Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 68


Hôm nayHôm nay : 13949

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 351887

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22103062

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

HIỆN TƯỢNG DÔNG LỐC

Thứ tư - 24/06/2015 18:44
Vừa qua ở Hà Nội đã xuất hiện siêu giông hiếm gặp, với sức gió tương đương bão, một số nơi xuất hiện cả lốc xoáy. Xin được giới thiệu về hiện tượng này.
Hiện tượng dông, lốc xoáy

Hiện tượng dông, lốc xoáy

      Lốc xoáy phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông dữ dội là ở đó có thể có lốc xoáy, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động lên rất mạnh. Nhưng khi lốc xoáy xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân lốc xoáy con người vẫn chưa hoàn toàn hiểu được hết.
      Tuy vậy, phần lớn lốc xoáy được hình thành từ một dạng mây dông đặc biệt là mây dông tích điện. Một đám mây có thể kéo dài trong vài giờ, xoáy tròn trong vùng có đường kính từ 10 đến 16 km, di chuyển hàng trăm dặm và sinh ra vô số ống hút khổng lồ. Nguồn gốc của chúng là vùng khí hậu có luồng khí nóng đi lên và luồng khí lạnh đi xuống.
      Đầu tiên là quá trình tương tác giữa cơn dông có chiều lên trên và  gió. Sự tương tác này sẽ làm cho tầng khí nóng ở dưới di chuyển lên trên và xoay tròn trong không trung.
      Tiếp đó là sự phát triển của dòng khí lạnh di chuyển theo hướng đi xuống mặt đất ở phía bên kia của cơn bão. Vận tốc của dòng khí đi xuống có thể lớn hơn 160 km/h.
      Đường kính của lốc xoáy có thể thay đổi từ vài chục mét cho tới vài kiloo mét. Nhưng đa số các lốc xoáy có đường kính vào khoảng 50 m.
 
Trận dông lốc ở Hà Nội chiều 13/6/2015
      Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá hủy mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây kiên cố, nên lốc xoáy cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt nguy hiểm.
      Âm thanh lốc xoáy thường là tiếng đùng đùng liên tục, giống như âm thanh khi tàu hỏa sắp đến. Đôi khi lốc xoáy tạo ra tiếng ồn lớn như tiếng thác nước đổ hoặc tiếng ồn mở cửa kính ô tô khi xe chạy cực nhanh.
      Nhìn từ xa lốc xoáy có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo. Khi lốc xoáy xuất hiện ở trên đại dương, hình thành nên vòi rồng, thường hút bụi nước lên cao tạo thành các cây nước (waterspouts) nặng hàng chục tấn.
Việc đo tốc độ gió của lốc xoáy một cách trực tiếp là vô cùng khó khăn, bởi nó có thể phá hủy nhiều thứ xuất hiện trên đường đi.   Năm 1971, ông Theodere Fujita, một nha khí tượng thuộc đại học Chicago đã chế tạo ra một hệ thống phân biệt cấp độ của lốc xoáy dựa trên việc đo tác hại của nó đối với những công trình nhân tạo. Thiết bị được gọi là thang độ Furita.
      Độ mạnh của lốc xoáy tăng dần từ F0 đến F5. Lốc xoáy yếu nhất (F0) có thể phá hủy ống khói và các biển hiệu, trong khi ở cấp mạnh nhất (F5) chúng có thể thổi bay những căn nhà khỏi móng.
      Với cấp F4 và F5, tốc độ gió của lốc xoáy có thể lên tới 207 dặm Anh một giờ (333 km/h) cho đến 261 dặm Anh một giờ (420 km/h).
      Hậu quả do lốc xoáy gây ra là rất nghiêm trọng cho địa phương nơi nó đi qua. Càng xảy ra nhiều lốc xoáy và nhất là lốc xoáy cấp mạnh thì thiệt hại về người cũng như về cơ sở hạ tầng là càng lớn.
 
                                                                                  PHAN LẠC SẮC
                                                                    Sưu tầm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học