Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 45

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 39


Hôm nayHôm nay : 2159

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 369497

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22524925

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

Tạ Bích Loan và những câu chuyện linh thiêng trên dòng sông Thạch Hãn

Chủ nhật - 29/07/2012 17:09
Tạ Bích Loan và những câu chuyện linh thiêng trên dòng sông Thạch Hãn

Tạ Bích Loan và những câu chuyện linh thiêng trên dòng sông Thạch Hãn

Dân trí)- Chương trình Quảng trị- Sáng mãi niềm tin chiến thắng đã gây xúc động mạnh với khán giả. Nhà báo Tạ Bích Loan chia sẻ với phóng viên Dân trí những câu chuyện hậu trường đầy xúc động, như cách chị nói "Đó là sự kết nối kỳ diệu của lịch sử..."
Chương trình tường thuật trực tiếp Quảng trị- Sáng mãi niềm tin chiến thắng phát sóng đêm 27/7 đã để lại nhiều xúc động trong lòng khán giả. Với cầu truyền hình kết nối sân khấu giữa bờ sông Thạch Hãn và thành cổ Quảng trị, chương trình đã làm sống dậy quá khứ hào hùng của mùa hè đỏ lửa 81 ngày đêm huyền thoại ở Quảng Trị năm 1972.
 
Nhà báo Tạ Bích Loan
Nhà báo Tạ Bích Loan

Trò chuyện với phóng viên Dân trí sáng 28/7, nhà báo Tạ Bích Loan dường như vẫn còn xúc động. “Ngay từ khi bắt đầu chương trình, tôi đã rưng rưng nước mắt. Chúng tôi thực sự cảm thấy tự hào khi được làm những chương trình như thế này. Trong cuộc đời làm nghề, chỉ có một vài cơ hội như thế thôi. Chúng tôi đã có cả quá trình rất lâu chuẩn bị cho chương trình. Tôi có cảm giác, quá trình chuẩn bị ấy giống như một câu chuyện được kết nối, được xâu chuỗi, được “lắp dây” một cách kỳ diệu. Đó là hành trình trở về quá khứ đầy kỳ lạ của những người thực hiện chương trình”- nhà báo Tạ Bích Loan chia sẻ.

Trong chương trình Quảng trị- Sáng mãi niềm tin chiến thắng, câu chuyện của cựu chiến binh Thanh Đao, cựu chiến binh Trịnh Đình Chiến và gia đình liệt sỹ Thiều Quang Chiến đã trở thành điểm nhấn, đã trở thành một câu chuyện đầy ý nghĩa, đầy sức nặng lịch sử.
 
Nhà báo Tạ Bích Loan đã rất xúc động khi dẫn chương trình
Nhà báo Tạ Bích Loan đã rất xúc động khi dẫn chương trình
Quảng trị- Sáng mãi niềm tin chiến thắng.

Không ai biết, từ hầm trú ẩn bị đánh sập trong một trận đánh khốc liệt ở Quảng Trị năm 1972, cựu chiến binh Thanh Đao đã tìm được đường sống. Khi biết được thông tin về chương trình Quảng trị- Sáng mãi niềm tin chiến thắng chuẩn bị làm chương trình kỷ niệm 40 năm chiến thắng thành cổ Quảng trị, ông Thanh Đao đã viết thư cho chương trình, trong thư ông đã chia sẻ thêm thông tin ông biết được về hai chiến sỹ thông tin bị vùi lấp dưới hầm bên cạnh.

Hai chiến sỹ thông tin đã hy sinh ấy là Thiều Quang Chiến và Nguyễn Tờ. Bằng sự may mắn khác, những người thực hiện chương trình tìm ra được cựu chiến binh Trịnh Đình Chiến- một chiến sỹ thông tin cùng đơn vị với hai liệt sỹ đã hy sinh.

Lẽ ra, vào ngày định mệnh ấy, ông Trịnh Đình Chiến là người được cử đi làm nhiệm vụ. Nhưng cuối cùng, liệt sỹ Thiều Quang Chiến được cử đi thay, và anh đã hy sinh cùng đồng đội Nguyễn Văn Tờ.
 
Chương trình tái hiện lại cuộc chiến đấu khốc liệt 81 ngày đêm ở thành cổ
Chương trình tái hiện lại cuộc chiến đấu khốc liệt 81 ngày đêm ở thành cổ
Quảng trị năm 1972.

Tìm về với gia đình liệt sỹ Thiều Quang Chiến, những người thực hiện chương trình Quảng Trị- Sáng mãi niềm tin chiến thắng đã thu thập được nhiều câu chuyện cảm động. Nhà báo Tạ Bích Loan chia sẻ “Đó cũng là một câu chuyện rất xúc động với chúng tôi. Chúng tôi được biệt, liệt sỹ Quang Chiến xung phong đi bộ đội khi còn đang học lớp 9. Anh là con trai duy nhất trong nhà. Anh được cả nhà cưng chiều, nhất là mẹ. Sau khi nghe tin con trai hy sinh, mẹ anh đã rất suy sụp. Như câu chuyện từ người cháu gái đã kể, bà nhìn thấy một đám mây cũng mong mưa sẽ không rơi làm ướt con trai bà, nghe tiếng sấm bà cũng tưởng là bom, và mong bom sẽ không rơi vào anh…”.

Theo nhà báo Tạ Bích Loan, khi thực hiện chương trình về 81 ngày đêm huyền thoại ở thành cổ Quảng Trị, chị dường như đã được tham gia vào một cuộc hành trình khám phá quá khứ, và từ đó, tìm ra được những giá trị mới.

“Ví như chuyện về hầm Binh Chủng, chuyện đó ai cũng đã biết và bản thân tôi cũng đã nghe. Nhưng quả thật, tôi chưa hiểu hết câu chuyện. Cho đến khi chúng tôi gặp những cựu chiến binh như ông Thanh Đao, ông Trịnh Đình Chiến, tôi mới hiểu câu chuyện một cách chi tiết và rõ nét hơn. Nhìn vào câu chuyện ấy, chúng ta mới thấy hết được sự thật bên trong của cuộc chiến khốc liệt, khủng khiếp tới mức nào. Và họ- những người lính ở thành cổ năm 1972 ấy, họ biết là họ sẽ hy sinh, họ biết chắc điều đó khi nhìn đồng đội hy sinh trước mắt mình mỗi ngày… Và họ sẵn sàng đón nhận cái chết, để quê hương, tổ quốc được hồi sinh. Điều đó khiến những người thực hiện chương trình chúng tôi đã khóc vì tự hào”- Nhà báo Tạ Bích Loan tâm sự.

Ngay khi chương trình còn đang phát sóng, trên facebook cá nhân của nhà báo Tạ Bích Loan đã nhận được hằng trăm “comment” chia sẻ từ khán giả. “Tôi vui mừng khi đọc những chia sẻ ấy, và mừng hơn nữa khi nhận được những lời chia sẻ từ thế hệ 8X, 9X… Những người trẻ đã nói với tôi, họ rất tự hào về lịch sử oai hùng của dân tộc. Họ đã kể những câu chuyện về ông, về bác mình trên facebook với tất cả sự tri ân, trân trọng”- Sự tri ân của thế hệ 8X, 9X với lịch sử trở thành niềm vui lớn nhất của nhà báo Tạ Bích Loan khi nhận phản hồi về chương trình.
 
Trên facebook cá nhân của nhà báo Tạ Bích Loan đã nhận được hằng trăm chia
Trên facebook cá nhân của nhà báo Tạ Bích Loan đã nhận được hằng trăm chia
sẻ về sự xúc động trước quá khứ oai hùng của dân tộc từ khán giả trẻ thế hệ
8X, 9X.
 
 
Việc tìm và gặp gỡ được với những chứng nhân lịch sử để tái hiện lại sự khốc liệt khủng khiếp của cuộc chiến, theo nhà báo Tạ Bích Loan “Chúng tôi đã rất may mắn. Nói một cách tâm linh, có lẽ, chúng tôi đã được các liệt sỹ phù hộ…”.

Nhà báo Tạ Bích Loan kể thêm về quá trình dựng sân khấu trên mặt sông Thạch Hãn gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém. Nhưng, để chương trình thực sự có dấu ấn, ê-kíp thực hiện vẫn quyết tâm làm. Khi sân khấu đang được xây dựng, trời bỗng nhiên đổ bão.

“Sáng hôm ấy tỉnh dậy nghe tin bão, tôi sợ quá. Sân khấu chúng tôi vừa dàn dựng với màn hình Led, dàn đèn… vô cùng tốn kém và vất vả. Tôi nghĩ, có lẽ bão đã thổi bay sân khấu mất rồi. Nhưng khi ra hiện trường, chỉ có một góc sân khấu bị vỡ. Cũng đúng vào hôm ấy, Phó Thủ tưởng Nguyễn Thiện Nhân có ghé thăm, tôi có nói với Phó Thủ tướng về việc sân khấu bị vỡ, bác Nhân nói “Mọi chuyện sẽ tốt thôi, chắc chắn chúng ta sẽ được các liệt sỹ phù hộ”. Cũng từ hôm đó, trời yên bể lặng. Và chúng tôi đã hoàn tất được việc xây dựng sân khấu trên sông Thạch Hãn”- Nhà báo Tạ Bích Loan kể lại.

Nhà báo Tạ Bích Loan đã có những kỷ niệm không thể quên, đã có những trải nghiệm quý giá khi chuẩn bị thực hiện chương trình về Quảng Trị. Chị cho biết, những gì chương trình có được khi kể lại trên sân khấu có thể vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Câu chuyện về cựu chiến binh Thanh Đao, cựu chiến binh Trịnh Đình Chiến và gia đình liệt sỹ Thiều Quang Chiến sẽ được kể lại trong một bộ phim tài liệu mà nhà báo Tạ Bích Loan đang ấp ủ thực hiện.
 
Sân khấu khi bắt đầu được bắt tay vào dàn dựng trên sông Thạch Hãn
Sân khấu khi bắt đầu được bắt tay vào dàn dựng trên sông Thạch Hãn
 
 
Người viết xin mượn lại lời chia sẻ của nhà báo Tạ Bích Loan để làm phần kết cho bài viết của mình, “Câu chuyện về cựu chiến binh Thanh Đao, cựu chiến binh Trịnh Đình Chiến, liệt sỹ Thiều Quang Chiến là những câu chuyện quá hay, nếu chỉ tái hiện một lần trên khấu, chúng tôi vẫn chưa thể nói hết những điều muốn nói với khán giả về trận đánh 81 ngày đêm ở thành cổ Quảng Trị năm 1972.

Tại sao, câu chuyện ở Quảng Trị năm ấy lại luôn khiến chúng ta xúc động hết lần này đến lần khác, hết năm này qua năm khác? Tại sao bao nhiêu năm trôi qua, sông Thạch Hãn, thành cổ Quảng Trị vẫn thiêng liêng đến thế? Và tại sao, chỉ cần nhắc đến tên thành cổ Quảng Trị thôi là chúng ta đã có thể rơi nước mắt vì tự hào?”

 

 
Hiền Hương thực hiện
 

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học