Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 26


Hôm nayHôm nay : 558

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 219880

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22375308

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Chở tình yêu văn chương bằng truyền thống gia đạo

Thứ tư - 11/01/2012 22:48
Chở tình yêu văn chương bằng truyền thống gia đạo

Chở tình yêu văn chương bằng truyền thống gia đạo

Khi cả nước xôn xao với bài văn lạ của em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên Lý, Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thì câu hỏi về giá trị của những đề bài hay đã có thêm câu trả lời thật rõ ràng…
Câu chuyện có thật trong nền giáo dục Mỹ: Một học sinh mới 13 tuổi đã sáng tạo ra cách dán hình bàn tay vào quả bóng rổ để những người mới chơi có thể để tay đúng cách. Phát minh này lập tức được công ty sản xuất về dụng cụ thể thao tại Mỹ mua với giá hàng triệu đô. Cậu bé học sinh đã làm được điều thần kỳ từ một bài tập của thầy: "Em hãy phát minh ra điều gì có ích cho cuộc sống". Câu chuyện đó đã làm nhiều người đặt câu hỏi: Bao giờ chúng ta mới có những đề bài hay như vậy cho học sinh phát triển trí tuệ?

Và đến khi cả nước xôn xao với bài văn lạ của em Nguyễn Trung Hiếu, học sinh lớp 11 chuyên Lý Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam thì câu hỏi về giá trị của những đề bài hay đã có thêm câu trả lời thật rõ ràng. Tôi đã tìm gặp cô Đặng Nguyệt Anh, cô giáo dạy văn lớp em Nguyễn Trung Hiếu, người có cả một bộ sưu tập những đề văn hay từ chất liệu đời sống cho học sinh. Và thật bất ngờ khi được biết, cô Đặng Nguyệt Anh đang sống trong một gia đình giàu truyền thống văn hóa của Hà Nội.
 
Cô Đặng Nguyệt Anh và học sinh khối chuyên tiếng Trung Quốc.

Hơn cả những đề văn hay…

Cô Đặng Nguyệt Anh tâm sự rằng:Một đề văn không chỉ là theo những mô phạm đã cũ. Đề văn không chỉ nhằm lấy điểm về học lực mà còn để học sinh có cơ hội giãi bày những trải nghiệm, những tình cảm, mong muốn của mình.

Cô Nguyệt Anh quan niệm: "Đề văn hay không phải là một đề đơn giản, dễ dãi. Nhưng đề văn hay cũng không phải là một đề văn khó hoặc quá khó, không phù hợp tâm lý, lứa tuổi học sinh. Một đề văn hay đối với học sinh, tôi nghĩ cũng như một nhân vật điển hình trong tác phẩm văn học, "một người lạ quen biết". Yếu tố quen biểu hiện ở tính vừa sức, gần gũi, thiết thực ở các loại, kiểu dạng đề các em đã được luyện trong quá trình học tập. Yếu tố lạ thể hiện ở nội dung cụ thể của đề tài…". Cô Nguyệt Anh có cả một bộ sưu tập những đề văn hay, độc đáo được đúc kết từ chất liệu cuộc sống. Những đề văn của cô đôi lúc bắt đầu từ những câu chuyện trên lớp đối với học sinh. Cách đây một năm cô đã từng nói chuyện với học sinh lớp 10 chuyên Lý 1 về vấn đề đồng tiền. Và cô cũng không quên dặn học sinh của mình rằng: "Các em cứ chuẩn bị tinh thần đi nhé. Một ngày nào đó, các em sẽ được viết văn nghị luận bàn về đồng tiền trong cuộc sống". Một năm sau, các học sinh lớp Lý 1 đã nhận được đề văn nghị luận xã hội “Nêu quan điểm của anh (chị) về vai trò của đồng tiền trong cuộc sống” và với đề bài này, bức thư viết cho mẹ của em Hiếu đã làm xúc động rất nhiều độc giả.

Bộ sưu tập đề văn của cô Nguyệt Anh rất phong phú, và thậm chí đầy tính bất ngờ. Có lúc, cô ra đề văn thế này: Anh/chị hãy chọn một trong ba đề sau: Đề 1: Tại sao lại không?; Đề 2: Điều em muốn nói với cô; Đề 3: Người ấy đối với tôi. Đọc ba bài viết của học sinh lớp 10 chuyên ngữ làm ngày 8-5-2007, tôi thấy các em đã có những chia sẻ rất chân thành, cởi mở với cô giáo, thậm chí có em nữ đã nêu ý kiến rất “gai góc” “trái chiều”. Bài nào cô Nguyệt Anh cũng sửa lỗi rất tỉ mỉ và ghi lời phê như những lời trao đổi, tâm tình. Nhưng không bài nào được chấm điểm. Tôi hỏi thì cô cho biết đây là bài viết cuối cùng của một năm học. Bài văn ấy chỉ cốt để cô và trò hiểu nhau thêm.

Cô đã nhận xét bài văn của em Nguyễn Trà My lớp 10 chuyên tiếng Nga thế này: "Cô đã không thể cầm nổi nước mắt khi đọc bài viết này của con. Đã một năm dạy văn ở lớp con mà bây giờ cô mới hiểu rõ con là ai. Bài văn này quý nhất ở tấm lòng thành thực, con hãy đọc nó trước bàn thờ của mẹ con, con nhé!". Còn về bài văn của em Nguyễn Trung Hiếu, cô đã nhận xét thế này: "Cô rất muốn mẹ con sẽ được đọc bài viết này và hai cô trò ta sẽ có một buổi trò chuyện với nhau nhé! Cô chúc con nghị lực và thành công, sau này con sẽ có nhiều tiền kiếm được từ trí tuệ của chính con. Cô gửi lời thăm mẹ con, Hiếu nhé!"

Đọc những trang văn, xem những tấm bưu thiếp, những cuốn sổ lưu niệm học sinh viết, vẽ tặng cô giáo Nguyệt Anh rất tình cảm và công phu, tôi đã hiểu hơn về tâm huyết và hạnh phúc của những người làm nghề dạy học. Thật bất ngờ khi tôi biết, cô Nguyệt Anh cũng là người có nhiều cơ duyên với Trường Hà Nội - Amsterdam. Ông ngoại cô - nhà giáo Đỗ Xuân Vọng nguyên Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội, là người đại diện cho Sở GD&ĐT Hà Nội sang Hà Lan nhận sự giúp đỡ của chính quyền và nhân dân Thủ đô Amsterdam để xây dựng một trường học tại Hà Nội. Ngôi trường ấy chính là trường Hà Nội - Amsterdam danh tiếng suốt 26 năm qua. Bản thân cô Nguyệt Anh cũng là học sinh chuyên văn khóa đầu tiên của trường Hà Nội - Ams (khóa 1985-1988) và là 1 trong 9 thí sinh giỏi văn của Hà Nội, tham dự kỳ thi Học sinh giỏi cấp quốc gia năm 1988, sau đó cô được tuyển thẳng vào trường Đại học Sư phạm. Giờ đây, các con của cô Nguyệt Anh đều đang học tại Trường “Ams” và thật vui khi cô con gái cô là Nguyễn Hồng Liên lại tiếp bước mẹ, trở thành thủ khoa môn văn trong kỳ thi chọn học sinh lớp 6 khóa đầu tiên của Trường Hà Nội - Ams mới (trụ sở tại số 1 đường Hoàng Minh Giám - Cầu Giấy - Hà Nội). Nhiều cơ duyên với ngôi trường này nên cô luôn cố gắng để hoàn thiện mình trong công việc. Và tình yêu với nghề của cô còn được đậm sâu nhiều hơn khi được may mắn làm dâu trong một gia đình có danh tiếng về truyền thống hiếu học và có nhiều người thành đạt trong nghề giáo.

Gia đình nhiều thế hệ làm thầy

Khi tôi đến gặp chị Nguyệt Anh, thật bất ngờ được biết mẹ chồng cô Nguyệt Anh là cô giáo Dương Thị Lục Hà, nguyên là Hiệu phó Trường THPT Phan Đình Phùng và là cô giáo chủ nhiệm, dạy văn suốt 3 năm cấp 3 của Tổng Biên tập báo Pháp luật & Xã hội Nguyễn Văn Bình. Bà Dương Thị Lục Hà công tác ở Trường Phan Đình Phùng từ năm 1973, khi trường mới thành lập. Trong suốt mấy chục năm dạy học của mình, bà Dương Thị Lục Hà là người đã phát hiện nhiều học sinh có năng khiếu học văn, viết văn để bồi dưỡng giới thiệu cho những kỳ thi học sinh giỏi văn quốc gia trong đó có những học sinh của cô đã đạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi văn toàn miền Bắc.

 
Cô giáo Dương Thị Lục Hà và cháu nội Nguyễn Hồng Liên (con cô giáo Đặng Nguyệt Anh).
 
Dù đã nghỉ hưu và không còn nói nhiều về những câu chuyện của ngành giáo dục nữa, nhưng bà Lục Hà vẫn chia sẻ rằng: Ở thời nào, người học giỏi văn cũng ít, nhưng điều đó không có nghĩa là môn văn ít được yêu thích hơn. Vẫn có những học sinh giỏi văn, viết văn hay, và người thầy dạy môn văn phải là người có kiến thức và sự am hiểu sâu rộng. Tổng Biên tập Nguyễn Văn Bình vẫn kể với chúng tôi những kỷ niệm về cô giáo chủ nhiệm của mình như chuyện cô lo cho từng cuốn vở, chiếc bút, rồi chuyện làm đơn xin miễn giảm học phí cho trò nghèo. Rồi chuyện cô "bồi dưỡng" không chỉ những kiến thức văn học mà cả những bữa cơm đạm bạc ngay tại nhà cô (khi còn ở 195 phố Hàng Bông) trong những ngày hai cô trò "luyện thi". Ông cũng vẫn nhớ mãi hình ảnh cô giáo dạy văn nhỏ bé của mình lóc cóc đi chiếc xe đạp đến tận nhà đèo học trò của mình đến dự buổi giao lưu hai đội tuyển học sinh giỏi Toán và Văn của Hà Nội tại hiệu Mỹ Kinh ở phố Hàng Buồm và biết bao câu chuyện được xem như cổ tích với học trò của cô ở lớp chuyênToán 8A, 9A, 10A trường Phan Đình Phùng khóa học 1973 - 1976.

Cô giáo Dương Thị Lục Hà sinh trưởng trong một gia đình có bề dày truyền thống với bố và bác ruột là những văn sĩ trí thức yêu nước nổi tiếng và họ đều là những danh nhân đã từng gắn bó với nghề dạy học. Cụ thân sinh của cô Dương Thị Lục Hà là nhà văn, nhà giáo Dương Tụ Quán, em ruột cụ Dương Bá Trạc và Giáo sư Dương Quảng Hàm. Người em trai ruột của cô giáo Hà cũng là giáo sư của trường Đại học Xây dựng. Anh chị con bác ruột của cô, là những tri thức, nhà giáo rạng danh tên tuổi như họa sĩ Dương Bích Liên, các giáo sư Dương Trọng Bái, Dương Thị Cương, Lê Thi... Em gái ruột của cô là nhà báo liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý.

Vợ chồng cô giáo Lục Hà trước đây đều là những nhà giáo có nhiều kinh nghiệm và uy tín. Dù hiện giờ đã vào tuổi 80, nhưng bà Hà vẫn rất minh mẫn, bà hiểu biết về nhiều dòng họ, nhiều nhà khoa bảng thời phong kiến, nhớ nhiều địa danh, nhiều sự kiện lịch sử, nhớ chính xác sinh nhật của tất cả người thân trong gia đình, và các cháu nhà hàng xóm, nhớ cả những lớp học trò đã học từ rất lâu. Bởi vậy nên cháu Nguyễn Đan Dương (con trai chị Nguyệt Anh) đã từng viết trong bài văn biểu cảm về bà nội của mình rằng: "Mẹ em vẫn thường bảo bà nội là cuốn từ điển sống của nhà ta".

Đến bây giờ, bà vẫn nhớ tường tận những câu chuyện về lớp học trò của mình từ những khóa đầu ở trường cấp III Phan Đình Phùng. Bà còn kể chuyện về em gái ruột của mình: Nhà văn, nhà báo, liệt sĩ Dương Thị Xuân Quý. "Tôi đã viết về Quý những ngày đầu tập viết, lúc đầu là những bài viết trên báo Thiếu niên tiền phong, sau đó Quý đi học ở Trường trung cấp Mỏ tại Quảng Ninh, học Trung cấp Mỏ nhưng Quý vẫn viết báo. Sau khi tốt nghiệp Quý được giới thiệu theo học một khóa báo chí ngắn hạn do Ban Tuyên huấn Trung ương mở, sau đó được tổ chức điều về Báo Phụ nữ Việt Nam, làm phóng viên. Rồi đến tháng 7 năm 1968, vào chiến trường, tháng 3 năm 1969, Quý hi sinh…". Qua nhưng câu chuyện xúc động của bà mới thấy, ký ức về truyền thống, tình cảm gia đình trong bà vẫn nguyên vẹn, sắc nét.

Cuộc trò chuyện với hai nhà giáo ở hai thế hệ đã giúp tôi hiểu vì sao, cô giáo Nguyệt Anh đã khẳng định: Mình tự hào về truyền thống gia đình mình bao nhiêu thì lại luôn cố gắng học hỏi để hoàn thiện bản thân mình bấy nhiêu, và cô cũng luôn nhắc các con của mình rằng: phải cố gắng lên để xứng với ông bà, với truyền thống gia đình. Cô rất mong một trong hai con mình sẽ nối nghiệp của các cụ, ông bà nội và mẹ.

Nếp nhà phải chăng là một nguồn động lực lớn lao giúp cô giáo Lục Hà và cô giáo Nguyệt Anh yêu nghề dạy học và đạt được những thành công trong công việc chở đạo văn chương, trong sự nghiệp "trồng người"?
 
Theo Phan Thanh
Pháp luật & Xã hội
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học