Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 34

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 33


Hôm nayHôm nay : 18400

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 241688

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25900915

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 23-NQ/TU CỦA THÀNH ỦY VÀ CÁC VĂN BẢN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

Chủ nhật - 01/09/2024 12:47
TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 23-NQ/TU CỦA THÀNH ỦY VÀ CÁC VĂN BẢN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

TRIỂN KHAI NGHỊ QUYẾT 23-NQ/TU CỦA THÀNH ỦY VÀ CÁC VĂN BẢN VỀ CÔNG TÁC KHUYẾN HỌC

Chiều ngày 02/8/2024, Hội Khuyến học quận Hai Bà Trưng đã tổ chức Hội nghị tuyên truyền, triển khai Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” và các văn bản chỉ đạo của quận Hai Bà Trưng về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn quận. Theo chỉ đạo của Hội Khuyến học quận Hai Bà Trưng và được sự nhất trí của Thường vụ Đảng ủy, UBND phường Nguyễn Du; Sáng ngày 22/8/2024, Hội Khuyến học phường Nguyễn Du đã tổ chức Hội nghị triển khai Nghị quyết số 23-NQ/TU của Thành ủy và các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố tới toàn thể cán bộ, hội viên khuyến học các cấp trên địa bàn phường Nguyễn Du.
     Tham dự Hội nghị có các ông, bà đại diện Thường vụ Đảng ủy, lãnh đạo UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam phường; Chủ tịch và Trưởng các tổ chức 7 hội, đoàn thể; Bí thư 14 Chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận, Tổ trưởng 10 tổ dân phố; các ông, bà Ủy viên Ban Chấp hành và Chi hội trưởng Khuyến học, cùng 50 hội viên khuyến học đại diện ở 14 Chi hội Khuyến học.

Ông Vũ Hy Chương - Chủ tịch Hội Khuyến học phường Nguyễn Du quán triệt
Nghị quyết 23-NQ/TU của Thành ủy và các văn bản chỉ đạo về công tác khuyến học

 
     Tại Hội nghị ông Vũ Hy Chương - Chủ tịch Hội Khuyến học phường Nguyễn Du đã trình bày các quan điểm chỉ đạo, mục tiêu và các chỉ tiêu cụ thể về khuyến học dến năm 2025 và đến năm 2030, nội dung cơ bản của 09 nhiệm vụ và giải pháp phải thực hiện. Trong đó, quan điểm nhất quán từ văn bản Kết luận số 49-KL/TW ngày 10/5/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng được nêu rõ trong Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy, là: “Phát huy vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, cán bộ, đảng viên trước hết là người đứng đầu đối với công tác khuyến học, khuyến tài, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập. Phấn đấu mỗi tổ chức Đảng, cán bộ, đảng viên, gia đình cán bộ, đảng viên trở thành “Đơn vị học tập”, “Công dân học tập”, “Gia đình học tập” để làm nòng cốt trong việc xây dựng các mô hình học tập trong nhân dân”.  Đảng ủy phường sẽ có văn bản lãnh đạo với công tác khuyến học và phổ biến, triển khai tới các Chi bộ, các tổ chức đoàn thể, tới Hội Khuyến học, các tổ dân phố, các cơ quan, đơn vị, trường học trong phường.
     Cũng sáng ngày 22/8/2024, Hội Khuyến học phường Nguyễn Du đã tiến hành cuộc Tọa đàm về “Thực hiện bộ tiêu chí các mô hình học tập” năm 2024. Báo cáo đề dẫn của Hội Khuyến học và các ý kiến phát biểu của cán bộ, hội viên các Chi hội, nêu rõ tình hình và những vướng mắc trong thực hiện việc đăng ký phấn đấu các danh hiệu mô hình học tập năm 2024. Với việc đăng ký “Gia đình học tập” đạt tỷ lệ 92,1% trong tổng số hộ gia đình toàn phường (hiện còn 3 Tổ dân phố tỷ lệ đăng ký dưới 85%); đăng ký “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập” đều đạt 100% số tổ dân phố, số cơ quan, đơn vị, trường học, số Chi bộ trong phường; đăng ký “Công dân học tập” mới chỉ đạt xấp xỉ 40% số công dân trong toàn phường, tỷ lệ thấp, đáng chú ý có 3 Tổ dân phố tỷ lệ đăng ký dưới 30%. Từ thực tế đó, rất đáng lo ngại, bởi sẽ liên quan đến việc xem xét đánh giá đạt danh hiệu vào cuối năm, trong đó có quy định: Trong “Gia đình học tập” phải có ít nhất 01 người đạt là “Công dân học tập”, “Cộng đồng học tập” phải có ít nhất 40% công dân trong tổ đạt là “Công dân học tập”, “Đơn vị học tập” phải có ít nhất 60% người trong đơn vị đạt là “Công dân học tập”. Vì vậy, mấu chốt bây giờ là ở việc đăng ký phấn đấu đạt “Công dân học tập”.

Quang cảnh các đại biểu dự Hội nghị
 
     Tại Hội nghị Tọa đàm, các vướng mắc trở ngại về đăng ký phấn đấu “Công dân học tập”, được nhiều người cùng nêu ra, tập trung vào quy định về ba kỹ năng: Đã học về công nghệ thông tin và ứng dụng trong công việc, đã học ngoại ngữ và biết sử dụng, tham gia vào các hoạt động của cộng đồng. Rất nhiều người không được học về công nghệ thông tin, việc sử dụng chỉ giới hạn trong điều kiện rất hạn chế là với điện thoại di động của mình có, chỉ là điện thoại thường chưa được là điện thoại thông minh. Hầu như việc học ngoại ngữ ở thời những năm học phổ thông và đại học, đến nay sau mấy chục năm không hề sử dụng thì sẽ quên; nhiều người dân còn chưa học ngoại ngữ bao giờ. Việc tham gia các hoạt động của cộng đồng khó thu xếp, bởi hoàn cảnh mỗi người mỗi gia đình và phần đông còn vướng làm kinh tế cải thiện đời sống. Những phân vân đó của rất nhiều người, ở nhiều người dân và cả ở nhiều cán bộ cơ sở. Do đó nhiều người ngại đăng ký “Công dân học tập”, nói rằng đăng ký mà biết chắc không thể đạt được thì đăng ký làm gi! Mặc dù nhiều lần các cán bộ cơ sở đã phân tích, giải thích khi họp ở tổ dân phố, họp các chi hội đoàn thể, cả trao đổi riêng lẻ từng người về cách hiểu và thực hiện với các quy định đó, nhưng chưa xóa đi được các e ngại.
     Hội nghị Tọa đàm đã có phân tích diễn giải thỏa đáng về cách hiểu và thực hiện với mấy kỹ năng đó, được tất cả mọi người tán thành. Trong diễn giải về từng kỹ năng, đã nêu rõ để biết và sử dụng được theo yêu cầu thích ứng với công việc của mình. Trong thực tế, hầu như ai cũng sử dụng tốt điện thoại di động, biết tra cứu các thông tin trên mạng, giao dịch trao đổi, kể cả với những “lệnh” giao dịch bằng tiếng Anh. Rất nhiều người tuy không thường xuyên tham gia các cuộc họp ở Tổ dân phố, nhưng luôn hưởng ứng các hoạt động do Tổ dân phố và các Chi hội thực hiện, như bảo đảm vệ sinh môi trường, phòng, chống cháy nổ, phòng trừ dịch bệnh, đóng góp ủng hộ các quỹ, v.v…Những ai đã thực hiện, rõ ràng là đã bảo đảm khá tốt các yêu cầu về kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, kỹ năng sử dụng ngoại ngữ, về tham gia hoạt động cộng đồng.  
     Những trao đổi và phân tích tại Hội nghị Tọa đàm đã làm rõ cách hiểu và thực hiện với các quy định trong bộ tiêu chí. Kết quả của Tọa đàm sẽ kích thích tốt hơn việc phấn đấu thực hiện các mô hình học tập ở mỗi người và trong cộng đồng./.
 
Tin bài và ảnh: VŨ HY CHƯƠNG
Chủ tịch Hội Khuyến học phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học