Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 47


Hôm nayHôm nay : 18452

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 241740

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25900967

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

BÀI HỌC VỀ HỌC TẬP CỦA HỒ CHÍ MINH

Chủ nhật - 24/07/2022 15:48
Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến sự phát triển của giáo dục của đất nước. Theo Người, “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”; cả cuộc đời, người chỉ có “một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập... đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành.
Bác là tấm gương học tập suốt đời

Bác là tấm gương học tập suốt đời

      Với một tầm nhìn thời đại và tư duy toàn cầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra những mục tiêu của giáo dục là đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, phát triển toàn diện con người, thúc đẩy hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em”. Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. “Học để phụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại”. “Học để sửa chữa tư tưởng”. “Học để tu công đạo đức cách mạng”. “Học để tin tưởng” v.v...
       Muốn đạt được những mục tiêu đó thì nội dung giáo dục phải toàn diện về Đức, trí, thể , mỹ và được khái quát lại trong hai chữ “tài” và “đức”. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong giáo dục, kiến thức là rất cần thiết, nhưng đạo đức đóng vai trò quan trọng không kém. Người chỉ rõ: “Dạy cũng như học phải chú trọng đến cả tài lẫn đức. Đức là đạo đức cách mạng. Đó là cái gốc, rất quan trọng. Nếu không có đạo đức cách mạng thì có tài cũng vô dụng”. Nội dung giáo dục phải gắn với thực tiễn, học đi đôi với hành, lý luận phải liên hệ với thực tế, học tập phải kết hợp với lao động sản xuất. Nội dung giáo dục được đưa vào giảng dạy phải theo nguyên tắc “Quý hồ tinh bất quý hồ đa” (quý ở chất lượng, không quý ở số lượng).
      Về phương pháp giáo dục, Người nhấn mạnh, muốn học tập có kết quả tốt thì phải có phương pháp giáo dục đúng đắn. Một phương pháp quan trọng là phải giúp đỡ lẫn nhau, đoàn kết gắn bó với nhau, tự phê bình và phê bình trong học tập. Với phương châm giáo dục phải phù hợp với lứa tuổi và điều kiện thực tế. Cùng với vai trò, nội dung, phương pháp giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng dành sự chú ý đáng kể đối với các giải pháp phát triển giáo dục. Trong đó, vấn đề kết hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có vị trí khá nổi bật. Người nhấn mạnh “ Giáo dục các em là việc chung của gia đình, trường học và xã hội . Bố mẹ, thầy giáo và người lớn phải cùng nhau phụ trách, trước hết phải làm gương cho các em trước mọi việc”. Bên cạnh đó, để phát triển giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng giáo dục cần có sự quan tâm và phối hợp của nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều người. Phải giáo dục từ tuổi trẻ, tạo ra một sự khởi đầu tốt đẹp. Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Kết quả giáo dục phụ thuộc rất lớn vào đường lối của Đảng, trách nhiệm của chính quyền, các ngành, các cấp, các đoàn thể - đặc biệt là đoàn thể thanh niên - của cha mẹ học sinh. Phải tạo ra sức mạnh tổng hợp. Theo Hồ Chí Minh, vấn đề then chốt quyết định chất lượng giáo dục là xây dựng đội ngũ những người thầy giáo và cán bộ quản lý giáo dục. Phải xây dựng đội ngũ những người thầy giáo tốt - thầy giáo xứng đáng là thầy giáo. Đó là những người yêu nghề, yêu trường, hết lòng thương yêu, chăm sóc, giáo dục học sinh, không ngừng trau dồi đạo đức cách mạng “khó khăn thì phải chịu trước thiên hạ, sung sướng thì hưởng sau thiên hạ”. Phải thường xuyên tự bồi dưỡng, nâng cao tay nghề, trình độ chuyên môn, phương pháp sư phạm để thực sự là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. 
      Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, và học tập suốt đời , lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Người nhấn mạnh  “Nếu không chịu khó học thì không tiến bộ được. Không tiến bộ là thoái bộ. Xã hội càng đi tới, công việc càng nhiều, máy móc càng tinh xảo. Mình mà không chịu khó học thì lạc hậu, mà lạc hậu thì bị đào thải, tự mình đào thải mình”. Để việc tự học đạt kết quả tốt, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, mỗi người cần phải xác định mục đích, động cơ, thái độ học tập đúng đắn.  Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: “Học để sửa chữa tư tưởng, học để tu dưỡng đạo đức cách mạng, học để tin vào đoàn thể, vào nhân dân, vào tương lai của dân tộc và tương lai của cách mạng, học để hành”; “học để làm việc”; chứ không phải học để “làm ông nọ bà kia”, hay là để “làm quan cách mạng”… cho nên, “tất cả những động cơ học tập không đúng đắn đều phải tẩy trừ cho sạch”. Người cho rằng: “Không ai có thể tự cho mình là đã biết đủ rồi, biết hết rồi” và “người nào tự cho là đã biết đủ rồi, thì người đó dốt nhất”, mỗi người phải biết khiêm tốn, chớ “kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Trong suốt hành trình tìm đường cứu nước, tài sản duy nhất và quý báu nhất của Người lúc đó là hai bàn tay, đôi mắt và con tim, khối óc cùng với khát vọng giải phóng dân tộc. Chính khát vọng đó đã hun đúc cho người thanh niên mảnh khảnh một sức mạnh phi thường, bền bỉ tự học, tự đào tạo để có đủ khả năng cứu nước, cứu dân. Đến đâu, Người cũng học, tìm mọi cách để học. Người tìm hiểu phong tục tập quán ở những nơi mình đi qua để nâng cao tri thức; học nghề để kiếm sống, kiếm sống để hoạt động cách mạng. Việc tự học của Bác Hồ có mục đích cuối cùng là làm cách mạng, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Người đã đưa cách mạng Việt Nam đến thắng lợi bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể ở Việt Nam. Vận dụng sáng tạo chính là quá trình tự thích nghi, tự tìm tòi thâm nhập thực tiễn, đúc rúc kinh nghiệm, phát huy nội lực. Sâu xa hơn, đó là quá trình tự học, tự giáo dục để làm cho nhân cách và năng lực của mình phù hợp với mục tiêu, lý tưởng, phù hợp với yêu cầu công việc.
      Việc xác định đúng động cơ và thái độ trong học tập là nội dung hết sức quan trọng và cần thiết, nhưng để hiện thực hóa động cơ, thái độ đó đòi hỏi tất yếu khách quan là phải xây dựng được phương pháp học tập khoa học. Vì vậy, trong suốt quá trình hoạt động cách mạng và thông qua quá trình đó, Người đã hình thành cho mình một phương pháp học tập khoa học, đó là con đường tự học, với phương châm “lấy tự học làm cốt” và phải biết “tự động học tập”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: tự học, tự rèn, tự tu dưỡng cũng giống như “mài ngọc luyện vàng”, “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”. Bởi vì, theo Người: “Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tự nhiên mà có, mà một phần lớn do công tác, do luyện tập mà có. Muốn tự học thành công phải có kế hoạch cụ thể, khoa học. Kế hoạch học tập đó không phải là một sự tự do, tùy ý mà được xây dựng một cách chủ động, trên cơ sở căn cứ vào tình hình công việc, khả năng, thời gian và điều kiện phù hợp. Đặc biệt, theo Người, phải tự nguyện, tự giác, tích cực, chủ động và kiên trì, bền bỉ, quyết tâm thực hiện kế hoạch đến cùng, phải xem công việc học tập cũng là một nhiệm vụ mà người cán bộ cách mạng phải hoàn thành cho được, do đó mà tích cực, tự động hoàn thành kế hoạch học tập; nêu cao tinh thần chịu khó, cố gắng không lùi bước trước bất kỳ khó khăn nào trong việc học tập. Phải triệt để tận dụng mọi hoàn cảnh, mọi phương tiện, mọi hình thức để học. Người vạch ra: “Học ở trường, học ở sách vở, học lẫn nhau và học ở nhân dân. Không học nhân dân là một thiếu sót rất lớn”; “Học tập trong việc làm hằng ngày, trong việc lớn cũng như việc nhỏ”. Học tập trong kinh nghiệm thành công cũng như kinh nghiệm thất bại. Học đến đâu phải ra sức luyện tập thực hành đến đó, “học mà không hành thì vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.
      Trong công tác khuyến học, khuyến tài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại một tư tưởng nhân văn và tiến bộ cho chúng ta. Ngay từ những ngày đầu lập nước, một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp bách đầu tiên mà Người thực hiện là “diệt giặc dốt”, xóa nạn mù chữ, mở mang dân trí cho nhân dân. Với quan điểm “giáo dục là sự nghiệp của quần chúng”. Bác từng nói “Một dân tộc dốt là dân tộc yếu”. Học để nước mạnh, dân giàu, nhân dân nước ta thoát khỏi kiếp nô lệ, nghèo đói, lạc hậu, giữ vững chủ quyền an ninh của Tổ quốc. Người động viên cán bộ, đảng viên, mọi tầng lớp nhân dân và thanh niên, học sinh, sinh viên phải phát huy truyền thống “hiếu học” của dân tộc, phải ham học, kiên trì học tập để tham gia vào công cuộc xây dựng nước nhà”. Đối với Ngành Giáo dục và Đào tạo, Bác Hồ ước mong: “Một nền Giáo dục tốt sẽ đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam, một nền Giáo dục phát triển hoàn toàn sẽ phát huy những năng lực sẵn có của các em” và Bác đã nhìn thấy khả năng học tập của các cháu học sinh: “Non sông Việt Nam có trở nên tốt đẹp hay không, dân tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không, chính là nhờ phần lớn ở công học tập của các em”. Bác cũng căn dặn: “Thầy cô giáo cũng phải gắng công học tập suốt đời để tiến bộ và hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang mà Đảng, Nhà nước và nhân dân trao cho… Người có học, mới tiến bộ, càng học, càng tiến bộ… Học hành là vô cùng. Học càng nhiều, biết càng nhiều, càng tốt”.
      Bằng tấm gương tự học và học tập suốt đời, Bác Hồ đã để lại nhiều bài học và những kinh nghiệm quý báu, đặc biệt cho thế hệ trẻ hôm nay, những người chủ tương lai của đất nước, đang đứng trước những thời cơ, thách thức và vận hội mới.
Thế hệ trẻ hôm nay phải không ngừng tự học tập, tự rèn luyện để nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt và coi tự học là nhu cầu, thói quen, hành vi hằng ngày, là một tiêu chuẩn, một giá trị tự thân cần đạt. Đặc biệt, các bạn trẻ rút ra những bài học về tinh thần tự học từ tấm gương của Bác, đề ra cho mình một lộ trình, mục tiêu và phương pháp tự học đúng đắn phù hợp với điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình. Từ đó hình thành tâm niệm và mục tiêu: Tự học suốt đời để không bị tụt lại phía sau, bắt kịp xu hướng phát triển nhanh chóng của xã hội, để có thể phục vụ nhân dân, Tổ Quốc. Hướng tới phát triển mô hình “Công dân học tập”, mọi công dân cần cố gắng học tập, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân trong việc chủ động học tập bằng nhiều hình thức thiết thực, phù hợp, góp phần thúc đẩy sự phát triển của các mô hình học tập trong đời sống, phấn đấu xây dựng Thủ đô Hà Nội trở thành “Thành phố học tập”.

NGUYỄN THỊ THU HÀ
Giáo viên Trường THCS Ngọc Liệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học