Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 53

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 52


Hôm nayHôm nay : 8632

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 346570

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22097745

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “XÃ HỘI HỌC TẬP”

Thứ hai - 25/05/2015 21:27
Xã hội học tập (XHHT) là một xu thế phát triển tất yếu của các nước trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam trước yêu cầu mới của thời đại ‐ thời đại thông tin, toàn cầu hóa và kinh tế tri thức. Về bản chất, XHHT là một xã hội mà trong đó mọi người đều học tập, học thường xuyên, học suốt đời và mọi lực lượng xã hội đều có trách nhiệm tạo cơ hội học tập cho mọi người dân.
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “XÃ HỘI HỌC TẬP”

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ “XÃ HỘI HỌC TẬP”

         Như vậy khi nói tới XHHT thì phải chú ý tới cả 2 đặc trưng quan trọng của một XHHT, đó là “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục”. Nếu thiếu một trong 2 đặc trưng đó thì không thể gọi là XHHT được. Ở Việt Nam, khái niệm “XHHT” lần đầu tiên được chính thức đề cập tới trong Nghị quyết Đại hội 18 Tình người Khuyến học IX (4/2001) “Đẩy mạnh phong trào học tập trong nhân dân bằng những hình thức giáo dục chính qui và không chính qui, thực hiện giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Tuy nhiên, có thể nói ý tưởng xây dựng một XHHT với 2 đặc trưng như trên đã được Hồ Chủ tịch quan tâm từ khi mới thành lập nước (năm 1945). Mặc dù Bác không nói tới XHHT, nhưng tư tưởng “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục” đã được thể hiện rất rõ qua các việc làm, qua các bài phát biểu, các bài nói chuyện của Người. Từ khi mới thành lập nước, Hồ Chủ tịch đã rất quan tâm đến việc học của dân chúng và rất trăn trở khi phần lớn dân chúng còn mù chữ (95%). Ngay trong phiên họp đầu tiên (ngày 3/9/1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch để chống nạn mù chữ”. Người đặt ra 3 nhiệm vụ cách mạng trước mắt của Chính Phủ là: “Chống nạn đói, nạn thất học, nạn ngoại xâm” và coi giặc dốt cũng cần chống như chống giặc đói và giặc ngoại xâm. Vì vậy, chỉ sau 6 ngày đọc bản Tuyên ngôn độc lập, ngày 8/9/1945, Hồ Chủ tịch đã kí ban hành 3 sắc lệnh về chống nạn thất học. Đó là: Sắc lệnh số 17 về việc thành lập Nha bình dân học vụ trong toàn cõi Việt Nam để trông nom việc học của dân chúng; Tình người Khuyến học 19 sắc lệnh số 19 về việc thành lập những lớp học bình dân buổi tối cho nông dân và thợ thuyền; sắc lệnh số 20 công bố việc học chữ Quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi người và hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Đầu tháng 10/1945, trong lời kêu gọi toàn dân chống nạn thất học, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Muốn giữ vững nền độc lập, muốn làm cho dân mạnh, nước giàu, mọi người Việt Nam phải biết quyền lợi của mình, bổn phận của mình, phải có kiến thức mới để có thể tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà và trước hết phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ...”. Tư tưởng “Giáo dục cho mọi người” của Hồ Chủ tịch còn được thể hiện rất rõ khi Bác trả lời báo chí vào tháng 1/1946. Bác nói “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong thư gửi động viên GV Bình dân học vụ nhân ngày 1/5/1946, Bác đã viết “Chương trình Chính phủ ta là làm thế nào cho đồng bào cả nước ai cũng có ăn, có mặc, có học”. Tư tưởng này thể hiện tính nhân dân, tính nhân văn, công bằng và dân chủ ‐ là quan điểm bao trùm 20 Tình người Khuyến học và nhất quán trong toàn bộ tư tưởng và cuộc đời hoạt động của Hồ Chủ tịch trong lĩnh vực giáo dục. Đây là sự kế thừa những tư tưởng tiến bộ của các nhà văn hóa, giáo dục tiền bối và phát triển trong điều kiện hiện tại. Tư tưởng đó hoàn toàn phù hợp với xu thế ngày nay hướng tới một nền “Giáo dục cho mọi người” của UNESCO. Với mục đích “Phải làm cho dân tộc Việt Nam trở thành một dân tộc thông thái”, Hồ Chủ tịch không những chỉ kêu gọi mọi người học tập, mà còn kêu gọi mọi người, đặc biệt cán bộ, quân nhân phải học tập thường xuyên, học tập suốt đời “Chúng ta phải học và hoạt động suốt đời. Còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”. Có thể nói đây là một tư tưởng tiến bộ, đi trước thời đại của Hồ Chủ tịch. Trong bài nói chuyện tại lớp nghiên cứu chính trị ở trường Đại học nhân dân, ngày 21/7/1965, Hồ Chủ tịch đã nói “Học hỏi là một việc phải tiếp tục suốt đời… Không ai có thể tự cho mình là biết đủ rồi, biết hết rồi. Thế giới ngày nay đổi mới, nhân dân ta ngày càng tiến bộ, cho nên chúng ta phải tiếp tục học và hành để tiến bộ kịp nhân dân”. Bản thân Bác là một tấm gương sáng về học suốt đời. Năm 1961, khi nói chuyện với các cán bộ Đảng viên hoạt động lâu năm, Bác đã tâm sự “Tôi năm nay Tình người Khuyến học 21 71 tuổi, ngày nào cũng phải học... công việc có tiến triển, không học thì không theo kịp, công việc nó sẽ gạt mình ra phía sau. Chúng ta là đảng viên già, hiểu biết của chúng ta hồi 30 tuổi so với sự hiểu biết của lớp trẻ bây giờ, thì chúng mình dốt lắm... Tôi cũng dốt lắm. Nếu thế hệ già khôn hơn thế hệ trẻ thì không tốt. Thế hệ già thua thế hệ trẻ mới là tốt. Các cháu không hơn là bệt ‐ Bệt tức là không tốt. Người ta thường nói “Con hơn cha là nhà có phúc”. Hơn 60 năm qua, tư tưởng “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục”, hay nói như thuật ngữ này, tư tưởng về XHHT của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã và đang là những cơ sở cho các đường lối, chủ trương, chính sách giáo dục ở nước ta. Tư tưởng “Giáo dục cho mọi người” và “Mọi người cho giáo dục” của Chủ tịch Hồ Chí Minh là kết tinh truyền thống giáo dục văn hiến của đất nước ta, sự cần cù, hiếu học của người dân Việt Nam. Tư tưởng... của Người là sự hội tụ tinh hoa và văn hóa nhân loại. 22 Tình người Khuyến học.

                                                        LÊ HOÀNG YẾN
                                                     Chi hội khuyến học 16
                                       phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học