Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 21

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 20


Hôm nayHôm nay : 4162

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 204997

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22360425

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Chuyện Khuyến học ở Mê linh

Thứ hai - 26/12/2011 19:14
Ông Phan Việt Huy-Thường vụ- Thường trực HKH Hà Nội

Ông Phan Việt Huy-Thường vụ- Thường trực HKH Hà Nội

Huyện Mê Linh vừa tổ chức Đại hội Hội Khuyến học huyện nhiệm kỳ 2011 - 2016. Trong những năm qua, khuyến học Mê Linh là một điển hình xuất sắc. Phong trào xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học ở Mê Linh đã có nhiều cách làm hay, đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở Mê Linh. Ông Phan Việt Huy, Thường vụ HKH Hà Nội, Thường trực - Trưởng ban Tuyên huấn, người trực tiếp theo dõi phong trào khuyến học huyện Mê Linh nhiều năm nay đã có bài viết : "Chuyện Khuyến học ở Mê linh". Chúng tôi trân trọng giới thiệu lại toàn văn bài báo trên.
 
       Khi năm học 2010 - 2011 kết thúc, gần hai trăm cán bộ, giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn vươn lên học tốt đã được Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Mê Linh tổ chức về thăm Lăng Bác, thăm khu bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh và làm lễ dâng hương, báo công tại bái đường Văn Miếu Quốc Tử Giám.
      Trong số học sinh nghèo học giỏi được tham dự buổi lễ này có nhiều em hoàn cảnh rất khó khăn. Sáng cắp sách đến trường, chiều lại  ra đồng giúp cha mẹ chăm lo vịêc nhà nông như những lao động không thể thiếu của không ít gia đình. Lại có những em đã  mồ côi cha hoặc mẹ, nên mới học lớp 7, lớp 8 đã trở thành lao động chính trong nhà. Do vậy mà chuyến đi do Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục huyện tổ chức đã trở nên có ý nghĩa và trở thành kỷ niệm khó quên. Không ít em mới chỉ biết Văn Miếu Quốc Tử Giám qua những trang sách hoặc trên màn ảnh truyền hình, bởi  đây là lân đầu tiên các em được đến thăm, được trực tiếp nghe giới thiệu về di tích lịch sử - văn hoá nổi tiếng này, được nghe bài Chúc văn do bác Phó Chủ tịch Hội Khuyến học huyện chuẩn bị công phu và đọc rất trang trọng và xúc động.
       Cả tháng sau, khi có dịp trở lại Mê Linh, tôi vẫn thấy nhiều bậc cha mẹ hân hoan kể về niềm vui của con cháu mình sau chuyến đi do Hội Khuyến học tổ chức. Họ ghi nhận như một sự tri ân với những người làm khuyến học và cũng như sự khẳng định vai trò đóng góp của công tác khuyến học với quê hương. 
 
        
         Văn nghệ chào mừng Đại hội khuyến học huyện Mê Linh nhiệm kỳ 2011-2016

  Sau mười nám thành lập, Hội Khuyến học Mê Linh từ chỗ có năm chi hội nay đã có trên hai trăm chi hội. Hội được thành lập ở cả 18 xã trong huyện. Chi hội Khuyến học được phát triển đa dạng trong các thôn xóm, trong các Hội Người cao tuổi, Hội Cựu chiến binh, Hội Cựu giáo chức, Hội đồng môn, Hội đồng tuế, Hội đồng hương Mê Linh ở các tỉnh, Hội ở các nhà chùa, khu công giáo… Chùa Trung Hậu xã Tiền phong đã xây dựng Chi hội với trên 100 hội viên là các phật tử, tăng ni. Làng Giai Lạc thị trấn Quang Minh là làng công giáo toàn tòng cũng có Chi hội với 128 hội viên. Tổng số hội viên khuyến học toàn huyện đến nay lên đến trên 14 nghìn người. Bên cạnh các xã có phong trào mạnh từ nhiều năm như Thạch Đà, Thanh Lâm, Tráng Việt, Mê Linh, Tiền Phong những năm gần đây đã có thêm nhiều xã có phong trào phát triển tốt như Vạn Yên, Tự Lập, Tiến Thắng, Hoàng Kim…Việc tổ chức khen thưởng các giáo viên giỏi, học sinh giỏi, học sinh thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, hoặc những người đỗ đạt cao như thạc sĩ, tiến sĩ và cấp học bổng cho học sinh các gia đình có nhiều khó khăn đã trở thành nền nếp từ Hội Khuyến học huyện đến các xã. Chỉ tính riêng năm 2010 Hội Khuyến học huyện và  các xã , thôn, dòng họ đã tổ chức khen thưởng cho hàng trăm lượt giáo viên giỏi, hơn 22 nghìn  lượt học sinh giỏi, học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, 202 học sinh thuộc diện chính sách, học sinh nghèo vượt khó đã được cấp học bổng với số tiền lên tới hàng tỷ đồng.

                 Ban chấp hành mới Hội khuyến học huyện Mê Linh nhiệm kỳ 2011-2016

  Bên cạnh việc vận động mỗi cán bộ, nhân viên góp quỹ Khuyến học mỗi năm một ngày lương, mỗi hội viên đóng góp hội phí , vận động các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp đóng góp quỹ, ở Mê Linh còn có nhiều cách gây quỹ Khuyến học khá độc đáo như vận động các đôi thanh niên khi kết hôn  ủng hộ  từ một đến hai trăm nghìn đồng; những gia đình tổ chức giỗ lễ, đám cưới … ủng hộ số tiền tương đương một mâm cỗ cho quỹ Khuyến học…Ông Phó Chủ tịch thường trực  Hội Khuyến học huyện còn tổ chức các đoàn cán bộ khuyến học lên tận Lào Cai, Hà Giang nơi có  những doanh nghiệp do những người con của đất Mê Linh đang hoạt động để vận động đóng góp cho quỹ Khuyến học của huyện và các xã. Chỉ tính riêng năm 2010 quỹ Khuyến học của huyện đã có trên 200 triệu đồng; quỹ các xã, phường có trên 920 triệu đồng; quỹ các thôn làng, tổ dân phố có hơn 420 triệu đồng; quỹ của các dòng họ có hơn 800 triệu đông; quỹ các trường học có trên 620 triệu đồng.  Như vậy tổng số tiền quỹ Khuyến học toàn huyện trong năm từ các nguồn thu lên tới gần 3 tỷ đồng.
        Nhưng phát triển mạnh mẽ và hiệu quả nhất phải nói đến phong trào xây dựng dòng họ hiếu học với 116 Chi hội dòng họ trong toàn huyện. Riêng ở xã Thạch Đà  đã có 18/20 dòng họ làm tốt công tác khuyến học. Hàng năm, các dòng họ đều tổ chức phát thưởng cho các con cháu thi đỗ đại học, cao đẳng, học sinh giỏi cấp huyện và thành phố và hỗ trợ các cháu học sinh nghèo.
       Nhà thờ dòng họ Phùng Đình - Phùng Viết được xây dựng khang trang, bảng phả hệ của dòng họ rộng tới gần chục mét vuông có ghi đủ họ tên con cháu qua 11 đời được đặt trang trọng cạnh bàn thờ Tổ họ. Phía đối diện là 10 điều quy ước của họ tộc trong đó điều 7 có ghi: ”Họ tộc trân trọng các cháu có nhiều cố gắng học tập, đỗ đạt thành tài để cống hiến cho đất nước, làm rạng danh cho gia đình và dòng tộc.
     Họ tộc lập quỹ Khuyến học để hàng năm tặng thưởng cho các cháu đỗ đại học, cao đẳng, học sinh đạt giải cấp huyện trở lên.Tổ chức trao thưởng được tiến hành trang trọng tại nhà thờ Tổ họ để động viên, khuyến khích giáo dục ý thức với cội nguồn, xây dựng niềm tự hào về truyền thống tốt đẹp của tổ tiên.”
      Hàng năm lễ trao thưởng được tổ chức với nghi thức trang trọng. Ban tổ chức của tám chi họ tập hợp các em trong diện được trao thưởng có giấy báo nhập học, hoặc giấy khen của các nhà trường đến nhà thờ họ cùng phụ huynh. Trước lễ báo công, đại điện họ tộc và các cháu đến viếng nghĩa trang liệt sĩ. Ban tổ chức sắm lễ báo công trước tổ đường với đông đủ đại diện 8 chi họ, các cụ cao niên, các nhà hảo tâm, những người thành đạt của dòng họ. Sau lễ  báo công, biểu dương các gia đình hiếu học tiêu biểu và tri ân các nhà hảo tâm là lễ trao bằng “Học sinh hiếu học” của dòng họ kèm theo tiền thưởng tuỳ theo từng mức theo quy ước của dòng họ.
      Dòng họ Nguyễn Hữu là một dòng họ lớn với hơn 750 xuất đinh.. Quỹ Khuyến học của dòng họ được hình thành từ  nguồn đóng góp của tất cả các hộ gia đình (lần đầu mức tối thiểu là 50 nghìn/hộ); cùng với sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, những người thành đạt trong họ tộc. Quỹ được để riêng cho việc động viên khen thưởng các con em thi đỗ vào đại học, cao đẳng, học sinh giỏi các cấp. Nhà thờ của dòng họ được xây dưng lại trên cả khu đất rộng gần hai nghìn mét vuông, ngoài nhà thờ tổ xây dựng kiên cố đẹp đẽ và rộng như một hội trường lớn còn  có khu sân, vườn cây cảnh… Trong lễ trao thưởng với sự chứng kiến của các bậc cao niên, đại diện các chi họ, còn có  các tiến sĩ, tiến sĩ khoa học, những người con của dòng họ dự và kể lại quá trình phấn đấu , rèn luyện của bản thân để các cháu noi theo.
     Trong năm năm trở lại đây, dòng họ đã động viên các gia đình trong toàn họ tộc không để con em trong độ tuổi bỏ học và quyết tâm phổ cạp trình độ trung học phổ thông cho các đối tượng không có điều kiện học lên đại học, cao đẳng. Đến nay dòng họ đã có hai tiến sĩ, ba thạc sĩ, 40 ngươì có trình độ đại học hoặc cao đẳng. Sắp tới đây, dòng họ sẽ thống kê trình độ văn hoả trong từng chi họ và toàn dòng họ để tiếp tục khuyến khích mạnh hơn phong trào khuyến học trong họ tộc.
    Dòng họ Nguyễn Trại thuộc thôn Văn LôI, xã Tam Đồng có gần 150 hộ thuộc diện thuần nông với gần chín trăm nhân khẩu, trong đó có hơn 60% trẻ đến tuổi đi học. Từ năm 2001, Chi hội Khuyến học Nguyễn Trại được Hội Khuyến học Vĩnh Phúc công nhận là Chi hội Khuyến học đầu tiên của tỉnh. Lúc đầu Cho hội có 60 hội viên gồm những người tự nguyện tham gia công tác khuyến học, tích cực vận động, giúp đỡ các cháu có hoàn cảnh khó khăn không bỏ học. Quỹ Khuyến học do mỗi hội viên và mỗi hộ gia đình đóng góp từ 200 nghìn/ hộ và các nguồn tài trợ của các cá nhân hảo tâm chỉ dành cho việc khen thưởng học sinh giỏi, hỗ trợ học sinh nghèo, thưởng các cháu thi đỗ THPT và cao đẳng, đại học. Riêng với các cháu sắp thi đại học, dòng họ đã tổ chức các lớp bồi dưỡng, mời các thấy cô giáo giỏi về giúp các cháu ôn luyện thi.. Chi phí do quỹ của dòng họ chi trả. Đến nay dòng họ đã có một người đỗ thạc sĩ, 16 em đỗ đại học, 20 lượt học sinh đạt giải thi học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố. Vì là dòng họ thuần nông, chuyên canh lúa và chăn nuôi nên Chi hội Khuyến học còn kết hợp với các chi hội VAC, chi hội chăn nuôi, tổ kỹ thuật của thôn tổ chức tập huấn nâng cao kỹ thuật, ứng dụng vào  chăn nuôi, trồng trọt, góp phần nâng cao năng suất cây trồng, vật nuôi.                                                                                                                                            
    Ở nhiều xã trong  huyện Mê Linh còn có rất nhiều chi hội, nhiều  dòng họ làm tốt công tác khuyền học như chi hội Bạch Trữ xã Tiến Thắng, chi hội Thọ Lão xã Tiến Thịnh, họ Bùi Đình, họ Ngô xã Tráng Việt, họ Nguyễn Trại xã Thanh Lâm, họ Lê xã Tiến Thắng...Từ những năm ở Vĩnh Phúc và khi sáp nhập về Hà Nội, Khuyến học Mê Linh luôn là một trong những đơn vị xuât sắc với ba lần được Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam tặng Bằng khen, một lần được tặng cờ Đơn vị thi đua xuất sắc và nhiều lần được Bằng khen của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và thành phố Hà Nội. Cũng không thể không ghi nhận những đóng góp đầy tâm huyết và hết mình  của những người làm công tác khuyến học ở Mê Linh, từ các cơ sở đến huyện; mà một trong những người đó là ông Phó Chủ tịch thường trực Nguyễn Huy Chĩ, ngưòi được đông đảo người làm khuyến học và người dân gọi là “Người của Khuyến học”
 
                                                                                                                                                                                                                                                                                                                VIỆT HUY
 
Từ khóa: mê linh, khuyến học

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học