Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 48


Hôm nayHôm nay : 22510

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 722136

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 33572935

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

HỌC NGHỀ TRUYỀN THỐNG LÀM GIẦU NGAY TRÊN QUÊ HƯƠNG

Thứ ba - 01/04/2025 19:46
Làng Gạ, xã Phú Thượng xưa, nay là phường Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội có nghề nấu xôi từ rất lâu đời, đây là nghề truyền thống vang danh đất Hà Thành. Với những giá trị độc đáo, xôi Phú Thượng đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Mỗi dịp Tết đến - Xuân về, nhân dân ở đây lại nô nức mở lễ hội thi nấu xôi, dâng cúng Thành hoàng làng.

Gian hàng trưng bày xôi và các món ăn truyền thống của Phú Thượng

 
     Đầu xuân Ất Tỵ, tôi du Xuân đến đây đúng dịp lễ hội của địa phương. Lễ hội được tổ chức trong hai ngày (vào mồng 9 và 10 tháng Giêng). Ngày đầu Ban quản lý di tích thi nấu xôi, ngày hôm sau Hội Khuyến học phường Phú Thượng tổ chức vinh danh những công dân của phường làm kinh tế giỏi, những người dân thành đạt ở các lĩnh vực công việc đóng góp nhiều cho xã hội, các cháu học sinh học giỏi và những công dân phường làm ăn ở nơi xa về với địa phương.
     Đến thăm Lễ hội xôi của phường, trước khung cảnh bà con tíu tít nấu xôi,  trang trí những mâm xôi đẹp mắt để chuẩn bị dâng vào Đình lễ Thánh, mùi thơm ngào ngạt của xôi lan tỏa cả khu vực lễ hội trong tiết trời xuân, người đến hội mới cảm nhận được hương vị đặc sắc của làng nghề xôi Phú Thượng. Đi trong Lề hội tôi thầm nghĩ và viết:
Uống nước nhớ nguồn, nhớ ông cha,
Nhớ nước sông Hồng có phù sa,
Đã tạo nên giống nếp đặc sản,
Xôi Phú Thượng nức tiếng gần xa.
     Trao đổi với một Nghệ nhân nấu xôi có gần 50 năm gắn bó với nghề, bà cho biêt: Để có một chõ xôi ngon đậm chất xôi Phú Thượng, người dân nơi đây phải bỏ ra nhiều công phu. Rồi bà giới thiệu những mốc son của nghề xôi Phú Thượng đã đạt được: Xôi Phú Thượng không chỉ là món ăn trong đời thường, “thứ quà” đặc biệt này còn góp mặt trong những lễ khánh tiết quan trọng mang tầm vóc quốc gia như: Ngày 30/12/2016, Phú Thượng được UBND thành phố Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng”. Năm 2018, xôi Phú Thượng là một trong 12 món ẩm thực truyền thống của Hà Nội, phục vụ Trung tâm Báo chí tại Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều đã thu hút sự chú ý của nhiều phóng viên báo chí nước ngoài. Năm 2019, Làng nghề truyền thống xôi Phú Thượng đã được Cục Sở hữu Trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu “Xôi Phú Thượng”. Xôi Phú Thượng đã có những sản phẩm đạt tiêu chuẩn 4 sao OCOP (Chương trình mỗi xã một sản phẩm) của thành phố Hà Nội. Và mới đây, năm 2024 Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ghi danh “Nghề xôi Phú Thượng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia”. Đây là niềm vinh dự, tự hào cho chính quyền và nhân dân địa phương. Để có được danh hiệu như ngày nay, bà còn cho biết: Nhiều người con của PhúThượng rất yêu nghề nấu xôi, đã học, rồi cải tiến quy trình, dụng cụ nấu xôi, chế biến các loại xôi “ngũ sắc” để phục vụ ngày càng tốt hơn thị hiếu của khách thập phương. Do đó nghề truyền thống đã được các thế hệ lớp lớp nối tiếp nhau tạo thành mạch chảy vững bền hàng trăm năm của địa phương.
     Hiện nay, phường Phú Thượng có nhiều nghệ nhân và trên 600 gia đình đang “thổi lửa” nấu xôi hàng đêm rồi sáng sớm lại đưa tới khắp phố phường thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác. Bà vui vẻ tâm sự: “Gánh xôi đời người của các mẹ, các chị không chỉ giúp mỗi gia đình dân làng xưa qua cơn đói kém, xôi Phú Thượng ngày nay còn giúp người dân làm giàu, trở thành hàng hóa có giá trị kinh tế cao mang lại nguồn lợi lớn cho người dân và địa phương”.
     Trong những năm gần đây, để phát huy giá trị làng nghề truyền thống, các nghệ nhân làng xôi đã chủ động, sáng tạo trong việc tiếp cận thị trường, quảng bá du lịch; gắn nghề truyền thống với lịch sử văn hoá địa phương để thu hút khách du lịch, nhằm từng bước thực hiện công nghiệp văn hóa của quận.
Ông Phạn Xuân Đức - Bí thư Đảng ủy phường Phú Thượng (đứng giữa cài hoa ngực)
trao cờ, hoa vinh danh những “Công dân xuất sắc” của phường

     Đã trở thành hoạt động thường niên, nhân dịp Lề hội Xuân Ất Tỵ, Hội Khuyến học phường phối hợp với Ban Quản lý di tích phường Phú Thượng đã tổ chức lễ vinh danh cho14 người lao động giỏi trong lĩnh vực trồng đào, lao động sản xuất, nấu xôi...; vinh danh 04 nhà giáo tài năng tâm huyết sáng tạo; 03 Thạc sĩ, 28 Cử nhân - Kỹ sư và 02 tài năng trẻ. Đây là những tấm gương, những người có nhiều cống hiến và được các giải thưởng cao của các cơ quan, đơn vị, bộ, ngành Trung ương.
     Người dân Phú Thượng có quyền tự hào về truyền thống hiếu học, sáng tạo trong sản xuất kinh doanh, coi trọng kế thừa, phát huy nghề truyền thống của ông cha để xây dựng thương hiệu làng nghề. Trước cửa nghè của ngôi Đình nguy nga tráng lệ trong giờ phút long trọng này, mọi người dân địa phương luôn trọng việc học, khuyến khích người hiền, ghi tạc, lời cha ông truyền dậy “hiền tài là nguyên khí quốc gia” trước sự chứng giám linh thiêng của Đức Thành Hoàng Làng cùng các vị tiên hiền. Người dân Phú Thượng tự hào và hi vọng vào thế hệ trẻ của quê hương. Con em của dân làng sẽ nối dài truyền thống hiếu học, yêu lao động, yêu nước xứng đáng với quê hương Phú Thượng anh hùng và vững bước trên con đường hội nhập./.  
 
Tin bài và ảnh: ĐÀO DUY TRUNG
Hội Khuyến học quận Tây Hồ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học