Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 22


Hôm nayHôm nay : 7730

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 336152

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22087327

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

DÒNG HỌ KHOA BẢNG NGUYỄN NHƯ UYÊN VỚI PHONG TRÀO KHUYẾN HỌC

Thứ tư - 22/04/2015 16:03
Một cộng đồng dân cư có cùng chung huyết thống thì tạo nên dòng họ. Nhiều dòng họ khác nhau góp phần tạo thành xã hội. Cây có cội, nước có nguồn. Các dòng hộ là nét đặc trưng của xã hội Việt Nam từ ngàn xưa để lại, dòng họ góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước và luôn có tác động trong cuộc sống thường ngày. Dòng họ Nguyễn Như Uyên ở Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội cũng như vậy.
Chùa làng Cót (tức Làng Hạ Yên Quyết), Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Chùa làng Cót (tức Làng Hạ Yên Quyết), Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

          Trước thế kỷ 14, dòng họ Nguyễn Như Uyên sinh sống tại làng Kim Liên, sau đó chuyển về Hạ Yên Quyết, là một trong 4 dòng họ đầu tiên về lập làng cùng với các dòng họ Hoàng, Quảng, Doãn.
          Cụ thủy tổ Nguyễn Như Uyên sinh năm 1436 tại Hạ Yên Quyết, năm Quang Thuận thứ 10 (1469) tại khoa thi Kỷ Sửu, cụ Đỗ Hoàng Giáp đệ nhị Tiến Sỹ về vinh quy tại Hạ Yên Quyết, cụ là  người khai khoa Tiến sỹ của dòng họ.
          Trong suốt thời gian gần 30 năm làm quan dưới triều đình nhà Lê, cụ đã trải qua nhiều chức vụ quan trong như Thượng thư bộ lại, Chưởng Lục Bộ Sự kiêm Quốc Tử Giám  Tế Tửu, "Nhập thị kinh diên", khi về trí sỹ, được vua ban tước "Thái bảo liêm quận công".
          Cụ là người văn võ song toàn, học vấn uyên thâm và liêm khiết đã 3 lần cùng vua đi chinh phạt Ai Lao, Lão qua và Bồn man, cụ đã được vua ban cho Thái ấp và tước vị lập nên cơ nghiệp ở Hạ yên quyết ngày nay, lưu truyền đã được 21 đời.
          Đời thứ 2 có cụ Nguyễn Xuân Nham tại khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống (1499) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân, làm quan tới chức Hình Bộ Cấp Sự Trung thừa Chánh sứ Ty.
          Đời thứ 3 có Cụ Nguyễn Khiêm Quang tại khoa thi Quý Mùi niên hiệu Thống Nguyên (1523) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân, làm quan tới chức Mậu Lâm Lang phụng trí Đại phu Lạng sơn sứ tán trị, thừa chánh sứ ty tham dự triều chính.
          Đến đời thứ 5 có Cụ Nguyễn Nhật Tráng tại khoa thi Ất Mùi niên hiệu Quang Hưng thứ 18 (1595) đõ Hoàng Giáp, làm quan tới chức Đô Cấp Sự Trung Tá Lý Công Thần, khi mất cụ được vua phong "Bỉnh Trung Đại Vương".
          Đến đời thứ 8 có Cụ Nguyễn Vinh Thịnh tại khoa thi Kỷ Hợi niên hiệu Vĩnh Thọ (1659) đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sỹ xuất thân, làm quan tới chức Thẩm Hình Viện Đề Hình, Giám Sát Ngự Sử.
          Ngoài 5 cụ Tiến sỹ nho học đã nêu trên, dòng họ còn có 30 cụ khoa bảng khác thi đỗ Hương Cống, Sinh Đồ, làm Tri phủ, Tri Huyện, Giám Trường ở nhiều nơi qua các thời kỳ.
          Với truyền thống khoa bảng của dòng họ liên tục từ đời thứ nhất (Cụ Nguyễn Như Uyên) đến đời thứ 15 (Cục Nguyễn Đình Thúy) đời nào cũng có người đỗ đạt, khoa bảng xứng danh với câu:
"Khoa bảng nối đời nơi khả dị
Công danh kế tiếp sách sử ghi"
          Qua các tài liệu của Viện Sử học Việt Nam, viện nghiên cứu Hán Nôm và Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn miếu Quốc Tử Giám Hà Nội với các cuốn sách đã được phát hành như:
          - Tiến sỹ Nho học đất Thăng Long
          - Các nhà khoa bảng Việt Nam
          - Văn Miếu Quốc Tử Giám và 82 Bia Tiến sỹ
          - Từ Liêm Huyện Đăng Khoa Chí
          - Từ Sông Tô đến Sông Nhuệ.....
          Đối chiếu với tộc phả của gia tộc càng khẳng định rõ dòng họ Nguyễn Như Uyên là một dòng họ khoa bảng tại một làng khoa bảng Hạ Yên Quyết và ở một vùng đất mà người đời truyền tụng "Mỗ, La, Canh, Cót" đất tứ danh hương.
 
 

Quang cảnh làng Hạ Yên Quyết.
          Con cháu trong dòng họ Nguyễn Như Uyên ở Hạ Yên Quyết được sinh ra và lớn lên từ một dòng họ khoa bảng ở một làng khoa bảng (hiện đã tới đời thứ 21) sẵn mang trong người truyền thống hiếu học và cầu thị tiến bộ, năm 2007 được sự đồng thuận của hội đồng gia tộc, chi hội khuyến học của dòng họ được thành lập, dưới sự hướng dẫn hoạt động của hội khuyến học Phường Yên Hòa, Quận Cầu Giấy, Hà Nội, ban đầu với 35 hội viên, thành phần tham gia gồm các vị trong hội đồng gia tộc, các vị trưởng chi họ, các nhà giáo đang công tác và đã nghỉ hưu, hiện tại đã phát triển được 135 hội viên.
          Sau công tác tổ chức là việc vận động quỹ dành cho khuyến học. Hội đồng gia tộc cùng chi hội khuyến học dòng họ vừa huy động đóng góp, vừa kêu gọi, vận động sự ủng hộ, hảo tâm của các thành viên trong họ, luôn duy trì quỹ hoạt động ở mức 130 triệu đồng và không ngừng được bổ sung thêm, cụ thể ông trưởng ban điều hành gia tộc đã ủng hộ quỹ khuyến học 10 triệu đồng, gia đình cụ Nguyễn Trọng Quỳ giáo chức nghỉ hưu, nguyên hiệu trưởng trường cấp 3 Yên Hòa ủng hộ 10 triệu đồng, và còn nhiều người ủng hộ ở mức 1-2 triệu đồng.
          Cứ vào ngày đầu tháng âm lịch, dòng họ tổ chức cáo tổ tại nhà thờ họ, đây là dịp phổ biến các thông tin, thời sự trong gia tộc, công tác khuyến học của dòng họ cũng được thông tin thông qua các chi hội viên, các trưởng chi tới từng gia đình để kịp thời động viên, giúp đỡ con cháu trong học tập.
          Việc giáo dục truyền thống khoa bảng của dòng họ được hội đồng gia tộc và chi hội khuyến học đặc biệt quan tâm. Trong nhà thờ họ, ngoài ban thờ các cụ tổ, ban thờ các liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc, dòng họ còn dành riêng một ban thờ các cụ khoa bảng của dòng họ hoặc thông qua những đợt tổ chức ra Văn miếu Quốc Tử Giám liên hệ với bộ phận tư liệu để tìm hiểu các văn bia Tiến sỹ có ghi danh các cụ trong dòng họ, liên hệ với Viện Hán Nôm, kết hợp các chi họ bổ sung thêm các tư liệu cho cuốn tộc phả cũng là dịp tìm hiều truyền thống khoa bảng của dòng họ hoặc việc hội đồng gia tộc đặt bảng danh sách các tế tửu và tư nghiệp của Văn miếu Quốc Tử Giám tại nhà thờ họ trong đó có tên của Cụ tổ Nguyễn Như Uyên để toàn gia tộc ghi nhớ và tự hào rằng cụ tổ đã từng là hiệu trưởng thứ 20 của Văn miếu Quốc Tử Giám.
          Hàng năm dòng họ đều tổ chức "ngày hội khuyến học cơ sở" theo nghi lễ trang trọng tại nhà thờ họ,  sau 3 tiếng chuông ngân là hồi chiêng, trống, ông trưởng ban điều hành gia tộc cáo tổ xin phép tiến hành lễ trao thưởng biểu dương thành tích học tập của con cháu, nhắc lại truyền thống khoa bảng của dòng họ, khuyên bảo con cháu "noi gương tổ tiên, quyết tâm học tâm tốt", đây cũng là khẩu hiệu treo trang trọng tại nhà thờ. Các vị trong hội đồng gia tộc, đại diện chính quyền và hội khuyến học Phường, đại diện các chi hội khuyến học của các dòng họ trong Phường, các vị giáo sư, tiến sỹ của dòng họ chứng kiến, dự lễ và lên trao phần thưởng cho các cháu. Các gia đình trong dòng họ đăng ký thi đua xây dựng "gia đình hiếu học", "gia đình học tập". Năm 2011 dòng họ đã vinh dự được đón Chủ tịch hội khuyến học Thủ đô Hà Nội, nhà giáo nhân dân Nguyễn Kim Hoãn về dự ngày hội khuyến học cơ sở của dòng họ, mang lại niềm phấn khời động viên lớn đối với dòng họ.
 

Hội thảo khoa học về dòng họ khoa bảng Nguyễn Như Uyên ở làng Hạ Yên Quyết
          Kết quả, trong dòng họ không có con cháu bỏ học, không mắc tệ nạn xã hội, không vi phạm pháp luật, số lượng các cháu đạt thành tích tốt trong học tập được dòng họ khen thưởng tăng theo hàng năm, dòng họ cũng đã chi hàng trăm triệu đồng cho công tác khen thưởng, các gia đình hiếu học như gia đình cụ Nguyễn Trọng Quỳ (giáo chức nghỉ hưu, nguyên hiệu trưởng trường cấp 3 Yên Hòa), gia đình ông Nguyễn Trung Thanh, gia đình anh Nguyễn Đức Thắng, gia đình anh Nguyễn Minh Sơn là nhưng gia đình có con cháu luôn đạt học sinh giỏi. Dòng họ đã nhiều lần được Đài truyền hình Hà Nội, VTV1, VTV2 về phỏng vấn, quay phim về công tác khuyến  học.
          Ngoài việc tạo điều kiện, động viên con cháu học tập tốt, các vị phụ huynh cũng tích cực tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao và học tập tạo trung tâm học tập cộng đồng của Phường Yên Hòa như: học chữ Hán Nôm, tham gia câu lạc bộ cờ tướng, khiêu vũ, câu lạc bộ dân ca, câu lạc bộ đờn ca tài tử, câu lạc bộ dưỡng sinh....
          Chi hội khuyến học dòng họ đã được UBND Quận Cầu Giấy khen thưởng về thành tích khuyến học 5 năm 2009-2013.
          Hiện tại dòng họ có hơn 200 cử nhân, gần 30 thạc sỹ và 6 tiến sỹ ở các lĩnh vực khoa học khác nhau.
          Năm 2012 nhà thờ Thái Bảo Liêm Quận Công Nguyễn Như Uyên được công nhận là di tích lịch sử văn hóa, đó là niềm vinh dự, tự hào với toàn gia tộc và là nguồn động viên trong phong trào "khuyến học khuyến tài", xây dựng "gia đình học tập" trong dòng họ.
          Sắp tới, Chi hội khuyến học dòng họ Nguyễn Như Uyên tiếp tục thử nghiệm đăng ký xây dựng "gia đình học tập", "dòng họ học tập" theo tiêu chí của TW hội khuyến học Việt Nam, phát triển chi hội viên đến từng gia đình trong dòng họ. Phát huy những thành tích đã đạt được phấn đấu 70% gia đình trong dòng họ đạt danh hiệu "Gia đình học tập" góp phần đẩy mạnh phong trào khuyến học của quê hương Yên Hòa.

                                                                      DÒNG HỌ NGUYỄN NHƯ UYÊN
                                                             Hạ Yên Quyết, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học