Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 42

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 41


Hôm nayHôm nay : 4266

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 254192

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25913419

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

ĐI THEO CON ĐƯỜNG HỌC TẬP CỦA BÁC

Chủ nhật - 12/06/2022 17:01
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục: Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của giáo dục của đất nước. Theo Người, “một dân tộc dốt là một dan tộc yếu”; cả cuộc đời, người chỉ có “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập... đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, giáo dục có một vị trí và vai trò vô cùng quan trọng. Người chỉ rõ nền giáo dục Việt Nam là nền giáo dục vì con người, có vai trò huấn luyện, bồi dưỡng, phát triển toàn diện con người Việt Nam mới xã hội chủ nghĩa. Nhiệm vụ của nền giáo dục là “phải phục tùng đường lối chính trị của Đảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân. học phải đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế”. Giáo dục phải góp phần đào tạo ra được những người lao động mới. Đó là những người có lòng yêu nước nồng nàn, “trung với nước, hiếu với dân”, có đạo đức cách mạng trong sáng, có chí khí hăng hái vươn lên, không quản ngại khó khăn, gian khổ, hy sinh, có tinh thần gan dạ, dũng cảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sức khoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, “những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng, vừa chuyên”. Với một tầm nhìn thời đại và tư duy toàn cầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những mục tiêu của giáo dục là “đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, phát triển toàn diện con người, thúc đẩy hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”; “Học để sửa chữa tư tưởng”; “Học để tu công đạo đức cách mạng”; “Học để tin tưởng”... Muốn đạt được những mục tiêu đó, nội dung giáo dục phải toàn diện, phù hợp với tính chất của trường học dưới chế độ mới; phù hợp với đặc điểm Việt Nam trong bối cảnh chung của thế giới. Nội dung đó bao gồm cả văn hóa, chuyên môn nghề nghiệp, các ngành nghề liên quan trực tiếp tới công nghiệp, nông nghiệp, nông thôn, vùng dân tộc thiểu số và miền núi; các lĩnh vực an ninh, quốc phòng liên quan tới sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc…
ĐI THEO CON ĐƯỜNG HỌC TẬP CỦA BÁC

ĐI THEO CON ĐƯỜNG HỌC TẬP CỦA BÁC

      Con đường tự học của Bác
      Tự học và học tập suốt đời là luận điểm quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục. Đối với Chủ tịch Hồ Chí Minh, tự học có vai trò đặc biệt quan trọng, là một trong những nhân tố quyết định tạo nên trí tuệ. Bằng tấm gương tự học và học tập suốt đời, Bác Hồ đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu cho các thế hệ noi theo.
       Học tập chính là hoạt động tiếp thu tri thức của mỗi cá nhân, là tiền đề quan trọng dẫn tới sự phát triển ở mỗi con người. Quá trình học tập bao gồm học tại trường, lớp, ở những giai đoạn nhất định của cuộc đời và tự học suốt cả cuộc đời mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, còn sống còn phải học. Đây là biện pháp tốt nhất để nâng cao trình độ hiểu biết, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của nhiệm vụ cách mạng. “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Trong học tập, cần kết hợp cả học tập ở trường, ở lớp và tự học.
Bản chất của tự học là một quá trình học tập không trực tiếp có giảng viên. Tự học là lao động khoa học, vất vả hơn rất nhiều so với quá trình học có giảng viên, bởi người học phải độc lập xây dựng kế hoạch, phương pháp học tập, tự tìm hiểu, phân tích những kiến thức trong sách vở, tài liệu để tiến tới làm chủ tri thức. Nếu thiếu sự kiên trì, lòng quyết tâm và sự nghiêm túc của bản thân, thì sẽ không thể thực hiện được kế hoạch học tập do mình đặt ra. Chính việc tự học sẽ giúp mỗi người nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích vào cuộc sống. Và, tự học còn giúp cho mỗi người trở nên năng động, sáng tạo, không phụ thuộc vào người khác, từ đó hạn chế những khuyết điểm và hoàn thiện bản thân. Càng cố gắng tự học, con người càng trau dồi được nhân cách và tri thức. Để việc tự học đạt kết quả tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ học tập đúng đắn. Người yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên phải hiểu rõ: “Học để làm gì? Học để sửa chữa tư tưởng... Học để tu dưỡng đạo đức cách mạng... Học để tin tưởng... Học để hành...”. 
       Việc tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kiên trì tự học, vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lê-nin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam và đưa cách mạng nước ta đến thắng lợi. Sự vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rút kinh nghiệm, phát huy nội lực, và sâu xa hơn, đó còn là quá trình tự học tập, tự giáo dục để làm cho nhân cách cũng như năng lực của bản thân phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, công việc. Khi tham dự Đại hội VII Quốc tế Cộng sản được tổ chức tại Thủ đô Mát-xcơ-va (Nga) vào tháng 8-1935, Bác Hồ đã khai rõ trong lý lịch: “Họ và tên: Lin. Trình độ học vấn: Tự học”. Người cho rằng, việc học không chỉ có ở nhà trường, có lên lớp mới học tập... mà trong mọi hoạt động cách mạng, chúng ta đều phải học tập!
Chủ tịch Hồ Chí Minh lưu ý mỗi người phải học tập với thái độ nghiêm túc, hết sức khiêm tốn, thật thà, biết đến đâu nói đến đó, không được tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi. Bác nghiêm khắc phê phán tệ giấu dốt, lười biếng học tập, tự cao, tự đại, cho mình là giỏi nhất thiên hạ. Người nói: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Tính khiêm tốn yêu cầu người ta không được thỏa mãn với vốn kiến thức và thành tích đã đạt được. Trong khi học “phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng. Đọc tài liệu phải đào sâu hiểu kỹ, không tin một cách mù quáng từng câu một trong sách, có vấn đề chưa thông suốt thì mạnh dạn đề ra và thảo luận cho vỡ lẽ. Đối với bất cứ vấn đề gì đều phải đặt câu hỏi “vì sao”, đều phải suy nghĩ kỹ càng xem có hợp với thực tế không, tuyệt đối không nên nhắm mắt tuân theo sách vở một cách xuôi chiều. Phải suy nghĩ chín chắn”.
      Phương pháp tự học của Bác Hồ là: Muốn nâng cao kiến thức trong quá trình tự học, mỗi người cần phải biết cách tận dụng triệt để thời gian và những điều kiện, phương tiện có sẵn trong xã hội, như thư viện, câu lạc bộ, sách báo, viện bảo tàng, các buổi nói chuyện, hội thảo,... Ngoài ra, mỗi người cần tranh thủ sự giúp đỡ, hướng dẫn chỉ bảo của bạn bè, đồng nghiệp và thực hiện phương châm học ở mọi lúc, mọi nơi, học trong khi giao thiệp, trong công việc hằng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ, trong kinh nghiệm thành công cũng như thất bại và học trong công tác vận động quần chúng. Người chỉ rõ: “Học ở đâu? Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học nhân dân, không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”. Chính việc thông qua học tập, tiếp xúc với nhân dân mà cán bộ, đảng viên có điều kiện gần gũi, nắm được tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, từ đó tham mưu, đề xuất tiếp tục bổ sung, sửa đổi, hoàn thiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đúng đắn, phù hợp với nguyện vọng của nhân dân. Cuộc sống là một trường học thực tế sinh động, là nơi để “thực hành” những điều đã học. Mỗi ngày phải học hỏi thêm được những điều mới mẻ. Học đến đâu, luyện tập và thực hành đến đó. Trong lao động, làm việc là quá trình tự học tập, tích lũy, bổ sung kinh nghiệm, đúc kết kiến thức từ thực tiễn, và phải nghiên cứu kinh nghiệm cũ để giúp cho thực hành mới, lại đem thực hành mới để phát triển kinh nghiệm cũ làm cho nó đầy đủ, dồi dào thêm.
      Học Bác về tinh thần tự học, học suốt đời
      Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt, làm phương thức chủ yếu để nâng cao trình độ mọi mặt của bản thân. Song tự học ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không phải là một sự ngẫu hứng, tùy ý mà việc tự học của Người đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật, một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; với một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 
       Những lời chỉ dẫn quý báu, những bài học kinh nghiệm sâu sắc rút ra từ chính tấm gương tự học bền bỉ của Người đến nay vẫn giữ nguyên giá trị. Đặc biệt trong tình hình hiện nay khi cuộc cách mạng khoa học - công nghệ đang phát triển nhanh chóng, đòi hỏi mỗi cán bộ, đảng viên cần phải liên tục bồi dưỡng kiến thức, nâng cao năng lực để thích ứng với những biến đổi của xã hội, nếu không sẽ bị tụt hậu. Mặt khác, con người luôn ý thức về tương lai, chú trọng năng lực suy nghĩ, năng lực lý giải cho tương lai của mình. Để có được những năng lực ấy, mỗi người phải học tập không ngừng, học tập liên tục, học tập suốt đời thông qua nhiều hình thức, nhưng tự học là điều rất quan trọng, và vấn đề tự học trở thành một yêu cầu cấp bách, bắt buộc đối với mỗi cán bộ, đảng viên và từng người lao động. Thậm chí tự học quyết định sự thành bại của từng người trước những đòi hỏi ngày càng cao của nền sản xuất, của xã hội.
      Xây dựng công dân học tập của Thủ đô
      Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của công dân học tập trong việc đóng góp, xây dựng gia đình học tập, cộng đồng học tập, xã hội học tập, Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ các quyền lợi, nghĩa vụ, trách nhiệm và tác dụng của mỗi công dân trong việc học tập để mỗi công dân nắm rõ và ý thức, chủ động trong việc học tập suốt đời. Trong Hiến pháp Việt Nam, Luật Giáo dục Việt Nam và nhiều văn bản khác của Đảng và Nhà nước ta đã xác định rõ nghĩa vụ, quyền lợi của công dân Việt Nam đối với việc học tập: Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế, đều bình đẳng về cơ hội học tập.
      Phải khẳng định rằng, xây dựng xã hội học tập là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta trong thời gian vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay. Trong đó, việc xây dựng mô hình Công dân học tập có vị trí, vai trò rất quan trọng, là nhân tố tích cực để tạo sự thành công trong việc xây dựng xã hội học tập, góp phần vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài làm cho đất nước ngày càng phát triển.
      Để phát huy tốt vai trò, đóng góp của mình, mỗi công dân Việt Nam hơn ai hết phải kiên trì bám mục tiêu: học tập thường xuyên, liên tục, suốt đời, bất cứ lúc nào; luôn xác định: học không những cho bản thân, cho gia đình mà còn đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội; luôn có ý chí vươn lên, luôn chịu khó tìm tòi và phát huy sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học và trong lao động sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm vật chất và tinh thần cần thiết cho bản thân, gia đình, xã hội; vận động và tạo điều kiện thuận lợi cho những công dân khác học tập; tham gia tích cực chủ trương xây dựng mô hình Công dân học tập trong thời gian thí điểm cũng như đại trà sau này.


NGUYỄN THỊ THANH THỦY
Ban Khuyến hoc Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
Điện thoại: 0984718030
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học