Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 42

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 41


Hôm nayHôm nay : 6037

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 225359

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22380787

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

Khuyến học, phát huy đức, tài ở làng văn hóa Thư Trai - Phúc Hòa ,

Thứ bảy - 25/02/2012 01:00
Ban Tuyên giáo TU,Hội KHHN,Sở GD&ĐT,Ban Dân vận làm việc với Huyện ủy Phúc Thọ

Ban Tuyên giáo TU,Hội KHHN,Sở GD&ĐT,Ban Dân vận làm việc với Huyện ủy Phúc Thọ

Hội Khuyến học Hà Nội có nhận được bài viết về công tác khuyến học đã phát huy được đức và tài ở thôn Thư Trai - Phúc Hòa của tác giả Đoàn Xuân Hiệu hiện đang công tác tại Ban Tuyên giáo huyện uỷ Phúc Thọ. Ban Thông tin trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết trên trang WEB của Thành Hội:

Thư Trai là một làng văn hoá thuộc xã Phúc Hoà, với 7 dòng họ và hơn 4 nghìn nhân khẩu. Làng Thư Trai có truyền thống hiếu học, nơi đã sản sinh ra nhiều hiền tài, văn sỹ, các bậc túc nho, dịch giả…Tiêu biểu như cụ Nguyễn Đình Dương, Đỗ Đình Nguyên đệ nhị năm 1880; nhà văn Nguyễn Đỗ Mục; danh hoạ Nguyễn Đỗ Cung - một trong những hoạ sỹ xuất sắc của thế hệ tạo hình đầu tiên của nước ta.
Kế thừa và phát huy truyền thống hiếu học của cha ông, các tầng lớp thế hệ người Thư Trai ngày nay đã dày công vun đắp, xây dựng và phát triển truyền thống quý báu đó. Được sự chỉ đạo của Thường vụ Đảng uỷ, Mặt trận Tổ quốc xã, Hội người cao tuổi, Ban quy ước Làng văn hoá cùng 7 dòng họ đó nhất trớ thành lập Hội khuyến học, phát huy đức, tài của Làng văn hoá Thư Trai nhằm động viên, giúp đỡ con em trong cỏc dòng họ học tập, vượt qua khó khăn, vươn lên học giỏi, trở thành người có đức, có tài, đóng góp xây dựng cho quê hương, đất nước.
Hội khuyến học, khuyến tài, khuyến đức Làng văn hóa Thư Trai hiện nay gồm 11 người là cán bộ lão thành, hưu trí, giỏo viờn, cỏn bộ Mặt trận Tổ quốc xó và cỏc hội. Kể từ khi thành lập đến nay, Hội đó tuyên truyền, vận động sâu rộng trong nhân dân thấy rõ ý nghĩa to lớn, thiết thực của hoạt động khuyến học, khuyến tài. Đồng thời, tạo dư luận rộng rãi trong nhân dân, nhằm phát huy sức mạnh đoàn kết, kết hợp với việc vận động những cá nhân, tổ chức, những người đang sinh sống tại quê cũng như những người con xa quê hương, bằng khả năng kinh tế và lòng hảo tâm của mình ủng hộ tiền, vật chất và tinh thần cho Hội. Đặc biệt vào dịp lễ hội của làng, Hội luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của nhân dân với số lượng từ 270 đến 300 lượt cá nhân, tổ chức, đoàn thể tham gia ủng hộ. Đáng chú ý như gia đỡnh ụng Khuất Duy Hải – giỏm đốc Công ty rau quả đã ủng hộ tiền nhiều lần, là nhà tài trợ chớnh, riêng năm 2010 ủng hộ 10 triệu đồng; gia đỡnh bà Nguyễn Thị Chiểu mỗi năm ủng hộ 2 đến 3 triệu đồng; hai ông Khuất Văn Quang và Nguyễn Văn Trường, mỗi người ủng hộ 5 triệu đồng; đặc biệt ông Khuất Duy Hải và ông Nguyễn Văn Trường, đó ủng hộ hơn 300 cuốn sách quý, với giỏ trị hơn 10 triệu đồng về các lĩnh vực khác nhau, như: khoa học tự nhiên, khoa học xó hội, truyện ngắn, thơ ca, sách đạo đức…vào thư viện của làng. Những cuốn sách quý báu đó đó gúp phần to lớn giỳp cho đông đảo các tầng lớp nhân dân có tài liệu học tập, tham khảo, mở rộng tầm hiểu biết về mọi mặt trong cuộc sống; nhất là đối với học sinh, sinh viên, giúp các em có thêm tư liệu để học tập, nghiên cứu, bổ sung vào kho tàng tri thức vỡ ngày mai lập nghiệp và xõy dựng nhõn cỏch. Thấy được vai trũ vụ cựng quan trọng của những hoạt động khuyến học, khuyến tài, khuyến đức của làng, rất nhiều thế hệ ở các tầng lớp, lứa tuổi khác nhau đó tớch cực đóng góp cho quỹ không ngừng phát triển và phát huy tác dụng. Có những trường hợp rất cảm động, tuổi cao bệnh nặng, nằm đâu nằm đấy, trước khi mất đó gửi lại số tiền tiết kiệm ớt ỏi của mỡnh cho quỹ khuyến học – đó là cả một nghĩa cử cao đẹp, đầy nhiệt huyết của một tấm lòng nhõn hậu. 
Với phương châm, kịp thời động viên, khuyến khích các cháu học sinh, sinh viên học giỏi, Hội luôn đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp khen thưởng. Thời gian mới thành lập, Hội chỉ khen thưởng cho các cháu đang sinh sống tại quê học giỏi, đỗ đạt. Đến nay, tất cả các cháu sinh sống tại quê cũng như các cháu theo bố mẹ học tập xa quê hương, nếu đạt các tiêu chuẩn đều được khen thưởng. Đặc biệt, hằng năm, Hội trao 2 giải cho 2 cháu sinh sống và học tập tại quê nhà có thành tớch trong quỏ trỡnh học phổ thông luôn đạt loại giỏi và đỗ Đại học nguyện vọng 1 với số điểm cao nhất; phần thưởng gồm 1 giấy khen và 500 ngàn đồng; đến nay đó cú 8 chỏu là học sinh tiờu biểu xuất sắc nhận thưởng. Ngoài ra, Hội cũn thưởng cho các cháu “vượt khó học giỏi”, đến nay đó trao thưởng cho 36 em.  Số tiền thưởng mỗi năm hàng chục triệu đồng.
Ngoài ra, Hội thường xuyên giữ mối quan hệ chặt chẽ với chức chính quyền địa phương và các đơn vị trường học đóng trên địa bàn xã để nắm chắc tình hình học tập của các cháu. Đồng thời, tư vấn giúp các dòng họ làm tốt công tác khuyến học của chi, họ mình.
Đến nay, Hội Khuyến học, khuyến tài, khuyến đức của làng đó có trên 200 hội viên. Trong 16 năm qua, Hội đó vận động được gần 200 triệu đồng phục vụ công tác khuyến học của làng. Hội đã phát thưởng cho học sinh, sinh viên giỏi tất cả 18 lượt, với số lượng 2.216 lượt học sinh, sinh viên; tổng trị giỏ tiền thưởng trên 150 triệu đồng. Trong đó, có 1.542 học sinh giỏi các cấp trường; 314 học sinh giỏi cấp huyện; 107 học sinh giỏi cấp tỉnh, thành phố và 7 học sinh giỏi cấp quốc gia. Đặc biệt, trong những năm qua đó cú 154 học sinh đỗ đại học; 23 sinh viên đỗ tốt nghiệp loại giỏi; 8 học sinh tiờu biểu; 20 giỏo viờn giỏi cỏc cấp và 9 thạc sỹ, tiến sỹ. Tiêu biểu có những gia đình cả 3 – 4 anh chị em đều đỗ vào các trường đại học, nghiên cứu trở thành thạc sỹ, tiến sỹ, hiện đang đảm nhiệm những trọng trách trong các cơ quan nhà nước, các trường đại học, cao đẳng trong và ngoài quân đội. 
Những ngày phát thưởng của Hội khuyến học, khuyến tài, khuyến đức của làng, phần thưởng tuy không lớn nhưng các cháu và gia đình rất phấn khởi và tự hào; ngày đó, thực sự là một ngày hội của cả làng. Các cháu lại được nghe kể về truyền thống hiếu học chung của làng, của tổ tiờn, cha ụng trong cỏc dũng họ; từ đó, có tác dụng giáo dục truyền thống cho các thế hệ trẻ, đặc biệt là học sinh, sinh viên biết tự rèn luyện mình, vươn lên, vượt khó để học giỏi.
Đó cú nhiều tấm gương tiêu biểu cho phong trào hiếu học của làng qua các thời kỳ. Tiêu biểu là tiến sỹ Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám đốc Bảo hiểm xó hội Việt Nam; Tiến sỹ khoa học Khuất Văn Phú; thạc sỹ trẻ Nguyễn Hồng Mạnh, 27 tuổi bảo vệ luận án thạc sỹ tại Nga và các thạc sỹ trẻ khác như Khuất Duy Hùng, Nguyễn Duy Tuyền…Đây thực sự là những tấm gương sáng cho các thế hệ học sinh, thế hệ trẻ của làng noi theo; từ đó, phát huy truyền thống hiếu học của làng trong thời kỳ hiện nay.
Hoạt động rộng rãi của Hội Khuyến học, khuyến tài, khuyến đức của làng đó tỏc động tích cực đến cả các dòng họ khác trong toàn xã. Kết quả, trong những năm qua Hội đó được UBND huyện Phúc Thọ, UBND tỉnh Hà Tây cũ và Thành phố Hà Nội khen thưởng; trong đó, năm 2006 và 2009 được Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tây chủ tịch UBND thành phố Hà Nội tặng bằng khen.
Với kết quả đó, Hội khuyến học, khuyến tài, khuyến đức của Làng văn hoá Thư Trai được chính quyền và đông đảo nhân dân địa phương tin tưởng, ủng hộ; đồng thời, góp phần không nhỏ đưa truyền thống hiếu học của xó Phỳc Hoà ngày càng phỏt huy hiệu quả. 
   
                                                                                                                                                                                                                                                                                        Đoàn Xuân Hiệu
                                                                                                                                                                                                                                                             
 
                                                                                                                                                                                                       
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học