Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 77


Hôm nayHôm nay : 21931

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 359869

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22111044

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Quận ủy Tây Hồ: Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW

Thứ bảy - 17/03/2012 22:17
Quận ủy Tây Hồ: Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW

Quận ủy Tây Hồ: Báo cáo 5 năm thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW

Thực hiện Công văn số 561 - CV/BTGTU ngày 14/02/2012 của Ban Tuyên giáo Thành ủy về việc tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” (sau đây viết là Chỉ thị 11 - CT/TW), Quận uỷ Tây Hồ báo cáo cụ thể như sau:
I. Đặc điểm tình hình
Quận Tây Hồ là vùng đất có truyền thống văn hóa lâu đời của Thủ đô, gồm 8 phường nằm quanh Hồ Tây với số dân trên 142.000 người. Quận đang trong quá trình đô thị hóa nên cùng với sự phát triển từng ngày là những khó khăn, thách thức không nhỏ như: trình độ, nhận thức của nhân dân không đồng đều; một số gia đình giàu lên nhanh chóng do chuyển nhượng đất đai hoặc được nhận tiền đền bù giải phóng mặt bằng nhưng chưa nhận thức đúng về việc đầu tư cho con em học tập và đào tạo nghề nghiệp; một bộ phận cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ việc xây dựng xã hội học tập.
Sau khi thành lập quận, lãnh đạo Quận uỷ - HĐND - UBND quận và các phường đã rất quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài; sớm quyết định thành lập Hội khuyến học quận và chỉ đạo thành lập Hội khuyến học ở các phường. Công tác khuyến học trên địa bàn quận đã có bước phát triển tốt và đi vào nền nếp.
 II. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 13/4/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”



  Bà Lê Thị Thu Hằng - Phó Bí thư thường trực, Trưởng Ban XDXHHT phát biểu tại hội nghị
          Thực hiện Chỉ thị 11 - CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 26 - CTr/TU ngày 20/12/2007 của Thành uỷ Hà Nội, Quận uỷ đã tiến hành tổng kết 05 năm thực hiện Chỉ thị số 50 - CT/TW ngày 24 /8/1999 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội khuyến học” gắn với việc triển khai thực hiện Chỉ thị 11 - CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 26 - CTr/TU ngày 20/12/2007 của Thành uỷ Hà Nội.
Để kịp thời chỉ đạo các đơn vị triển khai thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW, Quận uỷ đã có Công văn số 181 - CV/QUTH ngày 25/5/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”, ban hành Kế hoạch số 41 - KH/QUTH ngày 14/01/2008 nhằm thực hiện các Chỉ thị, Chương trình trên.
Quận uỷ đã đưa tinh thần nội dung Chỉ thị 11 - CT/TW của Bộ Chính trị vào Nghị quyết Đại hội Đảng bộ quận lần thứ IV, Chương trình số 03 - CTr/QUTH ngày 11/11/2010 về “Phát triển văn hoá xã hội và xây dựng nếp sống người Hà Nội trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2010- 2015” và Đề án 224 - ĐA/QUTH ngày 22/9/2011 về “Những giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trên địa bàn quận”.
Đặc biệt, để triển khai thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TW có hiệu quả cao, Ban Thường vụ Quận uỷ ra Quyết định “Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập quận Tây Hồ” do đồng chí Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ làm Trưởng Ban chỉ đạo, đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Quận uỷ, Phó Chủ tịch UBND quận phụ trách văn hoá xã hội và đồng chí Chủ tịch Hội khuyến học làm phó Ban chỉ đạo. Ban chỉ đạo phân công Ban Tuyên giáo Quận uỷ làm cơ quan thường trực phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể hoạt động có hiệu quả. Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập quận luôn chủ động, sáng tạo chỉ đạo, định hướng, hướng dẫn các đơn vị triển khai thực hiện tốt Chỉ thị số 11 - CT/TW.  Hằng năm, Ban chỉ đạo tiến hành tổng kết, khen thưởng các đơn vị, cá nhân xuất sắc, xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện. Khi xây dựng Kế hoạch năm, Ban chỉ đạo đã chọn những nội dung các đơn vị triển khai thực hiện chưa tốt để tập trung chỉ đạo. Từ đó, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân quận xây dựng kế hoạch hành động cụ thể đối với nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập ở địa phương, đơn vị mình.
Để đánh giá công tác lãnh đạo, tổ chức thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TW và theo Kế hoạch của Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập quận, hằng năm, Ban chỉ đạo đã xây dựng Kế hoạch kiểm tra và tổ chức kiểm tra cơ sở để kịp thời rút kinh nghiệm với các đơn vị về công tác triển khai thực hiện Chỉ thị, Kế hoạch của cấp trên, đồng thời phát hiện, xây dựng nhân điển hình các tổ chức, cá nhân tích cực hưởng ứng với các hình thức, nội dung mang lại hiệu quả thiết thực. Điển hình năm 2011, Ban chỉ đạo “Xây dựng xã hội học tập quận” xây dựng Kế hoạch số 04 - KH/BCĐ ngày 06/7/2011 về “Kiểm tra xây dựng xã hội học tập quận năm 2011” và Quyết định số 351 - QĐ/QUTH ngày 7/9/2011 về “Thành lập đoàn kiểm tra thực hiện xây dựng xã hội học tập quận năm 2011”; tiến hành kiểm tra trực tiếp việc thực hiện xây dựng xã hội học tập Quận năm 2011 tại 05/08 phường, 03/08 phường tự kiểm tra, báo cáo kết quả về Ban chỉ đạo quận. Sau khi kiểm tra Ban chỉ đạo đã có Báo cáo số 05 - BC/BCĐ ngày 01/11/2011 về “Kết quả kiểm tra thực hiện Xây dựng xã hội học tập năm 2011 trên địa bàn quận Tây Hồ”; tham mưu để Ban Thường vụ Quận uỷ ban hành Kết luận số 03 - KL/QUTH ngày 10/11/2011 về “Kiểm tra thực hiện Xây dựng xã hội học tập năm 2011 trên địa bàn quận Tây Hồ”.
Ban Tuyên giáo Quận uỷ tích cực khảo sát, hướng dẫn, đôn đốc các cấp uỷ Đảng triển khai thực hiện kế hoạch hàng năm của Ban chỉ đạo; tích cực tham mưu giúp Ban Thường vụ, Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập quận lãnh đạo thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận.
UBND quận tiếp tục chỉ đạo thực hiện Chỉ thị 03/CT-UB ngày 20/3/2001 về phát huy vai trò của hội khuyến học trong việc phát triển sự nghiệp giáo dục – đào tạo; Quyết định thành lập Trung tâm học tập cộng đồng các phường; xây dựng Kế hoạch hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng như: Kế hoạch số 62 - KH/UBND ngày 14/4/2010 “Kế hoạch hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn quận năm 2010”; Kế hoạch số 55 - KH/UBND ngày 23/3/2011 “Kế hoạch hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn quận năm 2011” và tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng các phường” đạt kết quả tốt; chỉ đạo tổ chức thành công Đại hội giáo dục quận Tây Hồ lần thứ IV (nhiệm kỳ 2010 - 2015).
UBND quận chỉ đạo Phòng giáo dục - đào tạo quận ban hành hướng dẫn nội dung hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng các phường ngay từ quý I hàng năm. Trên cơ sở đó, Ban giám đốc trung tâm học tập cộng đồng các phường xây dựng Kế hoạch hoạt động phù hợp với yêu cầu của người học tại địa phương.
Hội khuyến học quận chủ động triển khai việc tuyên truyền, hướng dẫn các Hội cơ sở có kế hoạch hoạt động cụ thể.
Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị quận tích cực phối hợp với Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng, Hội Khuyến học triển khai công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Hàng năm, Đảng uỷ các phường đã nghe Hội khuyến học, Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng báo cáo tình hình tổ chức, kế hoạch công tác, trực tiếp chỉ đạo các nhiệm vụ cần tập trung nhằm nâng cao chất lượng hoạt động của Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng; chú trọng công tác kiểm tra, đôn đốc cấp ủy các Chi bộ quan tâm thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập từ cơ sở.
UBND các phường đã quan tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về cơ sở vật chất để Hội Khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng hoạt động; quan tâm chỉ đạo kiện toàn Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng.
Các chi bộ Khu dân cư, chi bộ Trường học đưa công tác khuyến học, khuyến tài vào Nghị quyết của Chi bộ để lãnh đạo thực hiện.
III. Kết quả thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TW của Bộ Chính trị ngày 13/4/2007 về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”


     Bà Lê Thị Thu Hằng trao giấy khen của Quận ủy cho 8 đơn vị có thành tích xuất sắc trong năm 2011
    
      1. Công tác tuyên truyền
 Quận uỷ đã chỉ đạo Ban Tuyên giáo Quận uỷ phối hợp với Hội khuyến học quận tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 11 - CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị, Chương trình hành động số 26 - CTr/TU ngày 20/12/2007 của Thành uỷ Hà Nội và Kế hoạch số 41 - KH/QUTH ngày 14/01/2008 của Quận uỷ Tây Hồ “Về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” tới 260 đại biểu đại diện các ban, ngành, đoàn thể, các đồng chí Bí thư Đảng uỷ, Chủ tịch, Phó chủ tịch phụ trách văn hoá - xã hội, Trưởng ban Tuyên giáo các phường, BCH Hội khuyến học quận, phường, Bí thư chi bộ và Chi hội trưởng khuyến học khu dân cư. Sau đó, Đảng uỷ các phường đã tổ chức quán triệt Chỉ thị số 11 - CT/TW tới toàn thể cán bộ, đảng viên. Chỉ đạo các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể nhân dân tiếp tục tuyên truyền sâu rộng, bằng nhiều hình thức về nội dung Chỉ thị số 11-CT/TW  ngày 13/4/2007 của Bộ chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” như: tổ chức hội nghị tập huấn, tọa đàm, trao đổi kinh nghiệm; thông qua các hội nghị của MTTQ và các đoàn thể; tuyên truyền trong sinh hoạt chi bộ; phát thanh trên hệ thống loa truyền thanh các phường về những nội dung liên quan đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; tuyên truyền về kết quả dạy và học của các trường, các giáo viên dạy giỏi, học sinh giỏi, học sinh tài năng và các tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng, hiểu đầy đủ ý nghĩa của việc xây dựng xã hội học tập.
Ban Tuyên giáo tuyên truyền hướng dẫn, cung cấp các tài liệu liên quan đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tới cơ sở. Trong năm 2007, Hội khuyến học quận đã biên soạn 02 tài liệu về công tác khuyến học trong giai đoạn mới và hướng dẫn các phường phát thanh trên hệ thống truyền thanh.
Để thực hiện tốt Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập”, hàng năm, Hội khuyến học đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể phát động thi đua “Nhà nhà làm khuyến học, người người làm khuyến học”. Nhân dịp kỷ niệm 119 năm ngày sinh nhật Bác, Hội khuyến học quận đã tổ chức Hội nghị chuyên đề “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, quyết tâm xây dựng Tây Hồ thành xã hội học tập” được Thành phố đánh giá cao.
 Phòng giáo dục - đào tạo quận và Ban giám hiệu các trường đã tuyên truyền xây dựng phong trào khuyến học trong các nhà trường. Các tổ chức, ban, ngành, MTTQ và các đoàn thể căn cứ chức năng nhiệm vụ của mình đã tổ chức tuyên truyền nhằm thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận.
          8/8 phường đã tổ chức tuyên truyền phổ biến các kinh nghiệm, mô hình tốt trong công tác khuyến học, khuyến tài; vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân tự nguyện, tích cực tham gia vào việc xây dựng xã hội học tập theo tinh thần Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị.
2. Kết quả cụ thể về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận trong 05 năm (2007- 2012)
2.1. Kết quả về công tác khuyến học, khuyến tài
a. Công tác xây dựng tổ chức và các mô hình hoạt động khuyến học
Được sự quan tâm giúp đỡ của cấp uỷ, MTTQ và các đoàn thể nhân dân khu dân cư, Hội khuyến học đã làm tốt công tác tuyên truyền, vận động phát triển hội viên nên số hội viên khuyến học tăng hằng năm: năm 2006 toàn quận có 4.043 hội viên,  năm 2011 tăng lên :11.865 hội viên.
8/8 phường đã thành lập Hội khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng, Ban chỉ đạo xây dựng xã hội học tập phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. 6/8 Hội cấp phường hoạt động xuất sắc, 2/8 Hội cấp phường làm tốt công tác khuyến học; 100% khu dân cư và trường học đã có chi Hội khuyến học. Đến cuối năm 2011, tổng số chi hội khuyến học của 8 phường là 172 chi hội (89 chi hội KDC, 54 chi hội dòng họ, 25 chi hội trường học và 4 chi hội cơ quan phường). Tiêu biểu là phường Phú Thượng có 22/22 dòng họ đã thành lập chi hội khuyến học.
Hội khuyến học Quận luôn quan tâm xây dựng gia đình hiếu học: Số gia đình đăng ký phấn đấu trở thành gia đình hiếu học Thủ đô tăng mạnh. Năm 2006 có 4.514 gia đình đăng ký, 2.022 gia đình được Hội khuyến học Hà Nội trao Giấy chứng nhận Gia đình hiếu học Thủ đô. Từ năm 2008 đến nay số gia đình đăng ký đạt 10.500 hộ, có 8.000 hộ gia đình được công nhận Gia đình hiếu học Thủ đô (đạt chỉ tiêu Đại hội đề ra vào năm 2012). Hội khuyến học đã tổ chức trao Giấy chứng nhận Gia đình hiếu học Thủ đô vào năm 2007 - 2008, 2009 - 2010 và là đơn vị duy nhất của Thành phố có hoạt động này.
 Hàng năm, UBND quận tổ chức “Ngày Hội Khuyến học quận”, gặp mặt, tôn vinh 100 gia đình hiếu học và cán bộ khuyến học tiêu biểu cấp quận; khen thưởng học sinh giỏi; trao gần 150 suất học bổng cho học sinh nghèo.
Để nâng cao hiệu quả hoạt động, Hội khuyến học đã xây dựng các mô hình khuyến học cụ thể như: mô hình khuyến học khu dân cư, dòng họ, trường học và mô hình khuyến học cơ quan, doanh nghiệp. Đến nay, 100% cơ quan đều có hoạt động khuyến học trong cán bộ công nhân và con em.  
b. Công tác khuyến học, khuyến tài
Hội Khuyến học quận luôn phối hợp chặt chẽ với Hội đồng giáo dục, phòng Giáo dục - đào tạo, các Ban, ngành, đoàn thể trong quận xây dựng xã hội học tập trong toàn quận.
Hàng năm, Hội Khuyến học quận tổ chức tập huấn công tác khuyến học, qua đó đội ngũ cán bộ làm công tác khuyến học hiểu rõ hơn về ý nghĩa, yêu cầu của công tác khuyến học và trọng tâm công tác của năm để triển khai thực hiện. Trong 5 năm qua, Hội phối hợp với phòng Giáo dục - đào tạo quận tổ chức trao giải “Khuyến học Tây Hồ” cho 57 giáo viên….. và trên 100 học sinh giỏi cấp Thành phố với tổng kinh phí khen thưởng là 165 triệu đồng.
Trong những năm qua, Hội khuyến học phối hợp với các Ban, ngành, đoàn thể quận, phường và khu dân cư tích cực vận động những nhà hảo tâm ủng hộ cho quỹ khuyến học trung bình mỗi năm được khoảng 1,5 tỷ đồng phục vụ cho các hoạt động khuyến học, khuyến tài trên địa bàn.
Những đơn vị tiêu biểu trong việc vận động xây dựng quỹ Khuyến học là Hội khuyến học phường Nhật Tân, Bưởi, Chi hội khuyến học KDC số 1 phường Quảng An, Trường THPT Chu Văn An, Trường phổ thông Đông Đô…
 Năm 2011, Hội Khuyến học quận tổ chức kỷ niệm 10 năm ngày thành lập và tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị 03 - CT/UBND của UBND quận về công tác khuyến học với sự tham dự của 220 đại biểu. Nhân dịp này, UBND quận khen thưởng 30 tập thể và 44 cá nhân xuất sắc trong công tác khuyến học.
Được sự hướng dẫn, chỉ đạo của Hội khuyến học Quận, Hội khuyến học các phường đã tổ chức tốt các hoạt động khuyến học, khuyến tài, đặc biệt là các hoạt động trong “Ngày hội khuyến học phường”: tuyên dương các gia đình hiếu học tiêu biểu, khen thưởng học sinh giỏi, học sinh thi đỗ đại học, các thầy, cô giáo dạy giỏi đạt giải cấp quận và thành phố; phát động mọi người tích cực học tập và tham gia công tác khuyến học để "Nhà nhà làm khuyến học, người người làm khuyến học" góp phần xây dựng thành công xã hội học tập. Tiêu biểu là các phường Nhật Tân, Thụy Khuê, Quảng An, Bưởi. Tại phường Nhật Tân, nhân dịp lễ hội Đình làng đã trao giải Linh Lang cho giáo viên, học sinh có thành tích trong giảng dạy và học tập, các học sinh đỗ đại học và công dân có thành tích trong lao động, sản xuất. Ngoài ra, Chi hội khuyến học dòng họ còn khắc bia bảng vàng cho các gia đình có con đỗ thạc sĩ, tiến sĩ. Hội khuyến học phường Thuỵ Khuê tổ chức tôn vinh tiến sĩ trẻ trước Đền Voi Phục. Hội khuyến học phường Quảng An đã tổ chức biểu dương các học sinh học giỏi tại Văn Miếu. Phường Yên Phụ đã tổ chức tuyên dương học sinh giỏi, giáo viên giỏi, gia đình làm kinh tế giỏi trong lễ hội đình làng, được nhân dân đánh giá cao. Phường Quảng An tổ chức tôn vinh gia đình hiếu học. Dòng họ Nguyễn Duy - phường Quảng An, Dòng họ Phan - phường Thụy Khuê, Dòng họ Công Nghĩa - phường Phú Thượng, dòng họ Chu, Trần, Nguyễn - phường Nhật Tân… đã tổ chức lễ tôn vinh học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập.
          MTTQ quận đã chỉ đạo gắn cuộc vận động xây dựng xã hội học tập với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”. Hàng năm, MTTQ quận và các phường đã trích quỹ “Vì người nghèo” trao quà cho các cháu học sinh con hộ nghèo và hộ cận nghèo. Nhân dịp Ngày hội Khuyến học hàng năm, MTTQ quận tặng 10 suất quà cho học sinh nghèo vượt khó với tổng số tiền 05 triệu đồng. Đặc biệt, năm 2009, hưởng ứng chủ đề “Chung tay góp sức vì trẻ em nghèo”, MTTQ đã tặng quà cho 110 cháu học sinh con hộ nghèo trị giá trên 70 triệu đồng.
Hội LHPN quận chỉ đạo các cơ sở Hội tích cực tham gia hưởng ứng ngày “Toàn dân đưa trẻ đến trường”, vận động các cháu ra lớp và tặng quà cho các cháu là con em hội viên có hoàn cảnh khó khăn, đồ dùng sách vở với tổng số tiền trong 5 năm trên 70 triệu đồng.
 LĐLĐ quận hướng dẫn cho các công đoàn cơ sở về nội dung công tác khuyến học, đưa công tác khuyến học vào tiêu chuẩn thi đua và vận động các doanh nghiệp ủng hộ quỹ khuyến học; đưa nội dung xây dựng “Gia đình hiếu học” vào trọng tâm công tác của công đoàn với 3 tiêu chí: bản thân cán bộ công nhân viên chức tham gia học tập, nâng cao trình độ, nghiệp vụ chuyên môn; chăm sóc con cái học tốt, không tham gia tệ nạn xã hội; tham gia quỹ khuyến học tại đơn vị. Đến nay, 100% công đoàn cơ sở có quỹ khuyến học. Hàng năm, LĐLĐ quận trao 10 suất học bổng trị giá 5 triệu đồng cho các cháu có hoàn cảnh khó khăn vươn lên trong học tập.
Hội Nông dân quận đã chỉ đạo các cơ sở Hội làm tốt công tác khuyến học, khuyến tài; rà soát các hộ, hội viên, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn để kịp thời động viên, giúp đỡ. Trong 5 năm các cơ sở hội giúp đỡ 25 cháu có hoàn cảnh khó khăn với tổng số tiền là 20 triệu đồng.
Hằng năm, Đoàn thanh niên quận tổ chức thành công Hội thi “Tin học trẻ quận Tây Hồ” với sự tham gia của hàng nghìn thí sinh ở các bậc học và trao gần 100 giải thí sinh xuất sắc đạt giải thưởng trong cuộc thi; ôn tập và cử các thí sinh tham dự Thành phố, toàn quốc. Hội đồng Đội chỉ đạo các trường tiếp tục đẩy mạnh nâng cao chất lượng học tập của học sinh như: duy trì “Đôi bạn cùng tiến”, tổ chức sinh hoạt các câu lạc bộ Toán học, Tin học, Tiếng Anh…
 Đảng uỷ trường THPT Chu Văn An luôn quan tâm lãnh đạo thực hiện có hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Nhiều năm liền, nhà trường có giáo viên được nhận bằng khen của Bộ trưởng Bộ giáo dục, hàng trăm học sinh đạt giải Quốc gia và Thành phố. Hàng năm 100% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT và trên 94% học sinh đỗ Đại học. Nhà trường đã tổ chức khen thưởng cho giáo viên, học sinh đạt giải các cấp trên 700 triệu đồng. Nhà trường đã vận động giáo viên và học sinh quyên góp ủng hộ học sinh con em các gia đình thương binh, liệt sỹ là học sinh của trường và 03 phường Bưởi, Nhật Tân, Thuỵ Khuê với số tiền trên 20 triệu đồng.
 Chi bộ, Ban giám hiệu trường THPT Tây Hồ đã phát động phong trào tự học tập, tự bồi dưỡng trong cán bộ, giáo viên và học sinh nhằm tạo bước chuyển mới về chất lượng chuyên môn. Năm học 2010 - 2011 vừa qua, trường đã đạt giải nhất môn Vật lý cấp Thành phố, 25 giáo viên được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở; 25 sáng kiến kinh nghiệm được xếp loại B,C (chiếm 30% tổng số giáo viên). Năm học 2010- 2011, 100% học sinh đỗ tốt nghiệp và 98% học sinh đỗ Đại học và cao đẳng. Nhà trường đã khen thưởng cho giáo viên và học sinh với số tiền là 100 triệu đồng.
Trường Phổ thông Đông Đô đã xây dựng nhiều giải thưởng như: giải thưởng Đông Đô, Búp sen xanh, giải thưởng Võ Thế Quân để tôn vinh và khen thưởng các giáo viên và học sinh có nhiều thành tích xuất sắc trong học tập và giảng dạy. 05 năm qua, trường khen thưởng giáo viên và học sinh với số tiền trên 500 triệu đồng. Ngoài ra, quỹ Khuyến học của nhà trường đã trao tặng 100 xuất học bổng trị giá 100 triệu đồng cho học sinh trên địa bàn quận.
 
2.2. Công tác xây dựng xã hội học tập
Các cấp uỷ Đảng đã chỉ đạo phát huy mọi nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục, từng bước xây dựng và phát triển mô hình giáo dục mở - mô hình xã hội học tập nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài phục vụ thiết thực quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước sớm đưa quận trở thành Trung tâm dịch vụ - du lịch - văn hoá của Thủ đô. Ngoài hệ thống giáo dục ban đầu được tổ chức theo các cấp học, bậc học: mầm non, tiểu học, THCS, THPT… hệ thống giáo dục quận còn có mô hình tổ chức linh hoạt, chương trình nội dung phổ biến kiến thức theo nhu cầu của người học như: Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm dạy nghề quận, Trung tâm học tập cộng đồng phường, lớp học khu dân cư, các câu lạc bộ... Tất cả các mô hình trên đã tạo ra một mặt trận khuyến học rộng khắp trên địa bàn quận, được cấp uỷ Đảng, chính quyền và nhân dân đồng tình ủng hộ, hưởng ứng, đáp ứng nhu cầu học tập của người dân.
          a. Hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng
          Thực hiện phương châm “Cần gì - học nấy”, các cấp uỷ Đảng đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng. Trung tâm học tập cộng đồng 08 phường đã phối hợp với MTTQ và các đoàn thể tổ chức các buổi giáo dục pháp luật, tư vấn chăm sóc sức khoẻ, tư vấn kỹ thuật trồng cây, áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất... Một số phường làm tốt: Quảng An, Nhật Tân, Phú Thượng, Bưởi.
Phường Nhật Tân được UBND quận chọn là đơn vị điểm thành lập Trung tâm học tập cộng đồng. Hằng năm, trung tâm đều chủ động xây dựng Kế hoạch hoạt động phù hợp với yêu cầu của phường để triển khai thực hiện. Trong 5 năm, phường đã tổ chức được 43 chuyên đề cho 6.242 lượt người theo các chương trình, giáo dục pháp luật, tập huấn, tư vấn trong đó có chuyên đề xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc, xóa đói giảm nghèo, kỹ thuật trồng cây hoa đào mang thương hiệu Nhật Tân...
Đảng uỷ phường Quảng An, sau khi có quyết định thành lập BCĐ “Xây dựng xã hội học tập phường đã xây dựng Kế hoạch “Xây dựng xã hội học tập phường giai đoạn 2009 - 2012” để tiếp tục phát huy những thành tích đã đạt được nhằm nâng cao trình độ dân trí, huy động toàn xã hội tích cực đóng góp sức người, sức của góp phần xây dựng phường Quảng An trở thành phường văn hoá. Năm 2011, phường Quảng An đã tổ chức được 24 chuyên đề thu hút trên 3.000 người tham dự với các nội dung: Chuẩn bị hành trang cho bé vào lớp 1, “Văn hoá ứng xử của người phụ nữ Thủ đô trong thời kỳ đổi mới”; kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thế hệ mới và cách sử dụng cho cây trồng, “Vai trò của con người trong việc giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm”; Bảo vệ môi trường Hồ Tây sạch đẹp…
Các phường Bưởi, Phú Thượng, Yên Phụ…đã tổ chức nhiều chuyên đề, điển hình là chuyên đề kỷ niệm 100 năm ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước, Luật phòng chống bạo lực gia đình và bình đẳng giới… với sự tham dự của hàng chục nghìn lượt người.
Chi bộ khu dân cư số 10 - Phường Phú Thượng đã phát huy vai trò của một số trí thức trên địa bàn để phổ biến kiến thức về đời sống văn hóa xã hội cho cán bộ và nhân dân của địa phương, tổ chức 02 buổi nói chuyện về cuộc sống, tâm linh con người và sự biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay do 02 đồng chí là tiến sỹ y khoa và giảng viên trường Đại học Văn hóa làm báo cáo viên đã thu hút 268 cán bộ, đảng viên và nhân dân khu dân cư tham dự.
     Ngoài ra, trên địa bàn quận còn có nhiều mô hình thu hút các tầng lớp nhân dân tham gia học tập, đặc biệt là học sinh có hoàn cảnh khó khăn, hoàn cảnh đặc biệt như: lớp học tình thương của bà giáo Hồ Hương Nam - phường Yên Phụ, lớp học miễn phí do ông Mai Quốc Giáo trực tiếp giảng dạy môn Toán cho học sinh lớp 10,11,12 - phường Thuỵ Khuê…
Đến nay, Quận đã hoàn thành điều tra phổ cập Trung học. Học sinh bỏ học được hội khuyến học phối hợp với Ban giám hiệu các trường, MTTQ và các đoàn thể phường vận động tiếp tục ra lớp hoặc tham gia các chương trình học tập khác tại các Trung tâm đào tạo nghề hoặc Trung tâm giáo dục thường xuyên quận. Tổng số học sinh bỏ học được vận động ra lớp là 18 trường hợp.
b. Hoạt động của MTTQ, các đoàn thể chính trị và các đơn vị trên địa bàn quận
  MTTQ quận triển khai thực hiện Đề án về “Tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư” và chỉ đạo các phường xây dựng 91 “Nhóm nòng cốt” với 764 thành viên nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trong cộng đồng dân cư.
Hội Liên hiệp phụ nữ quận đẩy mạnh công tác tuyên truyền trong cán bộ, hội viên phụ nữ, nữ công nhân viên chức, nữ thanh niên về phong trào “Phụ nữ Thủ đô tích cực học tập, lao động sáng tạo, xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc”; tổ chức 40 buổi tập huấn nữ công hè với chuyên đề “Cắm hoa nghệ thuật” cho các em thanh thiếu nhi tại 8 phường với sự tham dự của gần 2.000 học viên. Hội chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở tổ chức nhiều buổi bồi dưỡng chuyên đề, giáo dục pháp luật cho chị em phụ nữ; duy trì sinh hoạt các câu lạc bộ… để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức cho chị em.
Ngoài ra, Hội đã đăng ký và phối hợp tổ chức các hoạt động dạy nghề, tư vấn giới thiệu việc làm và học nghề tại Trung tâm dạy nghề quận, Thành hội phụ nữ và đã giới thiệu hàng nghìn lao động có việc làm.
  Hội Cựu chiến binh quận tổ chức giáo dục chuyên đề, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên giáo dục con, cháu như: Văn hoá ứng xử Người Hà Nội văn minh - thanh lịch, văn hoá giao thông, tuyên truyền về bảo vệ môi trường, 60 ngày đêm bảo vệ Thủ đô Hà Nội của Trung đoàn Thủ đô, truyền thống Hội Cựu chiến binh … với sự tham dự của 26.712 cán bộ, hội viên. Hội Cựu chiến binh cơ sở đã phối hợp với Ban giám hiệu các trường tổ chức 55 buổi giáo dục truyền thống cho 35.275 học sinh các trường trên địa bàn quận.
Liên đoàn lao động quận đã tổ chức các chuyên đề tuyªn truyÒn phæ biÕn gi¸o dôc ph¸p luật ®Õn ng­êi lao ®éng nh­: luËt Lao ®éng, luËt BHXH, phòng chống ma tuý ... L§L§ quËn ®· ph¸t 500 bé (2.500 tê r¬i) tuyªn truyÒn vÒ c¸c chÝnh s¸ch liªn quan ®Õn ng­êi lao ®éng ®Õn tËn tay CNVCL§. TriÓn khai NghÞ quyÕt 4a/NQ-TL§ vÒ tiÕp tôc ®Èy m¹nh vµ n©ng cao chÊt l­îng c«ng t¸c ®µo t¹o, båi d­ìng c¸n bé c«ng ®oµn giai ®o¹n 2010-2020. Hằng năm, ban nữ công LĐLĐ quận tổ chức cho nữ cán bộ công chức nghe các chuyên đề về xây dựng gia đình văn minh, hạnh phúc; văn hoá ứng xử của cán bộ công chức Thủ đô. Liên đoàn lao động quận đã quan tâm xây dựng và phát động phong trào học tập trong khối công nhân viên chức. Vì vậy, trình độ học vấn, tay nghề của công nhân viên chức được nâng cao.
 Hằng năm, Hội nông dân quận tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật giúp hội viên áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất, thực hiện cuộc vận động “Vì môi trường trong sạch, vì sức khoẻ cộng đồng, nông dân Hà Nội chỉ sản xuất, chế biến, tiêu dùng và bán ra thị trường các sản phẩm nông nghiệp an toàn” đã thu hút đông đảo cán bộ, hội viên hưởng ứng. Hội nông dân phường Tứ Liên tổ chức tập huấn chương trình “Trồng cây bosai” để nâng cao kỹ thuật và hiệu quả cây trồng cho hội viên.
Đoàn thanh niên quận có CLB tư vấn học nghề và giới thiệu việc làm…Các mô hình CLB này đã góp phần nâng cao kiến thức cho đoàn viên, hội viên.
Hội người cao tuổi quận và phường tổ chức các buổi tư vấn chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.
          5 năm qua, với chức năng nhiệm vụ được giao, Trung tâm dạy nghề quận liên kết với trường Trung cấp Y - Dược Hà Nội và các đơn vị khác liên kết đào tạo lái xe ô tô, tin học văn phòng, hướng nghiệp dạy nghề cho hơn 7.000 học viên có nhu cầu học nghề - việc làm, trong đó có 668 học viên là con em trên địa bàn quận; tư vấn trực tiếp và đào tạo nghề cho 77 học viên là bộ đội xuất ngũ trở về địa phương theo Quyết định số 121/2009/CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ bộ đội xuất ngũ. Đặc biệt, năm 2009, Trung tâm đã tổ chức lớp dạy nghề miễn phí cho 50 học viên là con em Hội nông dân các phường. Năm 2011, Trung tâm liên kết đào tạo với 02 Trung tâm bảo trợ xã hội dạy nghề cho 250 học viên là các đối tượng sau cai nghiện.
          Trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức đào tạo nghề phổ thông cho 2.363 học viên (trong đó 2.294 học viên là công dân quận), tin học, ngoại ngữ cho 2.928 học viên (trong đó 2.818 học viên là công dân trên địa bàn quận).
Cấp uỷ các TCCS Đảng trên địa bàn quận có kế hoạch bồi dưỡng, nâng cao trình độ của cán bộ, đảng viên thuộc cơ quan, đơn vị mình với nhiều hình thức như cử đi học các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, học các lớp bồi dưỡng về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá trình CNH - HĐH Thủ đô. UBND các phường quan tâm tạo điều kiện cho cán bộ tham gia các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ, nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Hàng năm Trung tâm BDCT quận đã mở rất nhiều lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ để nâng cao trình độ cho cán bộ, đảng viên trên địa bàn quận.
Trong 05 năm qua, Đảng uỷ - UBND các phường luôn quan tâm tạo điều kiện để cán bộ được học tập nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Đến nay, trình độ cán bộ, công chức phường như sau:
- Trình độ Đại học: 74/101 đồng chí = 73,2%.
- Trình độ Cao đẳng: 08/101 đồng chí = 7,9%.
- Trình độ Trung cấp: 19 đồng chí = 18,9%
c. Công tác phổ cập giáo dục, xoá mù chữ
Trong 5 năm qua, quận luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác phổ cập giáo dục và xoá mù chữ cho nhân dân trên địa bàn quận. Trung tâm giáo dục thường xuyên quận phối hợp các phường tiến hành điều tra nắm bắt các đối tượng diện chưa biết chữ, diện tái mù chữ độ tuổi trên 15, 35 tuổi và đã điều tra, huy động ra lớp được 5 người. Do số lượng người học ít nên Trung tâm đã tổ chức 1 lớp tại phường Bưởi do cô Hồ Thu Hà chủ nhiệm. Đến tháng 8/ 2007 số học viên đã học xong tiểu học và tiếp tục học lớp phổ cập THCS. Từ năm 2009 đến nay Trung tâm phối hợp với các phường điều tra chưa phát hiện người diện mù chữ và tái mù chữ trên địa bàn quận.
Trung tâm giáo dục thường xuyên quận đã tổ chức phổ cập bậc THCS, THPT (THCS: 316 học sinh trong đó 274 học sinh thuộc địa bàn quận; THPT: 2.082 học sinh trong đó 1.932 học sinh thuộc địa bàn quận).
d. Hoạt động của thư viện quận và các phường, phòng đọc khu dân cư
Trong 5 năm qua, thư viện quận luôn đa dạng hoá các hình thức và nội dung phục vụ bạn đọc. Duy trì tốt việc đổi và cấp thẻ mới cho nhân dân. Hiện nay, số lượng sách trong thư viện quận khoảng 15.000 cuốn (tăng gấp 3 lần so với năm 2007). Trong đó, kinh phí bổ sung mua sách trong 5 năm là 600 triệu đồng đã thu hút các tầng lớp nhân dân đến đọc sách tại thư viện
Hiện nay, trên địa bàn quận có 06/08 phường có thư viện tại nhà văn hoá, mỗi thư viện có trên 1000 đầu sách, báo, tạp chí các loại; có bàn đọc sách phục vụ nhân dân và các em thiếu nhi đến đọc tại thư viện. Tiêu biểu là thư viện phường Thụy Khuê với hơn 2000 đầu sách và thường xuyên được Thư viện Hà Nội, thư viện Trung tâm văn hoá quận bổ sung thêm các đầu sách mới, thư viện phường Bưởi có gần 2000 đầu sách, báo các loại liên tục mở cửa phục vụ nhân dân vào khai thác thông tin, kiến thức...
Thực hiện Chương trình số 03-CTr/QUTH ngày 11/11/2010 của Quận ủy Tây Hồ về "Phát triển văn hóa xã hội và xây dựng nếp sống văn hóa người Hà Nội trên địa bàn quận Tây Hồ giai đoạn 2011 - 2015", Đảng uỷ các phường Xuân La, Phú Thượng, Bưởi đã quan tâm chỉ đạo thành lập phòng đọc ở khu dân cư. Một số phường tích cực vận động cán bộ, đảng viên đóng góp sách xây dựng phòng đọc tại nhà sinh hoạt các KDC. Tiêu biểu là KDC số 5 phường Nhật Tân có hơn 600 cuốn sách, báo các loại; KDC 1A phường Xuân La có gần 600 cuốn sách, báo các loại; KDC số 3 phường Phú Thượng có trên 1300 đầu sách, 5/9 KDC của phường Thụy Khuê đã có tủ sách, mỗi tủ sách có khoảng 300 - 400 đầu sách, chủ yếu là truyện, sách phục vụ các cháu thiếu niên, nhi đồng; 5/14 KDC của phường Phú Thượng đã có tủ sách và vận động cán bộ, đảng viên và nhân dân đóng góp báo và các loại sách để cùng khai thác.
Ban Tuyên giáo đã khảo sát việc xây dựng tủ sách, tổ chức đọc sách ở khu dân cư số 1A - phường Xuân La, khu dân cư số 5 - phường Nhật Tân và tặng mỗi khu dân cư 30 cuốn sách.
2.3. Điều kiện hoạt động:
Hội Khuyến học quận luôn được sự quan tâm tạo điều kiện về cơ sở vật chất của Quận uỷ, HĐND, UBND quận. Đặc biệt sau khi có Chỉ thị số 11 - CT/TW sự quan tâm thể hiện rõ nét hơn. Cụ thể việc phân bổ ngân sách cho Hội khuyến học quận như sau: năm 2006: 14.000.000đ; năm 2007: 20.000.000đ; năm 2008: 24.000.000đ; năm 2009: 42.000.000đ. Đồng thời năm 2009 Hội được UBND bố trí phòng làm việc tại trụ sở quận; năm 2010: 50.000.000đ; năm 2011: 65.000.000 đ; năm 2012: 135.000.000 đ.
Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng phường cơ bản đã được HĐND, UBND các phường quan tâm bố trí ngân sách tạo điều kiện cho các hoạt động của BCH hội và Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng phường. Một số phường đã bố trí địa điểm làm việc và tạo điều kiện về cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Ban giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng. Tiêu biểu là các phường: Nhật Tân, Quảng An…
IV. Đánh giá chung:
1. Ưu điểm:
Các cấp uỷ Đảng, chính quyền trên địa bàn quận đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập một cách toàn diện, từ xây dựng, phát triển tổ chức, xây dựng phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đến điều kiện hoạt động của Hội khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng nên công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận đã đạt kết quả tốt. Phong trào khuyến học, khuyến tài phát triển đa dạng, phong phú nên đã thu hút và khích lệ tinh thần thi đua học tập của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, số giáo viên và học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi Thành phố và Quốc gia ngày càng tăng. Phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học được đẩy mạnh, các mô hình hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập phát triển đa dạng, khẳng định tác dụng được nhân dân đồng tình ủng hộ. MTTQ và các đoàn thể đã phát huy vai trò trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục ngày càng hiệu quả, thu hút đông đảo nhân dân tham gia, các chi hội khuyến học hoạt động hiệu quả.
2. Hạn chế:
 Một số ít cấp uỷ, thủ trưởng cơ quan khối doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp nhận thức chưa đầy đủ, chưa đúng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập nên chưa quan tâm đúng mức đến công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập do đó chất lượng hoạt động của một số cơ sở còn chưa tốt.
Hoạt động của một số Trung tâm học tập cộng đồng còn lúng túng trong công tác phối hợp tổ chức thực hiện nên hiệu quả chưa cao; một số đơn vị kế hoạch hoạt động chưa cụ thể chủ yếu phụ thuộc vào hướng dẫn của quận.



                      Ông Nguyễn Văn Thắng - Bí thư Quận ủy phát biểu tổng kết hội nghị

V. Một số bài học kinh nghiệm:
          - Một là: Cấp uỷ và chính quyền quan tâm chỉ đạo tập hợp được đội ngũ cán bộ tâm huyết, các nhà trí thức tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; kịp thời quan tâm động viên lực lượng làm công tác khuyến học.
          - Hai là: Hội khuyến học các cấp phải thực sự chủ động tham mưu, đề xuất nội dung và biện pháp thực hiện và tích cực vận động nhân dân thực hiện.
- Ba là: Thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn, rút kinh nghiệm trong quá trình chỉ đạo công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; đồng thời kịp thời nhân điển hình các mô hình hiệu quả.
VI. Nhiệm vụ trọng tâm lãnh đạo về công tác xây dựng xã hội học tập quận Tây Hồ trong thời gian tới:
1. Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc xây dựng xã hội học tập với nhiều hình thức phong phú để cán bộ, đảng viên và nhân dân hiểu đúng về việc xây dựng xã hội học tập là để phục vụ chính người dân.
2. Tiếp tục chỉ đạo củng cố, kiện toàn, nâng cao chất lượng hoạt động của Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập, Hội Khuyến học, Trung tâm học tập cộng đồng và Hội đồng giáo dục quận, phường. Tập trung chỉ đạo Hội Khuyến học quận và các phường tổ chức thành công Đại hội Khuyến học quận và các phường lần thứ III (Nhiệm kỳ 2012 - 2017).
3. Đẩy mạnh việc xây dựng phòng đọc sách tại các khu dân cư góp phần nâng cao văn hoá đọc, nâng cao nhận thức, trình độ của nhân dân. Quan tâm đầu tư xây dựng thư viện tại nhà văn hoá phường Xuân La.
4. Chỉ đạo rà soát, lập danh sách lực lượng trí thức tiêu biểu trên địa bàn để phục vụ cho việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá X) về “Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước” và phát huy vai trò của đội ngũ trí thức đối với thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương.
5. Chỉ đạo Hội Khuyến học và Phòng Giáo dục - đào tạo quận tổ chức tốt Lễ trao “Giải Khuyến học Tây Hồ” vào dịp 19/5, “Ngày hội Khuyến học quận lần thứ X và Ngày Khuyến học Việt Nam 02/10”.
 6. Chỉ đạo tổng kết, rút kinh nghiệm và tuyên dương khen thưởng, nhân rộng các mô hình hoạt động có hiệu quả trong việc triển khai thực hiện công tác xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận.
                                                                                                  T/M BAN THƯỜNG VỤ
                                                                                          PHÓ  BÍ THƯ THƯỜNG TRỰC

                                                                                                    Lê Thị Thu Hằng
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học