Thực hiện Công văn số 49/CV-KHVN ngày 26/02/2025 và Kế hoạch tổ chức Hội thảo của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam triển khai chương trình “Khuyến học xanh” thực hiện theo Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày 01/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050”. Sáng ngày 15/4/2025, tại Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hội Khuyến học thành phố Hà Nội tổ chức Hội thảo Chuyên đề “Khuyến học xanh - Vì sự phát triển bền vững của Thủ đô”.
Đ/c Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung ương
Hội Khuyến học Việt Nam và lãnh đạo Hội Khuyến học Hà Nội chủ trì Hội Thảo Dự và chỉ đạo Hội thảo có đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; PGS.TS.Phạm Tất Dong - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; đại diện lãnh đạo các Ban của Trung ương Hội; Đại biểu thành phố Hà Nội có đồng chí Vũ Hà - Thành ủy viên, Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy; đồng chí Nguyễn Thị Diệu Hương - Uỷ viên Ban Thường trực, Trưởng ban Tuyên giáo và Đối ngoại Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội; đồng chí Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh Thành phố; đồng chí Lê Thị Thanh Nhàn - Phó Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Hà Nội; cùng các chuyên gia, nhà khoa học, các đồng chí đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội Thành phố; Hội Khuyến học Hà Nội có đồng chí Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội; cùng các đồng chí Thường trực, Ủy viên Ban Thường vụ, Ủy viên Ban Chấp hành Hội Khuyến học Hà Nội và các đồng chí Chủ tịch, Phó Chủ tịch, cán bộ khuyến học các quận, huyện, thị xã và các tổ chức Hội Khuyến học cơ sở; dự và đưa tin có các phóng viên Báo, Đài Truyền hình Trung ương và Hà Nội.
Ths.Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Thường vụ TW Hội Khuyến học Việt Nam,
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội trình bầy Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo Trình bầy Báo cáo đề dẫn tại Hội thảo, Ths.Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội nêu rõ: Ngày 01/10/2021, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg phê duyệt “Chiến lược Quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050”. Quyết định đã nhấn mạnh về tầm quan trọng của “Tăng trưởng xanh”; đó là: Tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh; là một phương thức quan trọng để thực hiện phát triển bền vững, đóng góp trực tiếp, giảm phát thải khí nhà kính; Tăng trưởng xanh lấy con người làm trung tâm, giúp giảm thiểu nỗi đau của con người trước những biến đổi khí hậu ngày càng khắc nghiệt; khuyến khích lối sống có trách nhiệm của từng cá nhân đối với cộng đồng và xã hội, định hướng thế hệ tương lai về văn hóa sống xanh, hình thành một xã hội văn minh, hiện đại hài hòa với thiên nhiên và môi trường; Tăng trưởng xanh phải dựa vào thể chế, khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại, nguồn nhân lực chất lượng cao, phù hợp với bối cảnh quốc tế, khu vực và điều kiện trong nước; định hướng đầu tư vào công nghệ tiên tiến, chuyển đổi số, kết cấu hạ tầng thông minh và bền vững…Quyết định cũng đã chỉ rõ: “Tăng trưởng xanh cũng là sự nghiệp của cả hệ thống tổ chức chính trị - xã hội, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan, được thúc đẩy bằng tinh thần đổi mới, sáng tạo và khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, bền vững”.
Các đại biểu tham dự tại Hội thảo Có thể hiểu rằng: “Tăng trưởng xanh là quá trình tăng trưởng kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm sự phát triển bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống” - Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội nhấn mạnh.
Trong những năm gần đây Thủ đô Hà Nội đang trên đà phát triển, các cấp, các ngành đang chung tay xây dựng Thủ đô giầu đẹp - văn minh - hiện đại. Nhận thức của người dân về bảo vệ môi trường ngày càng cao, đặc biệt là giới trẻ. Người dân đã dần ý thức được tầm quan trọng qua việc bảo vệ môi trường và tích cực tham gia vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Tuy vậy, chúng ta đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc thúc đẩy tăng trưởng xanh. Sự hiểu biết và nhận thức về các vấn đề môi trường của đại đa số người dân còn là một thách thức lớn - Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội nêu rõ.
Quang cảnh các đại biểu dự Hội thảo Về chức năng và nhiệm vụ của tổ chức Hội, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh nhấn mạnh: Khuyến học có chức năng hỗ trợ việc đào tạo thế hệ trẻ thành những công dân hữu ích cho đất nước và thúc đẩy việc học tập suốt đời cho những công dân, tạo nên nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp họ có kiến thức góp phần xây dựng xã hội tăng trưởng bền vững.
Ngày nay Khuyến học không chỉ hoạt động trong một xã hội số, mà còn trong một xã hội xanh để xây dựng xã hội học tập ở Việt Nam. Hội Khuyến học đang trong giai đoạn đẩy mạnh phong trào thi đua học tập suốt đời mà kết quả cuối cùng là những mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” và mô hình “Công dân học tập” theo các bộ tiêu chí đánh giá của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam ban hành.
Trong 5 năm tới (2025-2030), nhiệm vụ trọng tâm của Hội Khuyến học là thực hiện thắng lợi các mô hình học tập theo đúng chức năng, đó là: “Hỗ trợ và khuyến khích việc dạy và học của công dân đồng thời thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập suốt đời của công dân trong hệ thống giáo dục liên tục”. Để góp phần thực hiện các mục tiêu của chiến lược quốc gia về “Tăng trưởng xanh”, Hội Khuyến học xây dựng Chương trình “Khuyến học xanh” nhằm thực hiện Quyết định 1658/QĐ-TTg, qua đó nâng cao chất lượng các mô hình học tập theo Quyết định 387/QĐ-TTg và Quyết định 677/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
Ths.Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Thường vụ TW Hội Khuyến học Việt Nam,
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội chủ tọa Hội thảo điều hành phần tham luận Nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên khuyến học các cấp Thành phố về tầm quan trọng của “Chiến lược xanh” đối với sự phát triển bền vững của đất nước, của Thủ đô Hà Nội; đồng thời tìm giải pháp để các cấp Hội trong Thành phố tổ chức thực hiện. Để Hội thảo thành công, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh đề nghị các đại biểu tham dự Hội thảo phát biểu tập trung vào các nội dung: Sự cần thiết phải “xanh hóa” hoạt động khuyến học trước những xu hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn 2045. Vai trò của Hội Khuyến học trong việc triển khai thực hiện Quyết định số 1658/QĐ-TTg ngày của Thủ tướng Chính phủ; Làm rõ các nội dung của Khuyến học xanh, trước yêu cầu phát triển xanh, tăng trưởng xanh của đất nước, của Thủ đô, tập trung vào các nội dung mà mỗi người cần có là: Có “Tư duy xanh”, có “Lối sống xanh”, có “Kỹ năng xanh”; Giải pháp thúc đẩy sự phối hợp giữa Hội Khuyến học và Ngành Giáo dục và Đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể; Vai trò của Hội Khuyến học trong việc khuyến khích, hỗ trợ đào tạo cho lực lượng “Lao động xanh”; Giải pháp thực hiện đồng thời chuyển đổi số và chuyển đổi xanh các hoạt động khuyến học trong giai đoạn 2025-2030; Đề xuất những nhiệm vụ, giải pháp để Chương trình “Khuyến học xanh”; Liên hệ về nhận thức, trách nhiệm và nội dung tổ chức thực hiện.
GS.TS.Phạm Tất Dong - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký TW
Hội Khuyến học Việt Nam trao đổi tại Hội thảo về "Vì một Thủ đô xanh" Phát biểu tại Hội thảo, GS.TS.Phạm Tất Dong - Nguyên Phó Chủ tịch Thường trực, Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã làm rõ khái niệm “chuyển đổi xanh” trong lĩnh vực giáo dục. Theo GS.TS. “chuyển đổi xanh giáo dục” là quá trình tạo dựng mô hình giáo dục xanh, nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển bền vững. Việc “xanh hóa” giáo dục hướng tới đào tạo nguồn nhân lực có khả năng tham gia nền kinh tế xanh - một xu thế tất yếu trên toàn cầu.
GS.TS.Phạm Tất Dong nhấn mạnh: “Chuyển đổi xanh trong giáo dục là thay đổi phương pháp dạy và học từ phương pháp truyền thống sang phương pháp hiện đại, giúp người học tự định hướng, phát triển tư duy một cách sáng tạo và tăng khả năng về tương tác với thế giới bằng lối tư duy tăng trưởng bền vững. Giáo dục là một bộ phận của hệ thống kinh tế quốc dân, do đó chiến lược giáo dục xanh phải gắn kết chặt chẽ với chiến lược phát triển kinh tế xanh. Việc chuyển đổi giáo dục không thể tách rời các mục tiêu và định hướng mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong Chiến lược tăng trưởng xanh quốc gia”.
Quang cảnh các đại biểu dự Hội thảo GS.TS.Phạm Tất Dong đề xuất hai hướng chính để Hội Khuyến học triển khai chuyển đổi xanh. Thứ nhất, Hội Khuyến học các cấp cần hỗ trợ hoạt động dạy và học trong hệ thống giáo dục chính quy, nhằm góp phần đào tạo đội ngũ nhân lực mới chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế tri thức; Thứ hai, Hội Khuyến học cần thúc đẩy mạnh mẽ việc học tập suốt đời trong cộng đồng để phát huy tiềm năng cá nhân, từ đó nâng cao năng suất lao động, sức sáng tạo, đóng góp vào sự phát triển bền vững của quốc gia.
TS.KTS.Ngô Thị Kim Dung - Phó Hiệu Nhà trưởng, Trưởng ban Khuyến học
Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội trao đổi và tham luận tại Hội thảo Ở góc độ về chuyên môn, TS.KTS.Ngô Thị Kim Dung - Phó Hiệu Nhà trưởng, Trưởng ban Khuyến học Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội nhấn mạnh về vai trò then chốt của lực lượng “lao động xanh” trong quá trình chuyển đổi sang mô hình kinh tế xanh hiện nay.
Theo TS.KTS.Ngô Thị Kim Dung, để xây dựng được đội ngũ này, công tác đào tạo là yếu tố then chốt. Hội Khuyến học các cấp có thể đóng vai trò hỗ trợ đào tạo lao động xanh thông qua việc nâng cao nhận thức cộng đồng, tạo cơ hội học nghề, khuyến khích học tập suốt đời và kết nối cơ hội nghề nghiệp. “Lao động xanh” là lực lượng làm việc trong các ngành nghề có tác động tích cực đến môi trường, góp phần giảm thiểu biến đổi khí hậu và sử dụng bền vững tài nguyên thiên nhiên. Khác với lao động thông thường, “lao động xanh” cần có hiểu biết chuyên sâu về công nghiệp xanh, công nghệ tái tạo và các giải pháp bảo vệ môi trường. Việc đào tạo lao động xanh đang đối mặt với những khó khăn và thách thức, như việc thiếu nguồn lực và cơ sở hạ tầng đào tạo phù hợp. Hơn nữa, công nghệ và các ngành nghề xanh còn khá mới mẻ, đòi hỏi việc đào tạo cần liên tục cập nhật. Một bộ phận người lao động còn chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của việc chuyển sang nền “kinh tế xanh”.
TS.Nguyễn Mạnh Thản - Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty CP Ao Vua
tham luận tại Hội thảo với nội dung: "Khuyến học xanh với Người cao tuổi" Dù có những thách thức đặt ra, nhưng việc đào tạo “lao động xanh” sẽ mang lại nhiều thuận lợi. Nền kinh tế xanh đang được Chính phủ và các tổ chức quốc tế như: Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) ủng hộ mạnh mẽ, tạo ra cơ hội lớn cho các ngành nghề xanh phát triển. Với sự gia tăng nhu cầu về năng lượng tái tạo, công nghệ xanh và nông nghiệp bền vững, “lao động xanh” sẽ có nhiều cơ hội việc làm. Việc đào tạo lao động xanh sẽ không chỉ đáp ứng nhu cầu nhân lực, mà còn tạo giá trị bền vững cho nền kinh tế. Ngoài ra, các chương trình đào tạo “lao động xanh” còn có nhiều cơ hội nhận được sự hỗ trợ từ chính sách của Nhà nước và sự đầu tư của các tổ chức quốc tế.
PGS.TS.Nguyễn Thừa Lộc - Giảng viên cao cấp; Ủy viên BCH Hội Khuyến học
quận Bắc Từ Liêm, Chủ tịch Hội Khuyến học phường Xuân Tảo
tham luận tại Hội thảo với nội dung: "Một số vấn đề về Khuyến học xanh" Tại Hội thảo, đã có 9 ý kiến tham luận được trình bầy, các ý kiến tham luận tập trung đánh giá sự cần thiết phải “xanh hóa” hoạt động khuyến học trước những xu hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta giai đoạn 2025-2030 và tầm nhìn 2050; khẳng định vai trò của Hội Khuyến học các cấp trong việc thực hiện chiến lược quốc gia về “tăng trưởng xanh”, đặc biệt trong việc khuyến khích, hỗ trợ đào tạo cho lực lượng “lao động xanh” lứa tuổi từ 16 đến 40.
Ths.Đào Thị Tạo - Ủy viên BCH Hội Khuyến học quận Thanh Xuân,
Chủ tịch Hội Khuyến học phường Nhân Chính tham luận với nội dung:
"Hướng tới Khuyến học xanh trong kỷ nguyên mới của dân tộc Việt Nam" Các ý kiến tham tập tại Hội thảo đã trung phân tích, làm rõ các nội dung của “khuyến học xanh”, tập trung vào các nội dung mà mỗi công dân cần có như: có hành động đúng trong đời sống sinh hoạt, trong ứng xử với thiên nhiên, trong lao động sản xuất và công tác...; có “lối sống xanh” như quan tâm bảo vệ thiên nhiên, đoàn kết nhân ái, có văn hóa. Các đại biểu cũng đề cập đến việc đẩy mạnh tuyên truyền về việc công dân cần có một số “kỹ năng xanh” để từng bước hiện thực hóa “tư duy xanh” và gìn giữ “lối sống xanh” trong sinh hoạt gia đình, hoạt động nghề nghiệp và thực hiện văn hóa ứng xử trong cộng đồng; các giải pháp thúc đẩy sự phối hợp giữa Hội Khuyến học với Ngành Giáo dục và Đào tạo, với các Sở, ban, ngành, tổ chức đoàn thể chính trị xã hội, các tổ chức Hội quần chúng trong việc xây dựng các chuyên đề tại Trung tâm học tập cộng đồng và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác.
Nhà giáo Khuất Thị Ngọc - Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Phúc Thọ
tham luận với nội dung: "Công tác Khuyến học trọng Chiến lược Quốc gia
về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến 2050" Phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo, đồng chí Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đánh giá cao về Hội Khuyến học Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Chuyên đề: “Khuyến học xanh - Vì sự phát triển bền vững của Thủ đô”. Phó Chủ tịch Thường trực cho rằng: Giáo dục xanh là phát triển kiến thức, kỹ năng, phát triển giá trị, quan điểm mang tầm thế giới để tạo ra thế hệ, lớp người hành động đóng góp tích cực vào sự phát triển bền vững của xã hội. Giáo dục xanh là nền giáo dục định hướng cho tương lai, tập trung vào bảo vệ môi trường, tạo ra một thế giới công bằng hơn về mặt sinh thái, tự nhiên, xã hội.
Đ/c Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu chỉ đạo tại Hội thảo Kết luận tổng kết Hội thảo, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh nhấn mạnh: Các ý kiến tham luận, trao đổi của các đại biểu dự Hội thảo đã làm rõ vấn đề “Khuyến học xanh” trước yêu cầu phát triển xanh, tăng trưởng xanh của Thủ đô và đất nước, tập trung vào nội dung mà mỗi người cần có như: “tư duy xanh”, “lối sống xanh”, “kỹ năng xanh”; qua đó đề xuất những giải pháp cần thiết cho Khuyến học xanh tại Hà Nội. Hội thảo Chuyên đề “Khuyến học xanh - Vì sự phát triển bền vững của Thủ đô” của Hội Khuyến học thành phố Hà Nội đã thành công tốt đẹp - Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội khẳng định.
Ths.Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Thường vụ TW Hội Khuyến học Việt Nam,
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội phát biểu kết luận tổng kết Hội thảo

Ths.Vũ Đình Tân - Giảng viên, cán bộ Ban Khuyến học Trường Cao đẳng
Nghề và Công nghiệp Hà Nội tham luận tại Hội thảo
Nhà giáo Hồ Thị Minh Nguyệt - Ủy viên BCH Hội Khuyến học quận Đống Đa,
Chủ tịch Hội Khuyến học phường Phương Mai tham luận tại Hội thảo Tin bài và ảnh: NGUYỄN BÁ CHÂU
Văn phòng Hội Khuyến học Hà Nội
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền