Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 32

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 28


Hôm nayHôm nay : 18228

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 160799

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25190056

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

GƯƠNG CÔNG DÂN HỌC TẬP TIÊU BIỂU TRẦN THỊ CHÂU GIANG TỰ HỌC SUỐT ĐỜI, TỰ GIÁO DỤC VÀ CHĂM SÓC THÀNH CÔNG CON MẮC “HỘI CHỨNG TỰ KỶ”

Chủ nhật - 04/06/2023 07:50
Trong hội nghị tọa đàm “dân vận khéo" của phường Khương Trung ngày 14 tháng 05 năm 2023 với chuyên đề “dân vận khéo” trong xây dựng các mô hình học tập theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Học không bao giờ cùng”, cả hội trường lắng nghe và xúc động và nhiều người đã không cầm được nước mắt khi nghe bài phát biểu tham luận của chị Trần Thị Châu Giang với hành trình hơn 20 năm gian truân đồng hành với con, tự học, tự tìm hiểu trong cuộc sống và trên tất cả sách báo, kể cả sách báo nước ngoài để chăm sóc, giáo dục thành công con mắc “hội chứng tự kỷ” và để hòa nhập vào cộng đồng.
Chị Châu Giang - Cháu Phúc và giáo viên chủ nhiệm

Chị Châu Giang - Cháu Phúc và giáo viên chủ nhiệm

     Chị Trần Thị Châu Giang, nay đã 50 tuôỉ; Trú tại: Số nhà 21, Ngõ 63 phố Tô Vĩnh Diện, Tổ 14 Phường Khương Trung, Quận Thanh Xuân, Hà Nội. Chị  được sinh ra trong một gia đình nhà giáo. Chị  tốt nghiệp Đại học sư phạm  khoa ngôn ngữ tại Liên Bang  Nga, sau đó Chị  học thêm chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học  ngoại ngữ Hà Nội. Chồng chị là tiến sĩ vật lý.
     Con trai thứ nhất của Chị  năm nay 28 tuổi làm lập trình viên máy tính. Cháu Nguyễn Quang Phúc là con trai thứ hai của chị năm nay 20 tuổi, cháu mắc hội chứng tự kỷ.
   Chị bồi hồi xúc  động kể lại  hành trình dạy con  tự kỷ (TK) của chị  là một câu chuyện rất rất dài,  vì thời lượng có hạn nên chị  xin chia sẻ một phần  con đường chị  đã tự học, tự tìm hiểu tích lũy kiến thức để dạy con tự kỷ học tập và tiến bộ như thế nào. Qua nhiều lần qua chơi thăm nhà chị Tôi cũng đã chứng kiến được góc sân chơi chị đã tạo ra để dạy con tự kỷ giống như một nhà trẻ thu nhỏ trong nhà chị vậy. Có lẽ đứa con tự kỷ chính là bầu trời  của chị .
     Chị khẳng định: TK không phải là bệnh mà chỉ là hội chứng, bởi nếu là bệnh thì sẽ có thuốc để chữa. Hiện tại, trên thế giới vẫn chưa tìm ra nguyên nhân của TK. TK là sự rối loạn phát triển, người TK có những mặt rất nổi trội, nhưng đa số các mặt khác đều chậm phát triển. Khiếm khuyết về ngôn ngữ, khả năng giao tiếp, vận động kém và có hành vi kỳ quặc là những khó khăn lớn nhất của các bé TK. Trẻ TK không lắng nghe, không chú ý, không giao tiếp, không quan tâm đến người khác mà chỉ quan tâm đến những đồ vật mình thích, không biết nguy hiểm (có thể chạy lao ra đường đâm vào ô tô mà không biết sợ hãi), trẻ TK không hiểu quy luật cuộc sống (con có thể lao vào bất kỳ nhà ai nếu có đồ vật mà con thích);  không biết biểu lộ cảm xúc vui buồn, đau đớn bởi khả năng ngôn ngữ kém, bởi sự bất ổn về điều hòa cảm giác bản thân. Kết quả là “trẻ TK” chỉ biết la hét, đập phá, tự hủy hoại bản thân (đập đầu vào tường và lăn ra đất) khi những nhu cầu của “trẻ TK” không được giải quyết.
     Khi con trai Chị  2 tuổi rưỡi thì được bệnh viện Nhi TW chẩn đoán là TK nặng (gọi không quay lại, không chú ý, không lắng nghe, không bắt chước, không biết nói).Chị  đã gửi cháu vào 1 trung tâm chuyên biệt, sau 1 năm kết quả hầu như không có. Hành vi của cháu càng ngày càng nặng bởi cháu tiếp xúc với những bé TK nặng hơn. Bản thân cháu nhiều lần bị các bé TK khác đánh, cắn vào bụng khi đang ngủ. Chị thì bận công việc ở cơ quan. Hàng ngày chồng  Chị đưa cháu đến trung tâm chuyên biệt, buổi chiều bà ngoại đi xe ôm đón cháu về. Bà nội (lúc đó còn sống) thì ở nhà ở nhà cơm nước. Thực sự, chỉ vì mong cháu TK tiến bộ mà mọi người trong gia đình Chị không quản ngại, hết sức cố gắng giúp đỡ Chị và con, nhưng con tiến bộ không nhiều. Gia đình Chị rơi vào tình trạng lúc nào cũng căng thẳng, bế tắc không lối thoát và cuộc sống nhiều lúc đối với gia đình cháu đến trung tâm chuyên biệt, buổi chiều bà ngoại đi xe ôm đón cháu về. Bà nội (lúc đó còn sống) thì ở nhà ở nhà cơm nước. Thực sự, chỉ vì mong cháu TK tiến bộ mà mọi người trong gia đình Chị không quản ngại, hết sức cố gắng giúp đỡ Chị và con, nhưng con tiến bộ không nhiều. Chị tâm sự “ cuộc sống nhiều lúc đối với  gia đình chúng tôi  vô cùng mệt mỏi và đã từng nghĩ nếu cứ tình hình này thì gia đình tôi  sẽ  tan nát. Tương lai của các thành viên gia đình tôi sẽ như thế nào đây?
      Sau nhiều lần cân nhắc chị đã đi đến quyết định  táo bạo và hy sinh bản thân mình - nghỉ việc để chăm sóc con -  với sự ngạc nhiên của mọi người ở cơ quan, mọi người trong gia đình bởi công việc của  Chị  lúc đó đang rất tốt (chị  làm cho 1 công ty nước ngoài). Việc đầu tiên là  chuyển cháu  từ trường chuyên biệt về trường mầm non bình thường và hàng ngày có cô giáo giáo dục đặc biệt đến nhà để dạy cháu. Sau 6 tháng cô giáo làm việc với con, con có tiến bộ hơn nhưng vẫn rất chậm, cháu vẫn chưa nói được. Cả 6 tháng đó cô làm việc với cháu  chỉ được đúng 30 tiếng bởi cô còn bận nhiều việc (cô dạy nhiều các trẻ TK khác, cô bận việc gia đình…). Cô dạy không có giáo án bởi cô không đủ thời gian làm giáo án cho từng cháu, mỗi cháu TK ở một trình độ riêng, khác biệt nhau, không thể dùng chung một giáo án như các cháu bình thường. Cứ thế thời gian trôi đi, thiệt thòi lại thuộc về trẻ TK.Thời gian can thiệp vàng của cháu  hết dần. Chị  nảy ra ý nghĩ: “Tại sao tôi cũng là cô giáo mà tôi lại không dạy con? Nếu tôi không có kiến thức về TK thì tôi phải đi học, tìm tòi kiến thức để giúp con”. Chị thấu hiểu rằng: cha mẹ là người hiểu con nhất, cha mẹ là người thầy đầu tiên và lâu bền nhất của con, cha mẹ có thể dạy con trong bất cứ trường hợp nào: nắng mưa, bão lũ, lúc con ốm, con đau Chị  đều có thể đồng hành cùng con. Tại sao tôi không dạy cho con mà lại trông chờ vào cô giáo?
      Chị chuyển sau một bước ngoặt cân não mới “T học tự tìm hiểu và tự chăm sóc con tự kỷ
     Chị bắt đầu lao vào tìm tài liệu về TK. Chị đọc nghiến ngấu những quyển sách về TK và chắt lọc kiến thức. Chị học hỏi kinh nghiệm của các mẹ có con TK trong Câu lạc bộ Cha mẹ nuôi con TK ở Hà Nội. Chị tham dự nhiều hội thảo, các khóa học có liên quan đến TK do các chuyên gia trong nước và nước ngoài giảng dạy. Chị đăng ký học các phương pháp dạy trẻ TK trên mạng. Các kiến thức Chị học được chủ yếu bằng tiếng Anh và đều từ chuyên gia các nước tiên tiến trên thế giới, nơi mà hội chứng TK đã có trước Việt Nam rất lâu và họ đã có những bước tiến dài về chất lượng trị liệu. Đó là phương pháp như: Áp dụng phân tích hành vi, Phát triển quan hệ XH, Trị liệu cơ năng, Điều hòa cảm giác, Tâm vận động, Âm ngữ trị liệu….Từng bước nhỏ một, những kiến thức đó được Chị áp dụng dạy cho con. Sau 3 tháng Chị tự dạy con thì con đã phát ra âm thanh đầu tiên có chủ đích và có ý nghĩa: đó âm “Ô”, bởi con rất thích ô tô. Khi con chỉ vào ô tô và phát ra âm “Ô”, gia đình Chị như vỡ òa, mừng vui không tả xiết vì đây là tín hiệu con sẽ nói được, giao tiếp được bằng ngôn ngữ, con không nằm trong 20% số trẻ TK không thể có ngôn ngữ. Nghị lực trong Chị tràn về, Chị ra sức luyện tập đa chiều cho con. Cháu  không biết nhai vì cơ hàm không hoạt động thì Chị trị liệu mát xa, Chị cho cháu  nhảy cầu thang hàng ngày để 2 hàm răng của cháu  chạm vào nhau ra tạo phản xạ nhai. Cháu  không chú ý, chạy lăng xăng, hiếu động nhiều, Chị cho con ngồi xâu hạt nhựa: hạt to, hạt bé và xâu kim… ; Cháu  không cầm được bút thì Chị  cầm tay cho cháu, trị liệu cơ tay, nhiều khi  Chị phải dùng hỗ trợ của băng dính để giúp cháu  giữ bút trong tay. Tay cháu không biết chỉ, Chị  luyện con cầm cái gì đó trong tay và chìa ngón tay trỏ ra; Cáu  không nói thì mẹ phải nói; Cháu  không thích học, không thích làm cùng chị  thì chị phải tìm cách sáng tạo, vui nhộn và biến tấu để thu hút cháu vào hoạt động. “Nguyên tắc của chị  là lấy cái cháu  thích để dạy cái cháu  không thích”. VD: Cháu  thích ô tô, cháu  thuộc hết tên, lô gô các hãng xe ô tô nổi tiếng. Chị đã tranh thủ dạy cháu  được bảng chữ cái bằng những tên xe ô tô, (VD: TOYOTA), dạy toán với số lượng ô tô, dạy cháu  vẽ ô tô, dạy về màu sắc các ô tô…rồi nâng dần cấp độ khó bài học của cháu  lên.
     Bước quyết định tạo bạo thứ 3 của Chị  khi con đã có một số kỹ năng cơ bản như biết đọc, biết viết Chị cho con  đi học và hòa nhập vào cộng đồn  Và chi cho rằng đó là ước mơ xa xỉ. Trường Tiểu học  Khương Đình đã rộng lòng đón cháu vào lớp 1. Chị đã phối họp cùng nhà truòng mà đặc  biệt người mẹ hiền thứ  hai ở trường của  cháu đó là giáo viên chủ nhiệm. Chị  cố gắng giảm tối đa những khó khăn dạy con TK cho cô giáo chủ nhiệm. Chị cho cháu đi học hòa nhập buổi sáng, buổi chiều cháu  học  cùng mẹ. Cái khó khăn nhất của việc đi học hòa nhập là cháu  không có bạn chơi, bởi cháu  không biết chơi với bạn. Giờ ra chơi chị đến trường tiểu học nơi cháu  học và tôi kết bạn với các bạn của cháu. Bằng các kiến thức sư phạm của chị, giờ ra chơi chị  đã cùng các con chơi những trò chơi nho nhỏ, có ý nghĩa để các bạn và cháu được chơi chung như: bịt mắt bắt dê, rồng rắn lên mây, chi chi chành chành…..Dần dần, cháu  được các thầy cô và các bạn yêu thương, giúp đỡ. Cháu  được tham gia tất cả các chuyến tham quan giã ngoại, các lớp học ngoại khóa của nhà trường tổ chức. Kết quả là sau những năm cháu được học hòa nhập, cùng với sự nỗ lực của cháu  và gia đình, cháu  đã tiến bộ rất nhiều. Vấn đề học kiến thức ở lớp chị  không đặt lên hàng đầu mà xác định là cháu được phát triển kỹ năng giao tiếp là chính, không gây áp lực cho cháu , để cháu vui khi đến trường.
     Trong quá trình giáo dục con tự kỷ Chị Châu Giang còn tự học hỏi thêm nhiều kiến thức khác trong cuộc sống để hoàn thiện mình, Chị tâm sự “khi nói về hội chứng TK thì chúng ta thường nghĩ ngay đến sự vất vả, căng thẳng, vật lộn, mệt mỏi, bất hạnh của cha mẹ nuôi con TK, nhưng rất ít người biết rằng nuôi con TK có thể đem lại những điều tốt cho cha mẹ trẻ TK. Bản thân tôi, một người mẹ đã 20 năm nuôi dạy con TK, tôi có thể rút ra một điều: nuôi con TK đã làm cho con người tôi tốt lên rất nhiều. Nuôi con TK làm cho tôi kiên trì hơn; sức chịu đựng bền hơn; nghị lực hơn, can đảm hơn và cứng rắn hơn. Quá trình nuôi con tự kỷ giúp tôi hiểu biết nhiều hơn, cùng con có nhiều đam mê hướng thiện hơn” Chị đã cùng con học Karate, đàn Piano, đánh cầu lông, trượt  patin, học bơi, học nấu ăn, học làm bánh, học bóng rổ, học vẽ, học tin học ... Bản thân cháu Phúc đã đạt giải huy chương vàng bơi lội trong chương trình hội thao dành cho người khuyết tật toàn quốc tại Bắc Ninh năm 2018. Năm 2019 cháu đã tốt nghiệp THCS Khương Đình, năm 2022 con tốt nghiệp loại giỏi trường Trung cấp tin học HN chuyên ngành Tin học ứng dụng, hiện nay con đang theo học thiết kế đồ họa tại Viện Công nghệ thông tin ITPlus Hà Nôị.

Chị Trần Thị Châu Giang phát biểu tại hội nghị “dân vận khéo tại phường Khương Trung
     Tấm gương điển hình công dân học tập của chị Châu Giang đáng để cho chúng ta học tập và khâm phục, Tấm lòng bao la của người mẹ hy sinh bản thân vì con, và đồng hành cùng con trong suốt 20 năm từ lúc con 2 tuổi bị mắc hội chứng tự kỷ cho đến nay con đã là một sinh viên công nghệ thông tin. Tấm gương của chị cũng một lần nữa khẳng định “học tập là một việc phải là suốt đời” chỉ có kiên trì và nhẫn nại việc gì cũng sẽ thành công.  Hiện nay với kiến thức tích lũy qua 20 năm dạy con tự kỷ chị đã tham gia dạy trẻ TK ở Trung Tâm trị liệu trẻ TK Albert Einstein. Và  tất cả các bé được chị dạy đều tiến bộ và đem lại niềm vui cho nhiều gia đình có con mắc hội chứng Tự  kỷ.
VÕ THỊ HÀ
Chủ tịch HKH phường Khương Trung,
quận Thanh Xuân

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học