Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 71

Thành viên online : 1

Khách viếng thăm : 70


Hôm nayHôm nay : 18664

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 241952

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25901179

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

MỘT NHÀ GIÁO NGHỈ HƯU SAY SƯA TÂM HUYẾT VỚI CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

Thứ bảy - 28/08/2021 09:59
Ở thị trấn Thường Tín nói về công tác Khuyến học không ai không biết đến nhà giáo Trần Thị Bình - một nhà giáo đã nghỉ hưu nhưng luôn say sưa tâm huyết với công tác khuyến học ở địa phương.
Nhà giáo Trần Thị Bình giới thiệu tủ sách  trong phòng đọc miễn phí miễn phí của bà

Nhà giáo Trần Thị Bình giới thiệu tủ sách trong phòng đọc miễn phí miễn phí của bà

      Tốt nghiệp khoa văn trường ĐHSP Hà Nội, từng là Phó Hiệu trưởng, Bí thư Chi bộ trường THPT Thường Tín rồi Giám đốc Trung tâm KTTH – HN huyện Thường Tín khi nghỉ hưu năm 1997 nhà giáo Trần Thị Bình luôn trăn trở suy nghĩ để tiếp tục cống hiến cho sự nghiệp GD&ĐT ở địa phương.
      Việc làm đầu tiên của nhà giáo khi nghỉ hưu là mở phòng đọc sách miễn phí cho các cháu học sinh Tiểu học, THCS. Bằng sách tích lũy của mình suốt quãng đời dạy học, bằng những đồng lương hưu khiêm tốn của mình nhà giáo đã xây dựng được một tủ sách có trên 2000 cuốn gồm các sách tham khảo, bổ trợ và nâng cao kiến thức Toán, Tiếng Việt, Ngữ Văn … Tiểu học, THCS; các loại truyện giáo dục, giải trí cho lứa tuổi học trò; các loại sách khoa học, truyện Lịch sử, văn học, danh nhân, các sách viết về cuộc đời và tấm gương Bác Hồ…Tại phòng đọc sách trong nơi nghỉ hưu của bà luôn đầy ắp niềm vui bởi các cháu học sinh thường xuyên đến tự chọn sách để đọc tại chỗ hoặc mượn về nhà hoặc trả sách cũ, mượn sách mới và đàm đạo, trao đổi với bà về những cuốn sách. Bằng vốn  kiến thức, hiểu biết của mình trong quãng đời dạy học công tác bà luôn lắng nghe, giải đáp, bổ sung và giáo dục một cách nhẹ nhàng cho các cháu. Bà còn bỏ tiền thuê xe và tổ chức đưa các cháu đi thăm Lăng Bác, thăm quan Hoàng thành Thăng Long, thăm khu di tích Đá Chông K9…để cùng hòa đồng và giáo dục các cháu.
      Để phòng đọc sách của bà thêm phong phú hấp dẫn, bà đã thuê in phóng to bản đồ Việt Nam và nhờ các nhà giáo giỏi, có kinh nghiệm làm các bản hệ thống hóa kiến thức các môn Toán, Hóa học…và thuê in phóng trên phông bạt thành những bảng to thay cho những bức tường ngăn, học sinh thường xuyên được ôn luyện kiến thức khi đến đọc sách.
      Cảm động trước những việc làm đầy ý nghĩa giáo dục này của bà, lãnh đạo Cục Kỹ thuật nghiệp vụ I Bộ Công an đã tặng phòng đọc sách của bà bộ bàn ghế đá để các cháu vui chơi, đọc sách, học tập. Nhiều cá nhân cũng tặng sách quý của mình cho tủ sách của bà.
      Để phát huy hiệu quả những quyển sách trong tủ sách của mình, bà đã tặng trên 1000 cuốn sách quý của mình cho trường THCS Thường Tín để nhà trường bổ sung vào thư viện, để nhiều cháu được đọc hơn.
      Với tấm lòng nhân hậu của một nhà giáo, một người bà, không chỉ tạo điều kiện cho các cháu đọc sách miễn phí mà bà còn trực tiếp giúp đỡ các cháu học sinh nghèo, điển hình như cháu Phạm Thị Niên. Nhà cháu Niên rất nghèo, có hai mẹ con. Mẹ đi làm thuê làm mướn để kiếm sống. Cháu không có điều kiện học tập nên học lực kém. Bà đã giúp đỡ để cháu có điều kiện học tập, đồng thời hàng ngày cứ buổi chiều bà lại kèm cặp, giúp cháu lấp dần những lỗ hổng kiến thức. Do đó từ chỗ học kém cháu đã vươn lên, kết quả học tập tiến bộ rõ rệt, cháu đã vững vàng học các lớp THCS và thi thừa điểm vào trường PTTH.
      Không chỉ mở phòng đọc sách miễn phí, giúp đỡ học sinh nghèo bà còn tích cực làm công tác từ thiện. Bà là người cùng với lãnh đạo các hội, các đoàn thể khác cùng các nhà trường trong Thị Trấn tích cực vận động thu gom quần áo sách vở, đồ dùng học tập … ủng hộ các em học sinh, ủng hộ đồng bào ở các trường vùng bị bão, lũ lụt, giúp đỡ các học sinh nghèo vùng sâu vùng xa. Những việc làm đầy ý nghĩa nhân văn, đầy tình tương than tương ái ấy chính là những bài giáo dục đạo đức đầy sức thuyết phục cho các em học sinh. Bản thân bà cũng ủng hộ trên 10.000.000đ cùng nhiều sách vở, chăn màn quần áo…Đặc biệt bà còn tặng xe lăn cho người khuyết tật.
      Quan tâm đến công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức bà cùng với Hội CGC Thị Trấn tổ chức buổi nói chuyện “Bác Hồ với sự nghiệp trồng người”, mời GSTS Hoàng Chí Bảo là UV Hội đồng lý luận TW về nói chuyện tại hội trường UBND Thị Trấn, nói về cuộc đời sự nghiệp của Bác, Bác đối với Giáo dục cho các nhà giáo nghỉ hưu, lãnh đạo Thị trấn, lãnh đạo các nhà trường, đại diện các thầy cô giáo và học sinh của 5 nhà trường THPT Thường Tín, THCS Thường Tín, THCS Thị trấn, TH Thị trấn và Mầm non Hoa Sen, số người dự hôm đó  hơn 200 người. Đây là buổi nói chuyện vô cùng ý nghĩa có tác dụng giáo dục rất cao về “Học tập làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
      Hợp đồng với đơn vị công tác của bà trước khi nghỉ hưu là Trung tâm KTTH – HN huyện Thường Tín, bà xây dựng “Vườn Lịch sử” với mong muốn đóng góp vào việc giáo dục thanh thiếu niên học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, giáo dục lòng yêu nước, hiếu học, thắp sáng ngọn lửa truyền thống cha ông…Từ năm 2006 đến 2011 bà đã đi liên hệ với các khu di tích lịch sử, văn hóa  như Văn Miếu Quốc Tử Giám, ATK Định Hóa,Tân Trào, Pác Bó, Côn Đảo, Ngã ba Đồng Lộc, Khu di tích Bác Hồ tại Phủ Chủ tịch, tại K9 Đá Chông,…để xin cây lưu niệm từ các địa danh lịch sử trên về trồng. Đến nay những cây trồng vẫn xanh tốt. Mỗi cây trồng gắn với một địa danh là một bài học lịch sử quý giá với những người đến thăm.
      Với Hội Khuyến học huyện Thường Tín, bà là người công lớn trong việc xây dựng và phát triển Hội. Bà là một trong những người đầu tiên trong ban vận động thành lập Hội. Bà được bầu là P.Chủ tịch Hội Khuyến học Thường Tín khóa I. Do tuổi cao, và điều kiện gia đình bà không tham gia lãnh đạo Hội Khuyến học Thường Tín các khóa tiếp theo nhưng vẫn tích cực tham gia công tác khuyến học ở thị trấn Thường Tín, vẫn là tấm gương sáng cho mọi người noi theo.
      Tâm sự với tôi bà nói rằng : “Những việc làm đó cũng chỉ là một phần của hạt cát trong sa mạc mênh mông…” Rồi “ Ở tuổi trên 80  (bà sinh năm 1940) chẳng ai nghĩ đến chuyện làm để được khen được thưởng, tôi làm vì đam mê, vì muốn làm một việc tốt cho đời trong thời gian ngắn ngủi còn lại”.
Những tâm sự, nghĩ suy và việc làm trên của bà Trần Thị Bình thật khiêm tốn, đáng quý, đáng trân trọng biết bao.


NGƯT NGUYỄN TAM SƠN
   Phó CT Hội Khuyến học huyện Thường Tín

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học