Việt Nam có rất nhiều văn hóa vùng miền, đó là nét đẹp riêng của từng vùng miền nên rất cần được tôn trọng, bảo tồn, giữ gìn và phát huy. Để bảo tồn truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, Đảng và Nhà nước ta đã có chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đã phát động nhiều phong trào để vận động toàn dân cùng chung sức bảo tồn và phát huy truyền thống đó. Đối với mỗi gian đoạn phát triển của đời sống xã hội mà Đảng nhà nước đã chỉ đạo các cấp, ngành, đoàn thể xã hội thực hiện các nghị định cụ thể như: Nghị định 281 của Chính phủ về việc xây dựng xã hội học tâp, học tập suốt đời; phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở; học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ Tịch Hồ Chí Minh. Năm 2021, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã có kế hoạch triển khai đến từng quận, huyện, phường xã về việc xây dựng con người thủ đô văn minh thanh lịch. Để mọi người có thêm những dữ liệu lan tỏa tới gia đình và cộng đồng đó là tiêu chuẩn về: “Công, dung, ngôn, hạnh” trước đây chỉ dành cho người phụ nữ.
- Công: Là thể hiện tài nữ công, gia chánh của người phụ nữ đối với gia đình.
- Dung: Là nói đến dung nhan, sắc đẹp của người phụ nữ khi mỗi gia đình hay người nam giới chọn con dâu cho con trai hoặc chọn vợ thường chọn người có dung nhan, có đủ “công, dung, ngôn, hạnh”.
- Ngôn: Là nói đến việc ứng xử của người phụ nữ qua lời nói ví như: Người phụ nữ cần dịu dàng, nhẫn nhịn và theo quan niệm của Nho giáo là phải hội đủ tứ đức: “công, dung, ngôn, hạnh”.
- Hạnh: Là chỉ đức hạnh của người phụ nữ phải có hiếu và hạnh.
- Ngày nay, khoa học phát triển, đất nước hội nhập văn hóa quốc tế thì nét văn hóa truyền thống về “công, dung, ngôn, hạnh” không chỉ là dành cho người phụ nữ mà cho tất cả chúng ta.
Vậy công, dung, ngôn, hạnh được tổng hợp cụ thể:
1. Công: Công có: Công tâm, công phu, công trình, công quả, công đức.
+ Công tâm: Thể hiện một con người sống công bằng, không phân biệt. Nếu ta sống không công tâm thì sẽ rất khổ tâm và bị mất đi niềm tin của người khác.
Bác Hồ đã nói: “Không sợ thiếu mà chỉ sợ không công bằng”.
+ Công phu: Thể hiện sự dồn tâm của ta để xây dựng một công trình lớn để có công trình để lại cho cộng đồng, nhân loại về một giá trị, về một truyền thống, một nét văn hóa phù hợp với thời thế và thực tế xã hội. Ví dụ: Công trình giúp cho nhân dân biết gia phong, gia quy.
Với bản thân lâu nay ta không công phu nên khi ta trưởng thành thường thiếu vốn sống nên mắc phải cám dỗ, cạm bẫy trong đời sống xã hội rất nhiều nên ta trở thành người thiếu văn hóa, đạo đức, không rèn luyện cốt cách thanh cao trở thành người công dân tốt đối với đất nước, người con ngoan hiếu thảo với gia đình, người trọng nghĩa đối với bạn bè bằng hữu. Bản thân mỗi người cần công phu rèn luyện bản thân mình trở thành người vừa có tài, vừa có đức hạnh. Người xưa có câu: “Giang sơn dễ đổi, bản tính khó dời” nên ta cần khổ luyện mới thành tài. Ta phải khổ luyện thì mới có tài, có đức mới trở thành người văn minh và thanh lịch.
Với gia đình: Để kiến tạo một tổ ấm gia đình thì cả hai vợ chồng cần dành công phu để tìm ra những gì đáng nhất để mang lại hạnh phúc cho gia đình mình chứ không phai chỉ có một người dồn tâm mong muốn còn người kia thì hờ hững thì gia đình không thể hạnh phúc được.
Đối với tương lai những đứa con của mình: Ta phải có công phu để thấu hiểu về con của mình cụ thể: về thói quen, sở thích, tính cách để từ đó chỉ dạy cho con từ khi biết nói đến khi trưởng thảnh cần biết lễ phép, hiếu thảo và có vốn hiểu biết về văn hóa ứng xử trong gia đình theo quy định gia phong, ngoài xã hội theo quy chuẩn đạo đức truyền tống văn hóa, văn minh lịch sử. Nhiều người nhầm nghĩ là công phu của mình là phải kiếm ra thật nhiều tiền để cho con đi du học nước ngoài hay cho con đi học hết trường này đến trường kia hoặc mình có nhiều tiền để cho con được ăn, ở sung sướng và con chỉ có việc học thôi mà không định hướng cho con học thôi mà không định hướng cho con học đạo đức và tích lũy vốn sống thực tế. Hệ quả để lại là con mình chỉ học giỏi kết quả con thành đạt có công việc làm tốt kiếm được nhiều tiền nhưng con thiếu vốn sống, chỉ biết hưởng thụ, sống thiếu chuẩn mực đạo đức đó là cuộc sống có ở thực tế. Cái gốc của công trình là dồn công phu và mình có gì để đinh hướng cho con. Cổ nhân dạy: “Cho con một núi vàng không bằng cho con một hướng đi đúng”. Con giỏi kiến thức nhưng thiếu vốn sống nên khi ra xã hội dễ bị cám dỗ, sa ngã, hư hỏng, ích kỷ chỉ nghĩ đến bản thân còn mình thì mất đi vai trò, trách nhiệm của người bố, người mẹ.
Cổ nhân có dạy: Ông Trời có đức hiếu sình
Cha mẹ hiền lành để đức cho con.
Trái tim người mẹ là trường học của con
Người cha là người thầy vĩ đại nhất của con.
Người cha, người mẹ phải là một tấm gương tốt của con để các con học theo, làm theo.
Với công việc: Ta phải dồn tâm công phu để tìm tòi, có ý tưởng để mang lại giá trị, cho công việc và phục vụ cho đất nước. Muốn giỏi, muốn lão luyện trong nghề, trong công việc cần công phu.
Đối với đất nước: Ta phải dồn công phu để chung tay góp phần xây dựng, vun vén, bảo vệ và cống hiến cho tương lai của đất nước phát triển để thế hệ con cháu chúng ta được sống trong một đất nước hòa bình hạnh phúc.Công trình giúp con người biết rèn luyện đạo đức, biết thờ cúng tổ tiên.Công trình kế thừa và phát huy truyền thống văn hóa của người hà nội văn minh, thanh lịch.
Tất cả những công trình để xây dựng cho con người, nhân dân đất nước, nhân loại thay đổi đều là công trình rất lớn. Mỗi công trình muốn thành công để cần có các yếu tố: Con người, thời thế, môi trường, chiến lược và thời điểm. Tất cả mọi công trình ta xây dựng đều phải dành rất nhiều công phu để hoàn thành thì ta mới có được công quả, công đức.
Công đức: Là những công trình ta xây dựng cho cộng đồng, đất nước, nhân loại thì ta có được công đức. Ví dụ: nếu ta chỉ đến quét ở chùa làng mình để mọi người dẫn đến chùa lễ phật được hưởng sự sạch sẽ thì mới là công quả. Nhưng nếu ta có điều kiện phát tâm công đức đồ thò vào đó thì ta có công đức vì đồ thờ được lưu giữ lâu dài tại nơi thờ tự để lại cho mọi người được đến kính lễ chiêm ngưỡng và công đức đó được để lại trường tồn.
2. Dung: Thể hiện sự bao dung, đức độ, cao thượng. Dung thể hiên một nền văn hóa trí tuệ bao dung của một con người, một gia đình, một dân tộc, một đất nước. Một con người bao dung, đức độ thể hiện sự đức độ, thanh cao của con người đó luôn luôn mang lại sứ thánh thiện với người khác. Một người bao dung sẽ không có kẻ thù bên cạnh mình, luôn bao dung chia sẻ với người khác sẽ nhận được sự biết ơn, không có đố kỵ, ghen ghét, bon chen.Một gia đình có lòng bao dung thì gia đình hạnh phúc có sinh khí trong nhà.
Một đất nước bao dung thì người được ấm no bình yên và có được niềm tin của nhân dân, phát triển thịnh vượng.
3. Ngôn: Có ngôn từ và phát ngôn. Văn hóa trí tuệ là khi phát ngôn ra thì lời nói thể hiện có van hóa và bác ái, thể hiện là một lời nói có giá trị. Cổ nhân đã dạy: “Lời nói là quyền năng”; “Bạn đừng vội nói ra để người khác biết bạn là người khờ dại”. “Lời nói chưa nói ra ta làm chủ nó, lời nói nói ra rồi nó làm chủ ta”.Vậy, bạn hãy cân nhắc kỹ khi bạn nói ra điều gì thì đều để người khác thấy lời nói cua bạn có gia trị. Ví dụ thực tế:
Một người mẹ nói với ba người của con mình: Con bê hộ mẹ chậu cây.
Người con thứ nhất có nhận thức đơn giản ra đời: Được rồi để đấy.
Người con thứ hai có hiểu biết hơn thì trả lời: Vâng con sẽ làm.
Người con thứ ba có vốn sống văn hóa thì trả lời: Dạ thưa mẹ con biết rồi để đó tí nữa con sẽ làm ạ. Lời nói của người con thứ 3 có đủ câu, đủ ý, đủ từ, đủ nghĩa.
Khi phát ngôn ra cần: Nói đúng người, nói đúng lúc, nói đúng thời điểm,nói đủ câu, đủ ý, đủ nghĩa, đủ từ, không nói quá sự thật, không nói để người khác lo lắng, nói phải phép. Nói phải khẳng định chắc chắn, có uy tín, nói ít quan sát nhiều, nói sau, nói phải phép, không nói lí nhí, nói để sửa, không nói quá sự thật, khen người khác phải nói rõ tại sao khen, tại sao chê. Cái gì cần phát ngôn mới nói, không nói bừa bãi không phải thích nói gì là nói. Có người thích gì thì nói đấy, thường nói tắt, nói ý làm cho người nghe hiểu lầm gâu ra ân oán, lời nói không vừa ý. Người phát ngôn không đúng lúc, không đúng chỗ, không đúng thời điểm, không biết người xung quanh bị tổn thương vì lời nói vô tình vì vậy phải phát ngôn theo trí tuệ,không để lại hệ quả.
Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ kĩ trước khi nói, đừng vội nói khi chưa thấu hiểu nội dung vì nói không chuẩn sẽ dễ bị người khác hiểu sai ý, câu nói không rõ ý sẽ làm cho người nghe suy đoán sai lệch với ý của người nói. Cần chọn ngôn ngữ từ chuẩn để phát ngôn, nói rõ ràng, điềm đạm, ngôn từ thích hợp với thời điểm để nói.
4. Hạnh: có các hạnh gồm Hạnh ăn, hạnh uống, hạnh đi, hạnh đứng,hạnh nằm, hạnh ngủ, hạnh ngồi, hạnh mặc, hạnh đầu tóc, hạnh ở , hạnh làm, hạnh nói, hạnh đối nhân xử thế, hạnh hiếu, hạnh lễ, hạnh nghĩa, hạnh nhẫn nhục, hạnh giữ thân.
*Hạnh nói: 1không nói chuyện người khác ( kể cả chuyện nhà mình may ra nói); 2, không được nói to; 3, nói từ tâm nói ra; 4, không nói để lấy lòng; 5, không nói xấu người khác; 6, nói có đầu, có đuôi; 7, nói đủ; 8,nói chắc chắn; 9,cách xưng hô phải chuẩn mực; 10, nói ít quan sát nhiều; 11, nói rõ ràng, không mập mờ, không ý tứ; 13, nói sau khi người khác nói xong, không tranh lời muốn ngắt lời phải xin lỗi, xin phép; 14,không nói nửa vời; 15,không nói quá; 16, không nói cho người khác hoang mang , lo sợ
*Hạnh đối nhân xử thế:1, Khiêm tốn; 2, Thận trọng; 3, Tự tin; 4, Có bản lĩnh; 5, Không được phép vội vàng; 6, Điềm đạm; 7, Chuẩn mực; 8, Thấu đáo; 9, Chữ tín; 10, Không thiên vị, không thân, không sợ; 11, Cao thượng
Trên đây là một số chia sẻ của tôi rút ra từ những kiển thức đã được học ở nhà trường, từ thực tiễn công tác 30 năm của cá nhân tôi, qua sưu tầm từ những trang sách hay của các tác giả của Việt Nam cũng như tri thức của Nhân loại từ xưa tới nay gửi tới các quý vị bạn đọc với mong muốn xã hội ta ngày càng tốt đẹp hơn. NGUYỄN THỊ THỦY
Chi hội khuyến học khu dân cư Thọ
phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân
Chú ý: Việc đăng lại bài viết trên ở website hoặc các phương tiện truyền thông khác mà không ghi rõ nguồn http://nukeviet.vn là vi phạm bản quyền