Dự và làm báo cáo viên lớp tập huấn có bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội. Tham gia lớp tập huấn có gần 200 đại biểu là các ông, bà Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra Hội Khuyến học huyện Thanh Oai, nhiệm kỳ 2023-2028; Đại diện lãnh đạo Hội Khuyến học, Ủy viên Thư ký Hội Khuyến học các xã, thị trấn; Đại diện lãnh đạo các Trường Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT; Bí thư các Chi bộ thôn, Trưởng thôn; Đại diện Ban Khuyến học Dòng họ các xã, thị trấn.
Quang cảnh lớp tập huấn Tại lớp tập huấn các đại biểu đã được nghe bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội truyền đạt, hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. Thông qua báo cáo viên hướng dẫn, các đại biểu đã hiểu rõ được mục tiêu, nhiệm vụ, kỹ năng và nghiệp vụ công tác khuyến học, khuyến tài trong tình hình hiện nay. Các nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Trung ương và Thành phố về xây dựng xã hội học tập, trọng tâm cần làm tốt các Quyết định và Nghị quyết sau: Quyết định số 387/QĐ-TTg ngày 25/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng, đơn vị, giai đoạn 2021-2030”; Quyết định số 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình Công dân học tập, giai đoạn 2021-2030”; Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”. Cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp là:
Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ TW Hội Khuyến học Việt Nam,
Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội làm báo cáo viên lớp tập huấn truyền đạt, hướng dẫn
kỹ năng, nghiệp vụ công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập Thứ nhất, Nghiêm túc quán triệt các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố và Huyện về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030; Nghị quyết 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các Kế hoạch của UBND Thành phố và huyện Thanh Oai. Hội Khuyến học các cấp tổ chức học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết của Thành ủy, các Kế hoạch của UBND Thành phố và của Huyện; Hội Khuyến học huyện mở lớp học tập, quán triệt cho các Hội Khuyến học, Chi hội, Ban Khuyến học các xã, thị trấn; Hội Khuyến học các tổ chức thành viên tham mưu với cấp ủy, chính quyền để tổ chức học tập Nghị quyết.
Thứ hai, Chủ động tham mưu với cấp ủy, chính quyền, phối hợp với Ủy ban MTTQ, các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội ban hành Chỉ thị, Nghị quyết, Kế hoạch cụ thể chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng xã hội học tập, trọng tâm là xây dựng các mô hình học tập. Các cấp Hội xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết, nhằm cụ thể hóa các quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, giải pháp của Nghị quyết để thực hiện tại địa phương, đơn vị. Thường xuyên kiểm tra, giám sát trong hệ thống tổ chức Hội, chấn chỉnh những việc làm chưa tốt.
Thứ ba, Hội Khuyến học các cấp xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện xây dựng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng họ tập”, “Đơn vị học tập” (Phối hợp với Ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng cộng đồng học tập cấp xã, thị trấn; đơn vị học tập cấp xã trở lên); Tập trung đẩy mạnh và nâng cao chất lượng mô hình “Công dân học tập”. Hội Khuyến học các cấp xây dựng kế hoạch hằng năm có chỉ tiêu, trọng tâm, giải pháp, tiến độ cụ thể để xây dựng các mô hình học tập, lấy xây dựng mô hình “Công dân học tập” làm cốt lõi. Các cấp Hội lưu ý đánh giá công nhận các mô hình học tập theo bộ tiêu chí mới và cần đảm bảo quy trình đánh giá, công nhận. Biểu dương, nhân rộng các mô hình học tập tiêu biểu để lan tỏa trong cộng đồng, trong các tầng lớp nhân dân.
Thứ tư, Đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, lãnh đạo Hội Khuyến học các cấp phối hợp tham gia báo cáo về nội dung khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập tại các Hội nghị của ngành Tuyên giáo các cấp, các đoàn thể chính trị xã hội; tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin, tuyên truyền, Đài phát thanh của địa phương có chuyên mục về công tác khuyến học trên địa bàn. Đẩy mạnh và đổi mới công tác thông tin tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của nhân dân về khuyến học, khuyến tài, tự học, học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng các mô hình học tập. Tuyên truyền gương tập thể, cá nhân thực hiện tốt việc tự học, học thường xuyên, học tập suốt đời, gương cán bộ khuyến học và gương nhà hảo tâm tiêu biểu…Xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tăng cường phối hợp với các cơ quan đài, báo. Tăng cường tập huấn kỹ năng thông tin, tuyên truyền như viết bài, thuyết trình, chụp ảnh…Thông tin tuyên truyền bằng các tác phẩm văn, thơ, nhạc, họa, tiểu phẩm, ảnh chụp gắn với các hoạt động khuyến học của địa phương, cơ quan, đơn vị.
Thứ năm, Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác khuyến học, chuyển đổi số trong việc tổ chức các hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ sở, tổ chức Hội. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thông tin, tuyên truyền, đánh giá các mô hình học tập. Thực hiện Đề án số hóa trong hoạt động khuyến học của Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
Thứ sáu, Phát triển tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động. Tăng cường tổ chức tập huấn nâng cao kỹ năng, nghiệp vụ công tác khuyến học, khuyến tài đến đội ngũ cán bộ Hội Khuyến học từ huyện đến cơ sở. Đẩy mạnh việc phát triển các tổ chức Hội và phát triển hội viên; trọng tâm là xây dựng các tổ chức Hội ở các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học, lực lượng vũ trang, phát triển hội viên là Đảng viên, hội viên các đoàn thể khác…Chú trọng củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các tổ chức khuyến học và hội viên đã có; củng cố cơ sở yếu, hoạt động kém hiệu quả; thường xuyên kiện toàn các cán bộ làm công tác khuyến học. Phấn đấu đạt 100% số cơ quan đơn vị cấp huyện, 50% doanh nghiệp trên địa bàn có tổ chức Hội hoặc tham gia các hoạt động khuyến học. Phấn đấu toàn huyện đạt tỷ lệ hội viên từ 19,5% trên tổng dân số trở lên; đảm bảo 80-100% cán bộ hội viên các cấp được tham gia tập huấn.
Thứ bẩy, Tổ chức tốt các phong trào thi đua xây dựng xã hội học tập, phát động hưởng ứng phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời, gian đoạn 2023-2030” và các phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập sâu rộng trong tổ chức Hội các cấp, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác như: “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, phong trào “Dân vận khéo”, “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”… ; tham gia hoạt động của Mặt trận Tổ quốc với tư cách là thành viên; làm tốt công tác thi đua, khen thưởng, tổng kết và biểu dương, nhân rộng các mô hình học tập tiêu biểu, nhằm thúc đẩy việc học tập của mọi cá nhân, mọi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư và đơn vị.
Thứ tám, Xã hội hóa các nguồn lực, xây dựng Quỹ Khuyến học các cấp, duy trì công tác trao thưởng, trao học bổng khuyến học, khuyến tài. Xây dựng quỹ khuyến học đạt bình quân từ 50.000đ/người dân trở lên. Nâng cao nhận thức của cán bộ, hội viên, người dân về việc xây dựng Quỹ Khuyến học. Phát triển đa dạng hóa các loại hình quỹ khuyến học, khuyến tài, trao học bổng “Học không bao giờ cùng” thống nhất trên địa bàn Thành phố. Đẩy mạnh phong trào thi đua “Dân vận khéo” trong xây dựng và phát triển Quỹ Khuyến học. Hàng năm trao thưởng, hỗ trợ học bổng cho các em học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vượt khó học giỏi, học sinh, sinh viên tài năng, người lao động có tinh thần “Tự học-Sáng tạo”, các cá nhân tự học, tự nghiên cứu, có sáng kiến, sáng tạo đạt hiệu quả cao ứng dụng trong sản xuất, học tập, công tác, có đóng góp lớn cho địa phương, xã hội, đất nước.
Kết thúc lớp tập huấn, nhiều đại biểu đã thay đổi nhận thức về nhiệm vụ khuyến học trong giai đoạn hiện nay và xác định trách nhiệm cũng như quyết tâm của người làm khuyến học đóng góp vào phong trào “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập” mà Thủ tướng Chính phủ đã phát động./.
Tin bài và ảnh: LÊ THỊ LOAN
Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Thanh Oai
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền