Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 14


Hôm nayHôm nay : 3508

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227998

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21979173

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

VỀ NƠI NUÔI DƯỠNG ƯỚC MƠ

Thứ ba - 19/03/2019 17:44
Nhận tấm bằng tốt nghiệp đại học, nơi đầu tiên Tâm muốn trở về báo tin vui là cô chủ nhiệm thời học trong học cơ sở, là bác trưởng ban khuyến học dòng họ Đào. Nơi ấy đã lưu giữ biết bao kỷ niệm thời học trò. Nơi đã tiếp sức, đã nâng bước, nuôi dưỡng cho những ước mơ vào trường đại học của Tâm.
VỀ NƠI NUÔI DƯỠNG ƯỚC MƠ

VỀ NƠI NUÔI DƯỠNG ƯỚC MƠ

      Đang học lớp 8, trường trung học cơ sở, Tâm bống nảy sinh ý định bỏ học theo bạn đi làm kiếm tiền. Sinh ra trong một gia đình vốn chẳng mấy khá giả, bố mẹ làm nghề nông, thu nhập theo mùa vụ nên mọi chi tiêu thường phải rất tần tiện. Cũng vì hoàn cảnh gia đình mà điều kiện dành cho việc học hành của anh em Tâm càng hạn hẹp. Nhìn thấy mấy anh chị lớp trên, mấy bạn cùng tuổi có xe đi học, có điện thoại di động mà Tâm thấy chạnh lòng. Nhân lúc mấy người tỉ tê đi làm phụ việc mỗi tháng được vài ba triệu, Tâm thấy siêu lòng. Dù sao đi học rồi cũng chẳng nước non gì, chi bằng đi làm kiếm tiền vừa có để chi phí, vừa đỡ đần một phần cho bố mẹ. Từ đấy việc học hành của Tâm thành sao nhãng, đến lớp thất thường. Nhận thấy sự thay đổi trong sinh hoạt, trong sử dụng thời gian khác thường của Tâm, mẹ gạn hỏi và Tâm đành nói thật ý nghĩ của mình. Thương con không muốn để anh em Tâm thất học, mẹ khuyên can và dành sự quan tâm chăm lo cho việc học của các con nhiều hơn. Tâm nói với mẹ:
      - Con muốn chia sẻ cho bố mẹ đỡ vất vả, muốn em con được đi học đến nơi đến chốn, mẹ cử để con phụ giúp gia đình.
Mẹ nắm tay Tâm nhỏ nhẹ:
      - Học hành là cả tương lai sau này của các con, vì không muốn các con phải lao động cực nhọc như bố mẹ nên thế nào thì con vẫn phải gắng mà học.
Tuy có chút đắn đo, nhưng rồi Tâm vẫn lặng lẽ đi làm. Thấy khó bề lay chuyển được, mẹ thông qua liên lạc với cô giáo chủ nhiệm, lên gặp bác trưởng ban khuyến học dòng họ nhờ giúp đỡ. Nhận thấy trách nhiệm của một giáo viên chủ nhiệm với học sinh, vai trò của quỹ khuyến học với xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời, cô chủ nhiệm cùng bác trưởng ban khuyến học dòng họ thống nhất hình thức truyền lại cảm hứng trong học tập, lấy lại tinh thần ham học cho Tâm. Với một học sinh đang còn trong độ tuổi đến trường, không gì bằng có được niềm vui cùng bạn bè đến lớp. Vì thế cô chủ nhiệm và bác trưởng ban đã hết sức khéo léo để động viên, khuyên giải cho Tâm nhận ra ý nghĩa quan trọng trong việc học tập suốt đời. Vào một buổi Tâm chuẩn bị rời lớp đi làm, cô chủ nhiệm và bác trưởng ban gọi tâm lên trao đổi. Ngồi xuống ghế, bác trưởng ban ân cần nói:
       - Bác biết cháu có ý định nghỉ học để đi làm kiếm tiền, nhưng cô đây và bác muốn cháu suy nghĩ cho kỹ, cân nhắc chín chắn xem đi học hay đi làm việc nào là cần thiết hơn với cả một đời người.
      Vân vê quai cặp sách, Tâm từ tốn nới:
      - Theo cháu thì việc nào cũng cần, nhưng vào hoàn cảnh gia đình khó khăn như cháu, đi làm lấy tiền lúc này có lẽ thích hợp và thực tế hơn.
      Cô chủ nhiệm đặt tay lên vai Tâm, lời nhỏ nhẹ như tâm tình với người bạn:
      - Nếu khó khăn thì trong lớp ta còn có các bạn gia đình hộ nghèo nên khó khăn hơn em. Khó khăn chỉ là tạm thời trước mắt, vượt qua được dẫu là khó và phải mất thời gian nhưng không phải là không vượt qua được. Đi làm cũng chỉ là giải quyết tình thế chứ không thể vững chắc và lâu bền được.
      Bác trưởng ban tiếp lới:
      - Đi lao động kiếm tiền là việc đáng làm mà ai cũng phải làm. Nhưng đi lao động vào lúc nào, kiếm tiền bằng cách nào thì phải tính. Người được học tử tế họ kiếm tiền nhẹ nhàng hơn, đúng bản lĩnh hơn mà tinh tế hơn. Còn người ít học chỉ là lao động phổ thông, việc làm cực nhọc hơn, các toan tính cũng hạn chế.
      Nghe đến đây Tâm phân trần:
      - Đúng là học không đến đầu đến đũa thì cũng chỉ quanh quẩn với mảnh vườn thửa ruộng mà thôi. Nhưng cháu có đi học thì cũng chỉ là thêm gánh nặng để cả nhà cháu phải thiếu thốn thêm thôi.
      Bác trưởng ban cắt lới Tuấn:
      - Thiếu thốn đến mấy nếu có trí thì không đáng ngại. Miễn là cháu có dám đối mặt với nó để hướng về tương lai thôi. Cuộc đới cháu sau này sẽ là chỗ dựa, là điểm tựa cho cả bố mẹ và các em cháu nếu cháu gắng sức mà học đấy.
      Cô chủ nhiệm động viên thêm:
      - Nhà trường và các bác trong ban khuyến học sẽ luôn sát cánh cùng Tuấn khi đến trường. Việc lúc này em phải xác định cho rõ là học thật tốt chứ không phải là đi làm. Các bác, thày cô và bạn bè vẫn luôn bên cạnh Tuấn.
      Rời khỏi văn phòng nhà trương mà lòng Tuấn nặng trĩu, bao suy nghĩ ngổn nganh nhảy múa trong đầu. Được đi học là điều mơ ước của Tuấn, còn kiếm tiền là nhu cầu không kém cần thiết cho sinh hoạt hàng ngày. Từng câu nới, từng lới khuyên của bác trưởng ban, của cô chủ nhiệm cứ vẳng vẳng bên tai. Không nhẽ cả tương lai sau này, cả quãng đường dài của cuộc đời lại chỉ lởn vởn với bài toán cơm, áo, gạo, tiền sau một quyết định bồng bột này. Qua những đắn đó, những đêm trần trọc, Tuấn quyết tâm trở lại trường với nghị lực phải học thất tốt, học thật chăm, phải luyện trí, phải rèn tài để là người có ích cho mai sau và không phụ lòng với các bác và thày cô.
      Từ ngày Tuấn quay trở lại với lớp học, thày cô, bạn bè cùng đồng hành động viên, cổ vũ tinh thần, giúp đỡ cho Tuấn mỗi lúc gặp khó khăn. Nhà trường đã có thông báo miễn giảm học phí, một phần những đóng góp cho anh em Tuấn. Quỹ khuyến học dòng họ, quỹ khuyến học của xã và thôn cũng dành những phần quà động viên tinh thần vượt khó của anh em Tuấn bằng những đồ dùng, sách vở học tập. Mỗi ngày đến lớp, Tuất được các bạn quấn quýt chuyện trò, được hòa mình vào các sinh hoạt tập thể, các trò chơi vui nhộn. Tuấn như cảm nhận hết được mái trường, lớp học là một tổ ấm đầy ắp tình thương yêu của bạn bè, sự ân cần dẵn dạy của các thày cô. Tuấn cũng biết mỗi bước tiến bộ của Tuấn vẫn luôn có sự giúp sức, nâng đỡ của quỹ khuyến học các cấp. Để đáp lại những tình cảm đáng quý, những công lao chăm lo của quỹ khuyến học, của nhà trường, Tuấn ngày đêm miệt mài trong học tập. Dù chưa được là học sinh giỏi, những những năm tiếp sau lên trường trung học phổ thông, Tuấn luôn đạt học sinh tiên tiến, học sinh chăm ngoan và là tấm gương vượt khó của trường. Mọi sự nỗ lực của Tuấn rồi cũng được đền đáp, với tấm bằng tốt nghiệp đại học mà hôm nay Tuấn muốn về báo tin vui đầu tiên với cô chủ nhiệm thời trung học cơ sở, với bác trưởng ban khuyến học dòng họ Đào. Tự dưng Tuấn thấy nao nao, thấy dưng dưng ướt lệ, phải chi ngày ấy mình không có những suy nghĩ nông nổi, cách nhìn nhận sự việc nông cạn để các bác, các thày cô phải lo nghĩ về mình. Hoặc giả như ngày ấy không có sự quan tâm chia sẻ, không có được lòng bao dung rộng lượng của quỹ khuyến học, của nhà trường thì đâu Tuấn đạt được ước mơ và niềm vui của ngày hôm nay. Không biết chừng, nếu không được đến trường cuộc đời Tuấn đã đi vào ngõ cụt, hay cuộc sống của Tuấn sẽ trôi dạt về đâu. Mải miết với dòng suy tưởng, bước chân đã đưa Tuấn vào đến của phòng hiệu bộ, bác trưởng ban khuyến học và cô chủ nhiệm đã đứng bên cửa đón Tuấn trong ánh mắt trìu mến tràn đầy tình yêu thương. Khuôn mặt mọi người đều rạng rỡ trước sự thành đạt của một học sinh gần lạc lối được dìu dắt để quay trở lại.
 
TRỊNH ANH THUẬN
Trưởng đài truyền thanh Thụy Lâm – Đông Anh
Điện Thoại: 0982736675
 
 
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học