Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 52

Thành viên online : 1

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 48


Hôm nayHôm nay : 4124

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 254050

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25913277

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

9 sự kiện tiêu biểu của ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2011

Thứ sáu - 13/01/2012 14:33
9 sự kiện tiêu biểu của ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2011

9 sự kiện tiêu biểu của ngành GD&ĐT Hà Nội năm 2011

Hòa nhịp cùng sự phát triển của Thủ đô và đất nước, trong năm qua, ngành GD&ĐT Thủ đô đã đạt được những kết quả quan trọng thể hiện qua 9 sự kiện nổi bật trong năm 2011. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

                                   Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Nguyễn Hữu Độ trao giấy khen cho các thầy cô giáo
                Ảnh minh họa Ngành Giáo dục Hà Nội đã hoàn thành việc xây dựng 2 bản Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và Quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030, hiện đang trình lãnh đạo UBND Thành phố phê duyệt và nếu được Thành phố phê duyệt thì đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho thành phố các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạchphát triển đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân.
  Ảnh minh họaChất lượng giáo dục được giữ vững và có bước phát triển tốt: 
Thể hiện ở tỷ lệ đỗ tốt nghiệp THPT đạt 97,79% (năm 2010 là 94,63%). Kết quả HS thi vào các trường Đại học luôn trên điểm sàn của cả nước từ 1 đến 1,5 điểm. Đặc biệt số lượng học sinh đỗ thủ khoa đầu vào các trường đại học ngày một tăng, năm nay có 75 thủ khoa xuất sắc. Số học sinh giỏi quốc gia năm 2011 là 130 giải (năm 2010 là 118 giải) tiếp tục dẫn đầu cả nước về số học sinh đạt giải. Điều ấn tượng nữa là năm nay, Hà Nội đạt 14 giải quốc tế. Trong đó, tháng 12/ 2011 vừa qua Hà Nội được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chọn cử 6 HS đại diện cho cả nước dự thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế tại Nam Phi. Kỳ thi có 252 thí sinh của 46 nước tham gia, kết quả đoàn Hà Nội cả 6 em dự thi đều đạt giải với 3 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, là kết quả cao nhất trong các kỳ dự thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế từ trước đến nay của Hà Nội. 

Ảnh minh họa Bắt đầu từ tháng 1/2011, Thành phố đã dành ngân sách chi thường xuyên tăng gấp 2,5 lần so với năm trước, định mức ngân sách Nhà nước cấp cho các trường THPT là 4 triệu/học sinh/tháng, THCS là 3,7 triệu/HS/tháng, tiểu học 3 triệu/HS/tháng, mầm non 3,4 triệu/HS/tháng, GDTX 1,8 triệu/HS/tháng, tạo điều kiện giúp cho các trường có điều kiện để tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục.

Ảnh minh họa Sau kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, năm 2011, ngành giáo dục Hà Nội Triển khai đại trà giảng dạy Bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thông Hà Nội. Bộ tài liệu giúp học sinh Thủ đô hiểu được ý nghĩa của lịch sử nghìn năm Thăng Long từ đó biết trách nhiệm của mình để gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội. Việc tổ chức giảng dạy cơ bản đạt được kết quả tốt và đáp ứng được nhu cầu học tập của các em học sinh.

Ảnh minh họa Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 15 giao chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 50% đến 55% số trường công lập đạt chuẩn Quốc gia, Ngành đã chủ động cùng Sở Kế hoạch đầu tư xây dựngkế hoạch 5 năm thực hiện xây dựng trường CQG để trình Thành phố phê duyệt. Riêng năm 2011 số trường mới được công nhận CQG là hơn 70 trường nâng tỷ lệ trường đạt CQG toàn Thành phố đạt gần 30%.

Ảnh minh họaNăm 2011, Ngành tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch 86 của UBND Thành phố Hà Nội về xóa phòng học tạm, phòng học nhờ, cấp 4 xuống cấp. Tính đến tháng 3/2011, Thành phố đã thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra, xây mới để thay thế được hơn 6.000 phòng học tạm, phòng học nhờ, và cấp 4 xuống cấp với tổngkinh phí hơn 2000 tỷ đồng (theo kế hoạch là xây mới để thay thế 5.528 phòng học tạm, phòng học nhờ, cấp 4 xuống cấp với ngân sách 1.500 tỷ đồng) làm cho diện mạo các nhà trường ở Hà Nội ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn Thành phố.
Ảnh minh họa Về công tác xây dựng đội ngũ: Thành phố đã cho tuyển thêm hơn 5.000 giáo viên mầm non được vào biên chế và cho gần 26.000 giáo viên hợp đồng trong các trường MN được hưởng chế độ như viên chức. Vừa qua HĐND thành phốkỳ họp thứ 3 vừa thông qua cho phép trong năm 2012 ngành được tuyển thêm hơn 5000 giáo viên mầm non vào biên chế để tạo điều kiện cho GV yên tâm công tác trong ngành.
Thành phố ban hành kế hoạch 111 về xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2015. Bố trí kinh phí trên 16 tỷ đồng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tổ chức cho các đoàn cán bộ quản lý và giáo viên đi học tập ở nước ngoài.
Ảnh minh họaNgành Giáo dục và Công an Thành phố đã xây dựng quy chế phối hợp giữa hai ngành và đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo ATGT, tuyên truyền Giáo dục pháp luật trong trường học. Đặc biệt, hai ngành đã phối hợp tổ chức thí điểm các biện pháp đảm bào trật tự ATGT và sử dụng điện thoại di động đúng quy định trong trường THPT của Hà Nội góp phần ổn địnhvà nâng cao chất lượng giáo dục.
Ảnh minh họaMở rộng hợp tác giao lưu với các tỉnh, thành phố và quốc tế. Nhiều hoạt động tình nghĩa được tổ chức: Trao tặng ngành GD&ĐT tỉnh Sơn La 100 triệu đồng, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên 100 triệu đồng để mua quần áo ấm cho HS; trao 500 triệu đồng cho ngành GD&ĐT tỉnh Lai Châu để xây nhà công vụ cho GV và mua áo ấm cho HS. Trao 330 triệu đồng cho Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái để ủng hộ cho các đơn vị giáo dục thuộc địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Trao 500 triệu đồng cho Sở GD&ĐT Thanh Hóa để mua quần áo, đồ dùng học tập cho 11 trường Mầm Non và 400 chăn ấm cho GV các trường ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh; trao 400 triệu đồng cho ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình để xây nhà ăn nội trú cho HS Trường THCS Long Đại (huyện Quảng Ninh) - đây là ngôi trường dành cho HS dân tộc vùng giáp biên giới Việt - Lào.
Năm 2011, ngành đã có nhiều hoạt động giao lưu với Sở giáo dục Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa DCND Lào, thiết lập quan hệ hợp tác gắn bó giữa trường THPT Kim Liên với trường THPT Hữu Nghị Lào - Việt Thủ đô Viêng Chăn, ngôi trường là món quà của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao tặng.

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học