Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 85

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 82


Hôm nayHôm nay : 20220

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 138785

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25168042

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Đ/c Nguyễn Hữu Độ, Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Dạy tốt- học tốt để xứng đáng với Thủ đô nghìn năm văn hiến

Thứ sáu - 17/02/2012 10:59
Đ/c Nguyễn Hữu Độ, Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Dạy tốt- học tốt để xứng đáng với Thủ đô nghìn năm văn hiến

Đ/c Nguyễn Hữu Độ, Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội: Dạy tốt- học tốt để xứng đáng với Thủ đô nghìn năm văn hiến

Trong không khí mừng Đảng, mừng Xuân, mừng Thủ đô và đất nước đổi mới, đồng chí Nguyễn Hữu Độ- Thành ủy viên, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đã có cuộc trao đổi với Tạp chí Giáo dục Thủ đô về những kết quả mà ngành đã đạt được trong năm qua và những hướng đi mới trong năm Nhâm Thìn.


 

*PV: Cùng với Đảng bộ và nhân dân Thành phố, ngành Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã có nhiều nỗ lực để góp phần nâng cao chất lượng nền kinh tế- xã hội trên địa bàn. Xin đồng chí đánh giá những nét nổi bật trong hoạt động GD&ĐT của ngành Giáo dục Thủ đô trong năm qua?
Giám đốc Nguyễn Hữu Độ: Năm 2011 là năm học thứ 3 kể từ khi Hà Nội hợp nhất. Qui mô phát triển cơ bản đã đáp ứng với nhu cầu học tập của nhân dân, toàn thành phố với hơn 2.500 cơ sở giáo dục, gần 106.000 cán bộ giáo viên, 1,5 triệu học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện được chú trọng, chất lượng mũi nhọn HSG được nâng cao. Cơ sở vật chất trường lớp được quan tâm đầu tư. Đội ngũ nhà giáo được tăng cường cả về số lượng và chát lượng, Công tác quản lý có nhiều đổi mới. Nhìn lại năm 2011 ngành Giáo dục Thủ đôvới sự cố gắng nỗ lực của đội ngũ nhà giáo và CBQL cùng sự quan tâm chỉ đạo sâu sắc của các cấp lãnh đạo, sự hỗ trợ hiệu quả của các lực lượng xã hội, kết quả đạt được là khá toàn diện trên tất cả các lĩnh vực, các cấp học, ngành học thể hiện ở 9 sự kiện tiêu biểu sau:
1- Ngành Giáo dục Hà Nội đã hoàn thành việc xây dựng 2 bản Quy hoạch phát triển hệ thống giáo dục và Quy hoạch phát triển mạng lưới trường lớp của Thủ đô Hà Nội đến năm 2020 tầm nhìn 2030, hiện đang trình lãnh đạo UBND Thành phố phê duyệt và nếu được Thành phố phê duyệt thì đây là cơ sở pháp lý quan trọng giúp cho thành phố các quận, huyện, thị xã xây dựng kế hoạchphát triển đáp ứng được nhu cầu học tập của nhân dân.
2- Chất lượng giáo dục được giữ vững và có bước phát triển tốt: Thể hiện ở tỷ lệ đỗtốt nghiệp THPT đạt 97,79% (năm 2010 là 94,63%). Kết quả HS thi vào các trường Đại học luôn trên điểm sàn của cả nước từ 1 đến 1,5 điểm. Đặc biệt số lượng học sinh đỗ thủ khoa đầu vào các trường đại học ngày một tăng, năm nay có 75 thủ khoa xuất sắc. Số học sinh giỏi quốc gia năm 2011 là 130 giải (năm 2010 là 118 giải) tiếp tục dẫn đầu cả nước về số học sinh đạt giải. Điều ấn tượng nữa là năm nay, Hà Nội đạt 14 giải quốc tế. Trong đó, tháng 12/ 2011 vừa qua Hà Nội được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ chọn cử 6 HS đại diện cho cả nước dự thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế tại Nam Phi. Kỳ thi có 252 thí sinh của 46 nước tham gia, kết quả đoàn Hà Nội cả 6 em dự thi đều đạt giải với 3 Huy chương Bạc, 3 Huy chương Đồng, là kết quả cao nhất trong các kỳ dự thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế từ trước đến nay của Hà Nội.
3- Bắt đầu từ tháng 1/2011, Thành phố đã dành ngân sách chi thường xuyên tăng gấp 2,5 lần so với năm trước, định mức ngân sách Nhà nước cấp cho các trường THPT là 4 triệu/học sinh/tháng, THCS là 3,7 triệu/HS/tháng, tiểu học 3 triệu/HS/tháng, mầm non 3,4 triệu/HS/tháng, GDTX 1,8 triệu/HS/tháng, tạo điều kiện giúp cho các trường có điều kiện để tổ chức các hoạt động nâng cao chất lượng giáo dục.
4- Sau kỷ niệm 1000 năm Thăng Long- Hà Nội, năm 2011, ngành giáo dục Hà Nội Triển khai đại trà giảng dạy Bộ tài liệu giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh cho học sinh phổ thông Hà Nội. Bộ tài liệu giúp học sinh Thủ đô hiểu được ý nghĩa của lịch sử nghìn năm Thăng Long từ đó biết trách nhiệm của mình để gìn giữ, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa của người Hà Nội. Việc tổ chức giảng dậy cơ bản đạt được kết quả tốt và đáp ứng được nhu cầu học tập của các em học sinh.
5– Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ 15 giao chỉ tiêu phấn đấu đến năm 2015 có 50% đến 55% số trường công lập đạt chuẩn Quốc gia, Ngành đã chủ động cùng Sở Kế hoạch đầu tư xây dựngkế hoạch 5 năm thực hiện xây dựng trường CQG để trình Thành phố phê duyệt. Riêng năm 2011 số trường mới được công nhận CQG là hơn 70 trường nâng tỷ lệ trường đạt CQG toàn Thành phố đạt gần 30%.
6- Năm 2011, Ngành tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện Kế hoạch 86 của UBND Thành phố Hà Nội về xóa phòng học tạm, phòng học nhờ, cấp 4 xuống cấp. Tính đến tháng 3/2011, Thành phố đã thực hiện vượt mức kế hoạch đề ra, xây mới để thay thế được hơn 6.000 phòng học tạm, phòng học nhờ, và cấp 4 xuống cấp với tổng kinh phí hơn 2000 tỷ đồng (theo kế hoạch là xây mới để thay thế 5.528 phòng học tạm, phòng học nhờ, cấp 4 xuống cấp với ngân sách 1.500 tỷ đồng) làm cho diện mạo các nhà trường ở Hà Nội ngày càng thay đổi, rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất giữa các trường trong toàn Thành phố.
7- Về công tác xây dựng đội ngũ: Thành phố đã cho tuyển thêm hơn 5.000 giáo viên mầm non được vào biên chế và cho gần 26.000 giáo viên hợp đồng trong các trường MN được hưởng chế độ như viên chức. Vừa qua HĐND thành phố kỳ họp thứ 3 vừa thông qua cho phép trong năm 2012 ngành được tuyển thêm hơn 5000 giáo viên mầm non vào biên chế để tạo điều kiện cho GV yên tâm công tác trong ngành.
Thành phố ban hành kế hoạch 111 về xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục đến năm 2015. Bố trí kinh phí trên 16 tỷ đồng cho công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, tổ chức cho các đoàn cán bộ quản lý và giáo viên đi học tập ở nước ngoài.
8- Ngành Giáo dục và Công an Thành phố đã xây dựng quy chế phối hợp giữa hai ngành và đã triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình công tác đảm bảo an ninh trật tự, đảm bảo ATGT, tuyên truyền Giáo dục pháp luật trong trường học. Đặc biệt, hai ngành đã phối hợp tổ chức thí điểm các biện pháp đảm bào trật tự ATGT và sử dụng điện thoại di động đúng quy định trong trường THPT của Hà Nội góp phần ổn địnhvà nâng cao chất lượng giáo dục.
9- Mở rộng hợp tác giao lưu với các tỉnh, thành phố và quốc tế. Nhiều hoạt động tình nghĩa được tổ chức: Trao tặng ngành GD&ĐT tỉnh Sơn La 100 triệu đồng, ngành GD&ĐT tỉnh Điện Biên 100 triệu đồng để mua quần áo ấm cho HS; trao 500 triệu đồng cho ngành GD&ĐT tỉnh Lai Châu để xây nhà công vụ cho GV và mua áo ấm cho HS. Trao 330 triệu đồng cho Sở GD&ĐT tỉnh Yên Bái để ủng hộ cho các đơn vị giáo dục thuộc địa bàn thị xã Nghĩa Lộ và huyện Văn Chấn. Trao 500 triệu đồng cho Sở GD&ĐT Thanh Hóa để mua quần áo, đồ dùng học tập cho 11 trường Mầm Non và 400 chăn ấm cho GV các trường ở vùng sâu, vùng xa của tỉnh; trao 400 triệu đồng cho ngành Giáo dục tỉnh Quảng Bình để xây nhà ăn nội trú cho HS Trường THCS Long Đại (huyện Quảng Ninh) - đây là ngôi trường dành cho HS dân tộc vùng giáp biên giới Việt - Lào.
Năm 2011, ngành đã có nhiều hoạt động giao lưu với Sở giáo dục Thủ đô Viêng Chăn, nước Cộng hòa DCND Lào, thiết lập quan hệ hợp tác gắn bó giữa trường THPT Kim Liên với trường THPT Hữu Nghị Lào - Việt Thủ đô Viêng Chăn, ngôi trường là món quà của nguyên Tổng bí thư Nông Đức Mạnh trao tặng
*Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Không có người thầy giáo thì không có giáo dục”. Bằng trái tim và nghị lực của mình, đội ngũ CBGV Hà Nội đã không ngừng vươn lên, đóng góp công sức của mình cho sự nghiệp “trồng người”. Đồng chí đánh giá thế nào về sự đóng góp này của đội ngũ nhà giáo Thủ đô?
- Năm 2011 là năm thứ 3 liên tiếp, Sở GD&ĐT Hà Nội được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen đơn vị dẫn đầu thi đua toàn quốc, được tặng cờ thi đua xuất sắc của Bộ GD&ĐT, có 14 chỉ tiêu thi đua đạt xuất sắc. Cùng đóng góp vào thành tích chung của toàn ngành có phần cống hiến đáng kể của các cán bộ quản lý, các nhà giáo mẫu mực. Đội ngũ nhà giáo Hà Nội đã rất cố gắng phấn đấu trau dồi phẩm chất đạo đức, tự học hỏi, rèn luyện về chuyên môn, trở thành những tấm gương sáng để đồng nghiệp học tập và noi theo, được học sinh và CMHS tin tưởng, yêu mến. Nhiều thầy, cô đã lặng lẽ cống hiến, sáng tạo trong đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo dục học sinh, say sưa nghiên cứu, thiết kế các phần mềm dạy học, soạn giáo án điện tử, mang lại hiệu quả trong các giờ dạy. Bên cạnh đó, cũng phải kể tới các nhà giáo không ngại khó khăn dạy dỗ trẻ em khuyết tật, trẻ em thiệt thòi, học sinh chưa ngoan, nhiệt tình tham gia các hoạt động xã hội, từ thiện để hỗ trợ giáo dục vùng sâu, vùng xa, góp một phần tiền lương nhỏ bé của mình để đóng góp hỗ trợ học sinh nghèo Thủ đô bằng tình thương, tấm lòng nhân ái của mình…Tuy vậy, đây đó cũng còn có những nhà giáo chưa thật sự tận tâm với nghề, với trò, chưa chủ động đổi mới để nâng cao chất lượng dạy học, đó là những việc mà ngành vẫn cần phải từng bước khắc phục ..
*Phong trào thi đua “Hai tốt”, xây dựng Trường học thân thiện- Học sinh tích cực đang ngày càng lan tỏa và phát huy hiệu quả trong hoạt động dạy chữ, dạy người ở các nhà trường. Nhận định của đồng chí về các phong trào thi đua này?
- Vinh dự cho Hà Nội, cách đây hơn 3 năm tại trường THCS Vạn Phúc, quận Hà Đông đã được Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp phát động cuộc vận động Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực trong cả nước. Đây là cuộc vận động rất gần gũi với các cuộc vận động riêng có của Hà Nội được phát động từ năm 2005 là: Xây dựng Nhà trường văn hóa – Nhà giáo mẫu mực – Học sinh thanh lịch. Vì vậy ngành có nhiều điều kiện thuận lợi để triển khai cuộc vận động. Cuộc vận động đã được các nhà trường hưởng ứng và triển khai thực hiện nghiêm túc rất có hiệu quả đã góp phần nâng cao chất lượng và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh… Phong trào thi đua “Hai tốt” được các nhà trường thực hiện rất tích cực lan tỏa rộng khắp trong các nhà trường, tạo nên khí thế dạy và học sôi nổi, hiệu quả và hướng tới kết quả thực chất. Muốn dạy tốt, đòi hỏi người giáo viên phải không ngừng bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, rèn luyện kỹ năng sư phạm, tâm huyết sáng tạo và yêu nghề. Còn với học trò, muốn học tốt các em phải cố gắng nỗ lực học tập, phải chủ động sáng tạo, đặc biệt phải tìm được phương pháp học phù hợp. Phong trào “Hai tốt” và cuộc vận động Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực luôn bổ sung cho nhau để làm cho mỗi nhà trường ngày càng thân thiện hơn, phát triển bền vững hơn, thực sự là môi trường sư phạm toàn diện.
Trong xu thế hiện đại thì việc dạy chữ gắn với dạy người càng quan trọng và cần thiết. Vì vậy, thi đua “Hai tốt” và xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực cần được đẩy mạnh hơn nữa trong các cấp học, ngành học, điều đó sẽ giúp làm chuyển biến chất lượng giáo dục toàn diện trong hệ thống giáo dục Thủ đô, là nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành trong những năm tiếp theo.
*Một trong những đích đến mà ngành GD&ĐT Hà Nội đặt ra là nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, hình thành nhân cách con người Thủ đô có đức, trí, thể mỹ, thanh lịch, văn minh ở mọi cấp học. Để đạt được mục tiêu này, trong thời gian tới, ngành sẽ tập trung vào các nhiệm vụ trọng tâm nào, thưa đồng chí?
- Năm học 2011-2012 đang diễn ra với quyết tâm mới của toàn ngành, trong không khí sôi động của Thủ đô trước triển vọng hội nhập và phát triển, trước khí thế của một mùa xuân mới, Giáo dục Hà Nội vẫn tiếp tục quan tâm đến đổi mới phương pháp giảng dạy cho giáo viên để nâng cao chất lượng giáo dục một cách thực chất. Trong đó, đổi mới phương pháp theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Về nội dung chương trình, theo chuẩn kiến thức kỹ năng trong đó lồng ghép giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Triển khai có hiệu quả Bộ tài liệu “Giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh” cho HS phổ thông Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội sẽ tiếp tục chú trọng xây dựng và phát triển các trường Chuẩn quốc gia với nhận thức trường đạt chuẩn là trường hội tụ đủ các điều kiện để đào tạo ra các sản phẩm chuẩn. Cùng với đó, tư duy quản lý cần được đổi mới theo hướng thiết thực và hiệu quả. đẩy mạnh thựchiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “Xây dựng nhà trường văn hóa- Nhà giáo mẫu mực- Học sinh thanh lịch”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”
*Tạp chí GDTĐ đã tròn 2 năm đi vào hoạt động. Xin đồng chí đánh giá về quá trình hoạt động của Tạp chí?
Hoan nghênh tập thể cán bộ, phóng viên, nhân viên của Tạp chí Giáo dục Thủ đô trong thời gian 2 năm qua. Tuy tuổi chưa nhiều nhưng đã xuất bản được các sản phẩm ngày càng được giáo viên và học sinh ghi nhận, đón đọc. Tạp chí ngày càng thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp, tính định hướng về sư phạm, nghề nghiệp trên mỗi số Tạp chí, nhờ vậy số lượng phát hành và số lượng người đọc đã lớn hơn.
Bên cạnh việc phát hành tạp chí hàng tháng, Tạp chí Giáo dục Thủ đô còn tích cực đăng tin bài lên website của Sở GD&ĐT Hà Nội. Website của Sở GD&ĐT là kênh thông tin cho tất cả các bạn đọc những thông tin thời sự. Với đội ngũ cán bộ, phóng viên chuyên nghiệp, Tạp chí Giáo dục Thủ đô đã đưa lên trang Web của Sở những tin bài được phản ánh thời sự, chân thực, đầy đủ và chuyên nghiệp hơn. Và Tạp chí đã góp phần làm cho lượng bạn đọc truy cập vào website của Sở ngày càng nhiều.
*Trước thềm Xuân mới Nhâm Thìn 2012, đồng chí có điều gì nhắn nhủ với toàn thể đội ngũ CBGV, NV và học sinh trong toàn ngành?
- Đầu năm mới, tất cả những người làm nghề giáo chúng ta đều nhớ đến lời dạy của Bác Hồ “Dù khó khăn đến đâu cũng phải quyết tâm thi đua dạy tốt, học tốt”. Nhân dịp năm mới, xin chúc các thầy cô giáo có sức khỏe, hạnh phúc, thành đạt và luôn thực hiện tốt lời dạy của Bác, chất lượng giáo dục Thủ đô ngày càng được nâng cao để xứng đáng với Thủ đô anh hùng, xứng đáng với Thăng Long- Hà Nội nghìn năm văn hiến, nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không chỉ cho Thủ đô mà còn cho cả nước.
* Xin cảm ơn đồng chí!
Lâm Tùng - Giang Nguyễn (Thực hiện)
(Theo Tạp chí Giáo dục Thủ đô số 25+26 - tháng 1+2/2012)


     

Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học