Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 46


Hôm nayHôm nay : 8594

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 346532

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22097707

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW ở huyện Sóc Sơn

Thứ bảy - 03/03/2012 21:35
Thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW ở huyện Sóc Sơn

Thực hiện Chỉ thị 11-CT/TW ở huyện Sóc Sơn

Sau 5 năm thực hiện Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, huyện Sóc Sơn đã đạt nhiều kết quả rất đáng ghi nhận. Phong trào khuyến học, khuyến tài từ cơ sở tới cấp huyện đã đạt nhiều kết quả tốt. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu những thành tích và cả những bài học kinh nghiệm ở Sóc Sơn. Tin và ảnh VIỆT HUY




 Đồng chí Trần Văn Hữu – Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn phát biểu trong buổi kiểm tra của Ban Tuyên giáo Thành uỷ
,Sở Giáo dục  Đào tạo và Hội Khuyến học Hà Nội về kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 11


I. TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC, KHUYẾN TÀI, XÂY DỰNG XÃ HỘI HỌC TẬP TỪ KHI CÓ CHỈ THỊ
Huyện Sóc Sơn có diện tích là 306,5 km­­2; số dân là 288.019 người (số liệu năm 2009) với 25 xã và 01 thị trấn. Hệ thống giáo dục Mầm non gồm 29 trường, Tiểu học gồm 34 trường, THCS gồm 27 trường, THPT gồm 12 trường và  01 TTGDTX. Số lao động trong độ tuổi tham gia trong nông nghiệp còn cao ( 54,18%). Trên địa bàn, có một số doanh nghiệp, nhà máy, khu công nghiệp.
Trước khi có Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị, công tác Khoa giáo của huyện Sóc Sơn đã tập trung chỉ đạo thực hiện những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Giáo dục và đào tạo (GD& ĐT) Hà Nội, đặc biệt tổ chức đảng các cấp đã có nhiều chủ trương, biện pháp chỉ đạo phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo, động viên nhân dân tham gia học tập, phát động phong trào thi đua xây dựng gia đình hiếu học được đẩy mạnh. Tuy nhiên, kết quả đạt được chưa cao; một số kết quả đạt thấp hoặc không đạt so với chỉ tiêu của Chương trình số 26-CTr/TU, một số cấp ủy đảng chưa chỉ đạo sát chính quyền, các đoàn thể đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; hoạt động của Hội khuyến học và Trung tâm học tập cộng đồng (TTHTCĐ) ở một số nơi còn mang tính hình thức; sự phối hợp giữa cấp ủy đảng, chính quyền và các đoàn thể trong việc xây dựng xã hội học tập còn thiếu đồng bộ; việc huy động các nguồn lực của xã hội trong lĩnh vực này còn hạn chế.
Sau khi có Chỉ thị số 11-CT/TW, Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/HU, ngày 22/5/2007 về việc " Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập" chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể từ huyện đến cơ sở tổ chức học tâp, quán triệt và xây dựng chương trình hành động thực hiện Chỉ thị. Phát huy truyền thống hiếu học của nhân dân trong huyện, toàn huyện đã phổ cập giáo dục, cán bộ xã, thị trấn và các phòng, ban của huyện cùng nhân dân trong huyện đã tích cực tham gia học tập dưới nhiều hình thức để nâng cao trình độ: phổ thông, chuyên môn, quản lý, chính trị; cập nhật kiến thức. Từ đó, đã nâng cao trình độ dân trí; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức  trình độ đào tạo đã được nâng lên một bước, có năng lực, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước nói chung và trên địa bàn huyện nói riêng. Huyện ủy thường xuyên chỉ đạo, tổ chức quán triệt các nội dung Nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo ra không khí thi đua sôi nổi và bước đầu đã đạt được những kết quả tốt đẹp trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn.
Chỉ thị số 11-CT/TW và Chương trình số 26-CTr/TU một lần nữa khẳng định chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Thực hiện tinh thần của Chỉ thị và Chương trình này, trong 5 năm qua, Huyện ủy Sóc Sơn đã xây dựng nhiều giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện.
II. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHỈ THỊ
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện:
- Ban Thường vụ Huyện ủy ban hành Chỉ thị số 20-CT/HU, ngày 22/5/2007 về việc " Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập"; Chỉ thị số 30-CT/HU ngày 01/7/2008 " Về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác Giáo dục và đào tạo". Huyện ủy Sóc Sơn đã giao cho Ban Tuyên giáo và Phòng GD&ĐT huyện chịu trách nhiệm trước Huyện ủy và UBND huyện tổ chức triển khai thực hiện Chỉ thị.
- UBND huyện đã triển khai Kế hoạch số 84/KH-UBND, ngày 20/6/2008  về phát triển và nâng cao chất lượng Giáo dục-Đào tạo huyện Sóc Sơn giai đoạn 2008-2010 và 2015; xây dựng Đề án số 88/ĐA-UBND, ngày 12/5/2011 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011-2020. UBND huyện tiến hành rà soát trình độ đội ngũ cán bộ xã, thị trấn; cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; đánh giá kết quả xoá mù và phổ cập giáo dục, hoạt động Hội khuyến học của huyện và các xã, thị trấn; tiếp tục động viên mọi lực lượng trong xã hội tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, thực hiện chủ trương xã hội hoá giáo dục của Đảng và Nhà nước.
- Các cấp uỷ đảng, chính quyền có chính sách quan tâm đầu tư, hỗ trợ Trung tâm học tập cộng đồng; xây dựng chính sách khuyến khích học tập nâng cao trình độ đối với cán bộ, đảng viên. Nâng cao hiệu quả của Hội khuyến học huyện và Hội khuyến học của các xã, thị trấn.
- Công tác kiểm tra việc thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW và Chương trình số 26-CTr/TU và các Chỉ thị của Huyện uỷ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện được Huyện uỷ, UBND huyện giao cho Ban Tuyên giáo và Phòng GD&ĐT thực hiện một cách thường xuyên và có báo cáo định kỳ hàng năm.
 
2. Về tổ chức tuyên truyền, quán triệt Chỉ thị:
- Huyện uỷ đã tổ chức Hội nghị quán triệt Chỉ thị số số 11-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình số 26-CTr/TU của Thành uỷ tới cán bộ chủ chốt của huyện và lãnh đạo các xã, thị trấn.
- Hàng năm, trong chương trình tập huấn công tác Khoa giáo, chuyên đề về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập luôn trú trọng đến việc tăng cường quán triệt thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Thành uỷ trên địa bàn huyện.
- Công tác tuyên truyền, giáo dục trong Đảng và nhân dân được thực hiện dưới nhiều hình thức phong phú như: Qua hệ thống phát thanh của huyện và tiếp âm tại các đài của các xã, thị trấn; toạ đàm; hội nghị gia đình tiêu biểu;tổ chức nhiều hoạt động kêu gọi các tổ chức trong nước, nước ngoài, cá nhân, dòng họ tích cực tham gia ủng hộ công tác khuyến học, khuyến tài,... Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp mọi người nhận thức rõ về sự cần thiết, tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; mối người ý thức được nhiệm vụ học tập suốt đời, nâng cao dân trí, trình độ chuyên môn nghề nghiệp; xác định đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, là một mục tiêu cơ bản trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
 


Ảnh: Đồng chí Nguyễn Văn Đại – Phó trưởng Ban Tuyên giáo huyện uỷ Sóc Sơn báo cáo kết quả 5 năm thực hiện Chỉ thị 11

3. Kết quả đạt được.
3.1. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu trong Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội.
* Công tác phổ cập giáo dục:
Giáo dục huyện Sóc Sơn đã được công nhận phổ cập bậc Tiểu học đúng độ tuổi từ năm 1990; phổ cập bậc Trung học cơ sở năm 1999. Cho đến nay, huyện Sóc Sơn luôn duy trì, củng cố và giữ vững kết quả trong công tác phổ cập giáo dục. Hàng năm, hoàn thành việc điều tra, bổ sung số liệu, phối hợp với Trung tâm Giáo dục thường xuyên ( TTGDTX) vận động các đối tượng trong độ tuổi theo các lớp phổ cập. Các cơ sở giáo dục duy trì tốt công tác đảm bảo sĩ số và nâng cao dần các chỉ số về phổ cập giáo dục. Phổ cập về THPT là trên 80%.
*  Công tác đào tạo, bồi dưỡng:
- Thực hiện Chương trình số 26-CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội, huyện ủy, UBND huyện Sóc Sơn đã chú trọng việc nâng cao trình độ văn hóa, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kiến thức quản lý, pháp luật, kinh tế-xã hội cho đội ngũ cán bộ xã, thị trấn trên địa bàn nhằm đáp ứng tốt công việc được giao. Tổ chức nhiều lớp bồi dướng kiến thức, khuyến khích tự học để nâng cao trình độ. Hiện nay, 97,5% cán bộ xã, thị trấn có trình độ văn hóa bậc THPT hoặc tương đương; 100% cán bộ xã, thị trấn, huyện được tham gia học tập các lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý, pháp luật, kinh tế-xã hội ( Chỉ tiêu 90% cán bộ xã, thị trấn có trình độ văn hoá bậc THPT hoặc tương đương; 100% cán bộ xã, thị trấn, huyện được học tập, bồi dưỡng , cập nhật kiến thức về quản lý, pháp luật, kinh tế-xã hội).
- 100% cán bộ công chức trong các cơ quan Nhà nước được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị, tin học ngoại ngữ... phù hợp với chuyên môn và yêu cầu công tác ( Chỉ tiêu: 100%).
* Công tác đào tạo nghề cho người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng. dịch vụ:
 Theo đánh giá của Đề án số 88/ĐA-UBND, ngày12/5/2011 của UBND huyện Sóc Sơn về đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Sóc Sơn giai đoạn 2011-2020, số người trong độ tuổi lao động là 173.014, chiếm 58,03 tổng dân số trên địa bàn huyện. trình độ chuyên môn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo chiếm 14,6%. Trong đó, số người lao động trong độ tuổi làm nghề nông nghiệp, nhóm ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản là 93.746 lao động, chiếm 54,18%; nhóm ngành công nghiệp-xây dựng là 56.057 lao động, chiếm 32,40%; nhóm ngành dich vụ-du lịch là 14.187 lao động, chiếm 8,20% ; còn  lại là trong các ngành nghề khác là 9.024 lao động, chiếm  5,22%. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn hạn chế vì yêu cầu chi phí lớn, nhận thức của người lao động chưa đầy đủ. Số lao động được đào tạo nghề trong giai đoạn 2006-2010 là 13.962 người.
Đánh giá: Tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề còn thấp, số người có việc làm qua đào tạo ngắn hạn ( lao động phổ thông) thường không ổn định do không xác định rõ cho mình một nghề; chưa quen tác phong làm việc công nghiệp, chưa đáp ứng được nhu cầu trong quá trình hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
( Chỉ tiêu 95% người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, dịch vụ được tiếp cận và thụ hưởng các chương trình bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống)
* Xây dựng và tổ chức các Trung tâm học tập cộng đồng:
 - Thực hiện Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Thành uỷ, Kế hoạch công tác của UBND Thành phố, Nghị quyết của Trung ương Hội, Thành Hội và Huyện uỷ Sóc Sơn, Hội khuyến học huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Hội khuyến học các xã, thị trấn cùng phối hợp với ngành Giáo dục tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo,chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng ( TTHTCĐ). Đến nay, 100% các xã đã có Trung tâm học tập cộng đồng; UBND huyện đã ra quyết định bổ nhiệm Ban Chủ nhiệm TTHTCĐ ở 26 xã, thị trấn; Phòng GD-ĐT huyện đã phân công giáo viên chuyên trách phổ cập giáo dục hỗ trợ, tư vấn cho các TTHTCĐ hoạt động theo quy chế hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Trong năm học 2010-2011 các TTHTCĐ đã mở được 102 lớp chuyên đề, cụ thể như sau: Chuyên đề chuyển giao khoa học nông nghiệp đã mở được 50 lớp có gần 2700 lượt người tham dự; chuyên đề kỹ thuật trồng cây ăn quả có 07 lớp với 450 lượt người tham dự; chuyên đề phòng trừ sâu bệnh trên cây lúa với 20 lớp và 2550 lượt người tham dự; chuyên đề về hăn nuôi có 08 lớp và 325 lượt người thma dự; chuyên đề pháp luật và an toàn giao thông có 10 lớp với trên 570 lượt người tham dự. Một số xã hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng đem lại hiệu quả cao, đã phối hợp với Trung tâm dạy nghề, các phòng, ban của huyện để mở các lớp học về ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi, tin học văn phòng. Điển hình như xã Tiên Dược số lớp do Trung tâm mở là 75 lớp với số lượt học viên tham gia là 7500 người; tổ chức 25 chuyên đề với 500 lượt người tham dự; xã Nam Sơn đã mở được 32 lớp với số lượt học viên học tập là 3250 người; tổ chức 25 chuyên đề; xã Xuân Giang số lớp do Trung tâm mở là 5 lớp với số lượt học viên theo học là 316 người và 217 lượt người tham dự 5 chuyên đề.
3.2. Kết quả củng cố, phát triển hệ thống, mạng lưới Hội khuyến học các cấp.
- Trong 5 năm qua, huyện đã tổ chức triển khai thực hiện tốt Chỉ thị 11-CT/TW, ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về " Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập"; Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Thành uỷ và Kế hoạch hàng năm của Hội khuyến học Thành phố. Đến nay, 100% các xã, thị trấn có tổ chức Hội khuyến học, 100% các thôn làng có chi hội khuyến học, 100% các nhà trường có tổ chức chi hội khuyến học, nhiều cơ quan, xí nghiệp, các dòng họ trên địa bàn huyện thành lập chi hội khuyến học. Điển hình như các xã: Mai Đình, Hiền Ninh, Xuân Giang, Đức Hoà, Thị trấn Sóc Sơn, Kim Lũ, Hồng Kỳ.....; các cơ quan: Hội phụ nữ, Liên đoàn lao động, Công đoàn ngành giáo dục, Xí nghiệp môi trường đô thị,....
Tổng số Hội khuyến học các xã, thị trấn: 26
Tổng số chi hội khuyến học trong toàn huyện: 317 ( Chi hội các nhà trường là 91; chi hội khuyến học cụm dân cư, thôn, xóm là 106; chi hội khuyến học các dòng họ là 121).
- Trong 5 năm qua, phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài luôn được Hội khuyến học huyện và Hội khuyến học các xã, thị trấn, các nhà trường, các đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp quan tâm xây dựng và hoạt động có hiệu quả:
Hội khuyến học huyện đã phối hợp với huyện đoàn Sóc Sơn tham mưu cho UBND huyện tổ chức vinh danh các danh hiệu, học sinh đỗ tốt nghiệp THPT loại giỏ và học sinh đỗ vào các trường Đại học với tổng số trên 600 học sinh và giá trị phần thưởng là gần 100 triệu đồng.
Ngành GD-ĐT huyện là nơi đào tạo thế hệ trẻ-nguồn lực quan trọng trong sự nghiệp hiện đại hóa đất nước, nhiều năm nay, toàn ngành đã đạt được nhiều thành tựu. Ngành luôn quan tâm đến công tác khuyến học, khuyến tài, đặc biệt trong hoạt động  vinh danh, khen thưởng các thầy cô và học sinh đạt thành tích cao trong các năm học. Hàng năm, Công đoàn ngành giáo dục huyện luôn quan tâm khen thưởng cho con cán bộ, giáo viên, nhân viên công tác trong ngành giáo dục thi đỗ vào các trường Đại học, riêng năm học 2010-2011 giá trị tiền thưởng là trên 100 triệu đồng.
UBND huyện Sóc Sơn đã có Kế hoạch số 84/KH-UBND, ngày 20/6/2008 về việc phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục-đào tạo huyện Sóc Sơn giai đoạn 2008-2010 và 2015. UBND huyện có cơ chế, chính sách nâng lương sớm đối với các giáo viên có danh hiệu cao, đặc biệt tổ chức gặp mặt, động viên, khen thưởng, vinh danh các thầy cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam, riêng năm học 2010-2011 đã khen thưởng với số tiền trị giá là 607.905.000 đồng.
 Nhiệm kỳ vừa qua, Liên đoàn lao động huyện đã tặng quà cho các cháu học sinh giỏi, học sinh có hoàn cảnh khó khăn là 425 cháu, mỗi xuất quà là 200.000 đồng, đề nghị Liên đoàn lao động Thành phố hàng năm tặng học bổng cho các cháu vượt khó, học giỏi tiêu biểu, mỗi xuất 1000.000 đồng.
Hội phụ nữ huyện tặng cho các cháu đạt học sinh giỏi là con cán bộ hội viên, trong 5 năm là 162,5 triệu đồng.
Trung tâm Thể dục thể thao huyện đã tổ chức khen thưởng cho 67 học sinh là vận động viên của huyện đạt huy chương Thành phố, toàn quốc và quốc tế, với tổng giá trị là 80 triệu đồng/5 năm.
Trong 5 năm qua, Hội chữ thập đỏ huyện tặng học bổng cho học sinh nghèo vượt khó cho 425 học sinh với số tiền là 273 triệu đồng.
Đối với các xã, thị trấn, các nhà trường vào dịp tổng kết năm học khen thưởng cho cán bộ, giáo viên, học sinh đạt kết quả cao. Trong 5 năm, Hội khuyến học xã Mai Đình thưởng cho giáo viên giỏi là 150 triệu đồng, học sinh giỏi là 300 triệu đồng và cấp học bổng cho học sinh là 100 triệu đồng. Hội khuyến học xã Tân Minh, các dòng họ: Lê, Trương, Đỗ Bá, Đỗ Văn thưởng cho học sinh giỏi là 128.205.000 đồng cho cả nhiệm kỳ. Hội khuyến học xã Hiền Ninh thưởng cho cán bộ, giáo viên là 27.781.000 đồng/năm.
Hàng năm, Hội khuyến học huyện tổ chức tuyên dương, khen thưởng cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác Hội.
- Thực hiện Công văn hướng dẫn số 132/CV-HKHVN của Trung ương Hội đã cụ thể hoá các tiêu chí gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học. Đây là mục tiêu để Hội khuyến học huyện Sóc Sơn phát động đến tất cả Hội khuyến học các xã, thị trấn, các đoàn thể, cơ quan, xí nghiệp và các chi hội khuyến học các nhà trường. Một số Hội khuyến học xã, thị trấn có quy chế, quy ước để xây dựng gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học, nhằm phát huy truyền thống của tổ tiên, chăm sóc nuôi dạy con cháu trong dòng họ, giúp nhau vượt khó vươn lên trong học tập, cuộc sống. Điển hình như dòng họ Đỗ, hộ Nguyễn ( Xuân Tảo-Xuân Giang); Chi hội thôn Yên Ninh, Hiền Lương ( Hiền Ninh); Chi hội thôn Thái Phù ( Mai Đình),.... 100% chi hội khuyến học các nhà trường đều thành lập quỹ khuyến học.
- Hội khuyến học các xã, thị trấn phát động các phong trào thi đua trong công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Điển hình là Hội khuyến học xã Mai Đình, nhiều năm nay đã phát triển và duy trì " Tiếng trống khuyến học" ở 100% các cụm dân cư. Hoat động " Thắp sáng tài năng tôn vinh học sinh giỏi" qua hình thức giao lưu tại thôn Yên Ninh xã Hiền Ninh.
- Thực hiện Chương trình hành động số 26-CTr/TU của Thành uỷ, Kế hoạch công tác của UBND Thành phố, Nghị quyết của Trung ương Hội, Thành Hội và Huyện uỷ Sóc Sơn, Hội khuyến học huyện Sóc Sơn đã chỉ đạo Hội khuyến học các xã, thị trấn cùng phối hợp với ngành Giáo dục tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền lãnh đạo,chỉ đạo, đẩy mạnh phát triển các Trung tâm học tập cộng đồng.
- Xây dựng quỹ Hội:
Quỹ Hội là một vấn đề quan trọng trong quá trình thực hiện công tác khuyến học, khuyến tài. Đến nay 100% các xã, thị trấn đều bố trí ngân sách cho hoạt động của Hội. Hàng năm, huyện Sóc Sơn hỗ trợ từ 30 đến 50 triệu đồng cho hoạt động của huyện Hội. Đã làm tốt công tác phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị đóng trên địa bàn huyện tham gia xây dựng quỹ hội; tổ chức, vận động các nhà hảo tâm, các dòng họ tham gia xây dựng quỹ.
Đến nay, 100% các xã, thị trấn đã tham gia xây dựng quỹ Hội, tiêu biểu: xã Mai Đình là 550 triệu đồng; xã Hiền Ninh là 331 triệu đồng; xã Tân Minh là 306 triệu đồng; xã Đức Hoà là 256 triệu đồng; thị trấn Sóc Sơn là 248 triệu đồng; xã Tiên Dược là 250 triệu đồng; xã Nam Sơn là 135 triệu đồng;....Các dòng họ xây dựng quỹ khuyến học tiêu biểu và hoạt động có hiệu quả cao là: Dòng họ Nguyễn xã Xuân Giang ( trưởng họ là ông Nguyễn Văn Tráng) đã xây dựng quỹ khuyến học là 135 triệu đồng; dòng họ Đỗ xã Xuân Giang ( trưởng họ là ông Đỗ Đại Minh) hàng năm khen thưởng cho học sinh giỏi 70 triệu đồng, mua sách thư viện 80 triệu đồng; dòng họ Tạ ở thôn Hiền Lương xã Hiện Ninh và dòng họ Hoàng ở thôn Phú Tàng xã Bắc Phú hàng năm khen thưởng cho các cháu đỗ Đại học là 500.000 đồng/cháu.
Hàng năm, Hội khuyến học huyện kết hợp với Phòng GD-ĐT vận động Công ty YAMAHAMOTO Việt Nam tặng quà cho học sinh tiểu học gần 10 năm nay, mỗi năm giá trị trên 01 tỷ đồng.
4. Hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm.
a. Những hạn chế, yếu kém:
Số lao động được tiếp cận và hưởng thụ các chương trình bồi dưỡng và nâng cao hiểu biết, khả năng lao động sản xuất còn hạn chế.
Một số hội và chi hội khuyến học hoạt động hiệu quả còn thấp, nội dung hoạt động chưa phong phú, chưa đáp ứng với yêu cầu thực tiễn của công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Số dòng họ khuyến học, gia đình hiếu học trên địa bàn chưa tương xứng với truyền thống hiếu học của huyện; một số Trung tâm học tập cộng đồng mang tính hình thức.
b. Nguyên nhân:
- Một số cấp uỷ đảng, chính quyền chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Do đó, chưa chỉ đạo, quan tâm thường xuyên đến công tác này.
- Hầu hết cán bộ tham gia Hội Ban Chấp hành Hội, chi hội khuyến học là cán bộ đương chức kiêm nhiệm, do đó thời gian, tâm huyết dành cho hoạt động của Hội còn hạn chế. Hiện nay, chưa có trụ sở làm việc cho Hội khuyến học huyện và không có kinh phí hỗ trợ hàng tháng cho người tham gia công tác Hội.
c. Bài học kinh nghiệm:
- Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng, sự tạo điều kiện của các cấp chính quyền với phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là yếu tố quyết định  thực hiện thành công Chỉ thị 11 của Bộ Chính trị và Chương trình 26 của Thành uỷ.
- Chú trọng công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cộng đồng nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội về tầm quan trọng và sự cần thiết phải đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn huyện, tạo ý thức cộng đồng trách nhiệm, chung tay, góp sức của toàn xã hội và ý thức của mỗi người dân đối với công tác này.
- Sự chủ động, tâm huyết của các dòng họ là yếu tố quan trọng trong phong trào xây dựng " Gia đình hiếu học", " Dòng họ khuyến học", động viên các con, cháu không ngừng cố gắng trong học tập và rèn luyện.
- Vai trò chủ động, năng động, sáng tạo của Ban Chấp hành Hội, chi hội khuyến học quyết định đến hiệu quả công tác Hội, đặc biệt trong việc thu hút nhiều lực lượng trong toàn xã hội tham gia vào công tác khuyến học.
 
III. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Phương hướng, mục tiêu
- Phấn đấu thực hiện tốt các mục tiêu giáo dục đến năm 2016, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho mọi người ở mọi lứa tuổi được học tập thường xuyên, liên tục; huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội tham gia vào phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập.
- Duy trì và giữ vững kết quả xoá mù chữ,  phổ cập tiểu học và Trung học cơ sở đúng độ tuổi, tiến tới phổ cập bậc trung học phổ thông. Huy động tối đa trẻ khuyết tật trên địa bàn được học tập tại trường khuyết tật của huyện, tạo cơ hội tối đa cho sự hoà nhập cộng đồng của các em.
- Thực hiện 100% cán bộ xã, thị trấn có trình độ văn hoá bậc trung học phổ thông hoặc tương đương.
- 100% cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của huyện được tham gia các khoá đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ, lý luận chính trị, tin học, ngoại ngữ.... phù hợp với chức năng, nhiệm vụ đảm nhiệm.
- 95% người lao động tại các xã, thị trấn được tiếp cận và thụ hưởng các lớp đào tạo nghề cho nông dân, các chương trình bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Tiếp tục duy trì và phát triển hệ thống khuyến học từ huyện tới các xã, thị trấn, các khu dân cư, tổ dân phố, dòng họ, cơ quan, đơn vị, trường học.
- Duy trì và nâng cao chất lượng, hiệu quả các trung tâm học tập cộng đồng của 26 xã, thị trấn trên địa bàn huyện, xây dựng được chương trình, kế hoạch hàng năm và tổ chức các hoạt động một cách phong phú, có hiệu quả.
2. Nhiệm vụ và giải pháp
- Về công tác tuyên truyền:
Tiếp tục công tác tuyên truyền để các cấp uỷ đảng, chính quyền, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức chính trị-xã hội và xã hội nghề nghiệp về Chỉ thị số 11 - CT/TW của Bộ Chính trị và Chương trình số 26 - CTr/TU của Thành uỷ Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” nhằm nâng cao nhận thức: Công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là nhiệm vụ, trách nhiệm và cũng là cơ hội của tất cả các tổ chức, mỗi thành viên trong các tổ chức và của mỗi người dân.
- Về xây dựng xã hội học tập: 
Thực hiện tốt công tác dự báo về nhu cầu đào tạo nghề cho nhân dân, đặc biệt quan tâm đến lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp, dịch vụ trong việc tiếp cận và hưởng thụ các chương trình bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết, khả năng lao động sản xuất và nâng cao chất lượng cuộc sống.
Tạo cơ hội, có chính sách quan tâm đến đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, thị trấn thường xuyên học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị,...
Chỉ đạo có hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng, qua đó tạo cơ hội nhiều nhất cho mọi người được học tập, tiếp cận, cập nhật các thông tin, kiến thức,....đáp ứng tốt nhất cho việc học tập thường xuyên.
 
- Về củng cố tổ chức và phát triển hội:
Hội Khuyến học huyện phải tiếp tục làm tốt công tác tham mưu, phối hợp, chỉ đạo phát triển mạnh mẽ tổ chức hội cơ sở ở khắp các xã, thị trấn, tổ dân phố, thôn, xóm, từng gia đình, dòng họ, cơ quan, trường học… nhằm động viên mọi người trong cộng đồng tham gia công tác khuyến học, khuyến tài.
Làm tốt công tác phát triển hội viên, coi trọng công tác củng cố, kiện toàn tổ chức, tránh hình thức. Quan tâm công tác tập huấn cho cán bộ Hội từ huyện đến cơ sở. Phát hiện, lựa chọn, bồi dưỡng, xây dựng các tập thể, cá nhân điển hình về công tác khuyến học để tuyên truyền, phổ biến nhân rộng trong toàn huyện.
Tổ chức thực hiện việc, sơ, tổng kết đánh giá các mặt hoạt động trong năm và đề ra chương trình hoạt động cụ thể để thực hiện nghị quyết đại hội cấp mình; gắn hoạt động của Hội với chương trình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương.
Cần linh hoạt hình thức xây dựng quỹ khuyến học, bao gồm cả tiền và hiện vật, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cả hệ thống chính trị, các tổ chức, cá nhân...có lòng hảo tâm ủng hộ cho quỹ hay tài trợ trực tiếp cho các đối tượng.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng:
Làm tốt công tác thi đua khen thưởng để khuyến khích, động viên các tổ chức, cá nhân, các dòng họ, các nhà hảo tâm chăm lo công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Có cơ chế chính sách phù hợp để cán bộ, đảng viên và mọi người dân xác định việc học tập nâng cao trình độ vừa là trách nhiệm, vừa là nhu cầu cấp thiết của mỗi người trong sự nghiệp phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay.
          3. Đề xuất, kiến nghị
          Có chính sách về đầu tư cơ sởt vật chất, phương tiện làm việc, nâng mức kinh phí hoạt động hàng năm cho các Trung tâm học tập cộng đồng.
Xây dựng cơ chế, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức, viên chức tích cực tham gia tự học tập nâng cao trình độ.
Trên đây là báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Chỉ thị số 11 - CT/TW ngày 13/4/2007 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác  khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập”. Các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị các cấp trong toàn huyện, phát huy những kết quả đạt được, đồng thời khắc phục những hạn chế, yếu kém, để tiếp tục thực hiện tốt Chỉ thị số 11 - CT/TW của Bộ Chính trị.
 



Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học