tôi lại nhớ đến mẹ.
     Mẹ tôi cũng là một người bán hàng kiếm ăn từng bữa. Sáng sớm, mẹ dậy lấy hàng rồi cặm cụi rong ruổi trên từng con đường lên thị trấn. Nắng gió quê nghèo miền Trung như xát muối vào mặt, trưa nắng bỏng rát khiến mẹ gầy gò, khô khan theo từng nhịp đạp xe. Nhiều hôm bế em ra cổng chờ mẹ, 1h chiều nhìn thấy mẹ thấp thoáng trở về, trên đường không một bóng người qua lại, chỉ mình mẹ còm cõi giữa chốn đời. Ngày ấy, mỗi trưa, tôi hái rau, nấu canh chờ mẹ mang gạo, mang con cá, con mắm trở về. Ngày ấy, mặc dù gia đình tôi làm ruộng, nhưng đến mùa đã hết vì nợ nần. Mẹ cứ thế đạp xe hằng ngày, chịu nắng, chịu khổ chạy ăn từng bữa. Ngày ấy, mấy đứa em còn nhỏ, đến trưa khát sữa, em quấy khóc mà chị không làm gì được, chỉ biết ôm em rồi chị em cùng òa khóc.
     Ngày ấy, hầu hết ngày nào tôi cũng đi học muộn vì sáng tôi bận chở 2 đứa em đến trường, một trường cấp 1, một trường mẫu giáo mà 2 trường ấy lại ngược chiều với nhau, chiều đi học mà mẹ chưa về, có hôm đợi được, có hôm không lại tất bật đi gửi em, đắng lòng thấy e đói gọi chị phía sau. Bước chân đến trường lại nặng trĩu... Ngày ấy, cô giáo hay bắt tôi đứng dậy nói lí do, tôi lì lợm không nói, biết bao lần cô không hiểu đã mắng mỏ và trừng phạt vào lòng tự trọng của một đứa trẻ khốn khó. Chưa lần nào tôi để nước mắt rơi trước mặt người lớn, chỉ một góc mà thút thít cho nhẹ hẫng. Đứa em nhỏ thấy chị khóc, lấy bàn tay bé xíu, lau nước mắt cho chị.
 
Ảnh minh hoạ
     Ngày ấy, bao nhiêu hờn dỗi, oán giận tôi đổ vào cha mẹ. Tôi trách rằng vì sao cha đã đi làm xa, mẹ không thể ở nhà trông em để tôi được học hành đúng nghĩa như các bạn. Vì sao các em tôi, bé nhỏ tội nghiệp lại không đủ no, đủ mặc? Tôi trách vì sao, gia đình tôi, bố mẹ tôi chưa được một ngày yên ổn.
     20 tuổi, bước ra cuộc đời, ngày ngày đi chợ nấu cơm, cuộc sống xô bồ và ồn ã. Đập vào mắt tôi là những người phụ nữ luộm thuộm buôn thúng bán mẹt khắp thị thành. Mỗi lần nhìn họ, tôi lại thấy mẹ tôi, lại thấy dáng gầy đạp xe hàng nặng trĩu nào rau, nào quả, dăm ba con gà con vịt trên con đường nắng chang và gió lào thổi khô khốc. Giờ tôi mới nhận ra, cuộc mưu sinh ấy vất vả thế nào... Tôi có một thói quen chỉ mua những người bán hàng quen thuộc, với mớ hàng đơn sơ mà ít ỏi, tôi không kì kèo trả giá vì biết đâu ở nhà họ lại có những đứa trẻ giống tôi ngày xưa, đang đợi mẹ trở về. Mua được thì mua có đáng bao nhiêu khi những mớ hàng ấy là cả cuộc sống của họ. Mỗi lần tôi đến, họ lại cho tôi nụ cười, lâu lâu lại cho thêm ít hàng, thỉnh thoảng cho không cả mớ rau. Mấy bác mặt trát phấn bôi son, ngồi mát trong các gian hàng, toàn mắng mỏ mấy đứa sinh viên: "Đồ héo quay héo quắt thế mà m cũng mua à. Mua chỗ tao ngon thế này phải hơn không?". Tôi cười đi qua, có gì đâu mà ngon với chả không? Còn có nhiều thứ còn quan trọng hơn điều đó!
     Cuộc sống với bao khó khăn, một đứa trẻ lớn lên đã nhiều lần trách mẹ, ấy thế mà khi biết nghĩ lại thấy hối hận bao nhiêu. Ước gì thời gian quay trở lại, để tôi có thể rút lại những gì mình đã nói, để mẹ chưa từng nghe thấy những lời bồng bột của tôi. Những lời mẹ mắng, những hành động của mẹ... giờ tôi đã hiểu vì sao? Vì cuộc đời quá vất vả. Từ nhỏ đã yêu văn, đã từng đứng lên trước lớp nói vanh vách rằng mụ vợ của ông giáo trong tác phẩm Lão Hạc chỉ vì cái chân đau mà sinh ra cáu bẳn, ích kỷ nhưng thực chất mụ là một người đàn bà tốt.
     Cuộc sống bây giờ đã bớt khó khăn hơn, các em tôi giờ cũng đang dần lớn. Nhưng một góc đâu đó của tuổi thơ như hiện về khi tôi gặp những gánh hàng rong.
     Gọi điện về cho mẹ, nghe tiếng các em ý ới, nghe thấy tiếng cha đang tuốt lúa, nghe mẹ bảo cố gắng học đi con, ngoài đấy có nắng lắm không, cần gì không để mẹ gửi ra... Yên bình lắm cha mẹ ơi! Con chỉ muốn về nhà ngay tức khắc. Nước mắt con đang rơi như thể những ngày đó nhưng con không để cho cha mẹ biết!!! Khó khăn của gia đình mình thật còn dài lắm. Nhưng cái khó nhất đã qua đi rồi!!!!
                                                              (Hoàng Thị Nga - ĐH Luật Hà Nội)

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học