Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 78

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 75


Hôm nayHôm nay : 5221

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 206056

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22361484

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

PHẠT QUỲ

Thứ sáu - 17/05/2019 18:29
Trên mạng xã hội đang sôi sùng sục xung quanh chuyện cô giáo phạt học sinh mắc lỗi phải quỳ. Một trong hai học sinh mắc lỗi chịu phạt còn một học sinh bỏ ra ngoài vì cho rằng như thế là bị sỉ nhục. Phụ huynh học sinh quỳ cho rằng như thế còn tốt vì như vậy học sinh vẫn còn được nghe giảng. Phụ huynh học sinh bỏ ra ngoài không chấp nhận hình phạt, kiện cô giáo vì con mình không được tốt nghệp do mắc nhiều lỗi, trong đó có cả việc nghỉ học quá nhiều chứ không phải chỉ vì hình phạt. Nói thế để thấy có nhiều thái độ khác nhau về vấn đề này. đây không thể có sự thống nhất vì cách tiếp cận vấn đề và thái độ quá khác nhau. Ai cũng nghĩ mình đúng vì chuyện dạy và học nhà nào chả liên quan và ai cũng nghĩ mình hiểu chuyện.
Tất cả vì học sinh thân yêu

Tất cả vì học sinh thân yêu

      Người ta thường nói “ nhất quỷ nhì ma thứ ba học trò” cái lứa tuổi học trò là lứa tuổi đang lớn và hiếu động, mà thật ra ma với quỷ thì đã ai thấy đâu, học trò thì ai cũng thấy, gia đình có 1-2 đứa con dạy còn vất vả, đằng này cô giáo quản lý 4-50 cháu thì sao mà không vất vả cơ chứ, đang tuổi hiếu động thì cô dặn cũng không nghe, trước kia học sinh ở nhà mà hư bố mẹ không dạy được thì đe con “ mai tao đến mách cô giáo mày” thế là sợ. Ngày nay thì học sinh lại dọa lại cô “ em về mách bố mẹ em” và cô lại khổ
Chưa có khi nào mà làm thày cô giáo lại khổ như bây giờ, nếu không rèn học sinh thì có lỗi với lương tâm mình, nếu rèn thì phải nghiêm khắc, phải kỷ luật thì gặp phụ huynh không biết điều thì lại kiện cáo, lại phải giải trình đến khổ,
      Mọi người sẽ bảo : đã thế để cho an toàn, giáo viên chỉ cần dạy chữ, còn chuyện khác, kệ chúng. Ngoan hay hư không phải trách nhiệm của mình. Ai trả tiền công dạy dỗ chúng thành người tử tế đâu mà dậy? Đó là việc của bố mẹ chúng. Bố mẹ còn không dạy được nữa là cô giáo. Gia đình thì lại quan niệm, đã đóng tiền thì nhà trường phải dạy, khi con hư lại đổ cho nhà trường, nhà trường lại đổ cho giáo viên và cuối cùng giáo viên vẫn là khổ nhất
Nếu rèn học sinh thì phải nghiêm khắc, kỷ luật, nhưng kỷ luật nó thì cha mẹ lại kiện, vậy nên nhiều giáo viên chọn hình thức qua loa cho xong, cho an toàn và cuối cùng thì các con thành giả dối, hỗn láo và bạo lực....
      Nhiều phụ huynh và anh hùng bàn phím phê phán các hình phạt đối với học trò là xúc phạm nhân phẩm, vi phạm quyền con người, không phù hợp với xã hội văn minh... Đúng hết. Vậy theo các vị thì các nhà giáo làm gì khi học sinh hư? Nói thì dễ nhưng nếu ở trong cuộc sẽ bối rối hơn nhiều và khó tránh sai lầm. Các vị không giáo dục được con mình nhưng các vị tước hết quyền dạy dỗ học trò của nhà trường và chỉ cho phép nhà trường vận động, thuyết phục, khuyên giải con mình. Ngoài điều đó đều không được chấp nhận. Như thế là gây khó cho nhà trường đấy. Không phải cứ đóng học phí rồi thì có quyền đòi hỏi đâu. Chẳng thày cô nào muốn hay thích thú khi phạt học sinh hư cả, chẳng qua do bất lực trong khuyên bảo mà đành phải phạt thôi.
      Bác Hồ đã nói: vì sự nghiệp 10 năm thì trồng cây
      Vì sự nghiệp trăm năm phải trồng người 
      Trồng cây cũng phải cần có tâm, phải trồng chắc, nẹp chặt, chăm sóc tốt thì cây mới thẳng, mới xanh tốt. Nếu không có tâm thì cây sẽ cong, đổ hay chết. Trồng người còn khó gấp trăm lần, vừa dạy, vừa dỗ vừa phải là tấm gương để học sinh soi, quả thật là chẳng dễ dàng gì! Mục đích cuối cùng cũng là đưa ra xã hội một con người tốt, tử tế, có ích vậy cũng như cây, để mọc tự do, không uốn nắn thì sao mà tử tể được?
      Mỗi gia đình như một tế bào của xã hội, các tế bào có đủ nhân, đủ chất thì mới phân bào, tái tạo thành tế bào mới, nhiều tế bào tốt mới hình thành một cá thể tốt, cũng như nhiều gia đình tốt mới tạo nên một xã hội tốt một đất nước tốt đẹp được vậy gia đình nên là nôi tạo nhân cách cho con mình, hãy làm tấm gương sáng về cách sống, cách nghĩ cho con học tập, đừng quá nuông chiều con cái một cách mù quáng và cũng đừng cần thiệp vào việc rèn dạy của nhà trường, hãy tin tưởng thày cô hơn hãy để nhà trường, thày cô uốn nắn đừng nên trách mắng thầy cô mỗi lần con bị phạt , làm vậy sẽ làm trẻ thành ra ích kỷ, dựa dẫm và hỗn láo
      Tôi chắc rằng đối với gia đình người Việt thì chuyện đánh mắng con là chuyện bình thường, thậm chí có gia đình còn là thường xuyên đến mức bạo hành, ít có gia đình chỉ khuyên răn con bằng lời lắm, vậy sao ơ trường thày cô động chạm một tý là kiện cáo là làm rùm beng lên đòi đuổi đòi kỷ luật thầy cô nếu thày cô quá đáng thì mới lên án, còn chuyện bắt quỳ thôi thì có gì quá lắm đâu, nếu cha mẹ biết điều hơn lẽ thiệt thì còn phải cảm ơn cô giáo mới phải chứ, thêm vào đó dư luận xã hội cũng đừng nên a dua theo đám đông, đừng chuyện bé xé ra to để gây áp lực với nhà trường, nhà trường là nơi quản lý, là chỗ dựa của các thầy cô giáo thì cũng nên có bản lĩnh rõ ràng, dừng nên để dư luận gây áp lực và dắt mũi, kỷ luật thày cô cho yên lòng dư luận, điều đó là rất bất công với các thày cô giáo, đừng như thầy hiệu trưởng của một trường có cô giáo bị kỷ luật do phạt học sinh là “ Do áp lực nên nhà trường đành phải kỷ luật giáo viên chứ nhà trường không muốn thế.....” đạo Đức giả như thày hiệu trưởng này thì tương lại giáo dục sẽ về đâu......
      Tôi không phải là giáo viên nhưng tôi Có đôi điều băn khoăn suy nghĩ, mong mọi nguòi góp ý, xin trân trọng cảm ơn mọi người


PHAN LẠC SẮC (Sưu tầm)
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học