Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 113


Hôm nayHôm nay : 9557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 348724

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25377981

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

CON ĐƯỜNG TỰ HỌC CỦA BÁC

Thứ ba - 14/06/2022 08:52
Trên thế giới có biết bao tấm gương tự học nổi tiếng như: Abraham Lincoln - vị Tổng thống thứ 16 trong lịch sử Hoa Kỳ, Gregor Mendel – Cha đẻ của di truyền học hiện đại, Henry Ford - người đã phát minh ra chiếc xe hơi đầu tiên,… Những có lẽ, tấm gương tự học mà cả dân tộc Việt Nam tự hào, cả thế giới phải nghiêng mình ngưỡng mộ chính là Chủ tịch Hồ Chí Minh – Một nhân vật kiệt xuất, một nhà chính trị kỳ tài, vị lãnh tụ kính yêu, người cha già của dân tộc Việt Nam, một tấm gương lớn về nhân cách hoàn thiện.
CON ĐƯỜNG TỰ HỌC CỦA BÁC

CON ĐƯỜNG TỰ HỌC CỦA BÁC

      Đã từ lâu hình ảnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong con mắt bạn bè quốc tế đã là hình ảnh của một Việt Nam thu nhỏ. Hồ Chí Minh, một con người diệu kỳ cho mọi thời đại. Nhắc đến Bác là nhắc đến một sự nghiệp vĩ đại, tư tưởng ngời sáng và đạo đức, phong cách cao quý và đặc biệt là tấm gương tự học mà Người để lại cho chúng ta. Trí tuệ minh mẫn, tầm hiểu biết sâu rộng của Chủ tịch Hồ Chí Minh phần lớn đều do Bác đã suốt đời say mê tự học tập, tự nghiên cứu, làm giàu kiến thức cho mình. Tinh thần tự học, tự nghiên cứu của Bác mãi mãi là tấm gương sáng chói cho mọi người noi theo.
    Bác dạy: “Cái gì biết thì nói biết, không biết thì nói không biết, kiêu ngạo, tự phụ, tự mãn là kẻ thù số một của học tập”. Bác nhấn mạnh: “Tính khiêm tốn yêu cầu người ta không được thỏa mãn với vốn kiến thức và thành tích đã đạt được. Trong khi học phải nêu cao tác phong độc lập suy nghĩ và tự do tư tưởng.
      Bác từng nói rằng, “trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề cần quan tâm, nếu thấy cái gì học cái ấy thì chỉ thu được một mớ kiến thức hỗn tạp, không có tác dụng với chính người học và cũng không đủ thời gian để học, hiểu hết tất cả. Do đó, phải căn cứ vào trình độ nhận thức, công việc đang đảm nhiệm và vị trí của bản thân để lựa chọn những điều cơ bản, thiết thực, những vấn đề cần cho lĩnh vực công tác đang đảm nhiệm hoặc nhu cầu của mình để học”.
Để tự học cần có ý chí, có phương pháp, có cách học toàn diện và đặc biệt cần có tinh thần vượt khó.  Đầu tiên là ý chí tự học. Ngay từ khi Bác Hồ đang trong lứa tuổi thanh niên, còn mang tên là anh Ba, trên con tàu rời bến cảng Nhà Rồng sang Pháp năm 1911, anh Ba đã phải làm việc rất cực khổ, nhưng vẫn có ý chí vượt khó và say sưa tự học. Thời gian ở nước Anh, lúc đầu anh Ba nhận việc cào tuyết trong một trường học, mình mẩy đẫm mồ hôi mà tay chân thì rét cóng nên lại thay bằng việc đốt lò. Trong hầm rất nóng, ngoài trời rất rét, và không có đủ quần áo, anh Ba bị cảm, phải nghỉ việc. Tuy vậy, anh Ba vẫn không ngừng việc học. Thứ hai là học phương pháp tự học của Bác. Đó là tranh thủ mọi thời gian để học, tranh thủ học được nhiều người. Đó là cách học kiên trì, bền bỉ, năng động và học thường xuyên. Có lần nói chuyện với thanh niên, Bác cho biết: Để học được ngoại ngữ Bác phải kiên trì mỗi ngày học thuộc mười từ, học ở mọi nơi mọi lúc cho kỳ thuộc, có khi viết các từ đó lên cánh tay để vừa làm vừa nhìn vào đó cho nhớ. Hôm sau lại học mười từ khác, cứ thế mà tích luỹ dần như ta bỏ tiền tiết kiệm hàng ngày vào ống. Bằng cách đó dần dần Bác đã học được rất nhiều ngoại ngữ.
      Một điều cần học Bác là tự học một cách toàn diện. Ngoài học viết báo, Bác còn tích luỹ vốn ngôn ngữ và văn học nữa, nên đã tranh thủ đọc các sách của những nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch nổi tiếng: Shakespeare, Dickens bằng tiếng Anh; Lỗ Tấn bằng tiếng Trung; Hugo, Zola, Anatole France, Léon Tolstoi bằng tiếng Pháp. Bác đã viết cuốn sách "Bản án chế độ thực dân Pháp" gồm những tài liệu chống thực dân Pháp, trích trong sách của người Pháp viết có ở thư viện quốc gia và hăng hái viết vở kịch "Rồng tre" bằng tiếng Pháp nhân dịp Khải Định sang Pháp dự triển lãm thuộc địa.
      Ta còn phải học Bác ở tinh thần vượt gian khổ để học tập. Thời gian Bác sống ở Paris, rất cực khổ. Bác thuê phòng trọ nhỏ trong một khách sạn rẻ tiền, mỗi buổi mai nấu cơm trong một cái sanh nhỏ đặt trên ngọn đèn dầu. Cơm ăn với một con cá mắm hoặc một ít thịt, ăn một nửa còn một nửa giành đến chiều. Có khi một miếng bánh mì với một miếng phó-mát là đủ ăn cả ngày. Mùa đông lạnh, buổi sáng trước khi đi làm, Bác để một viên gạch vào lò bếp của khách sạn, chiều về lấy ra, bọc nó vào trong những tờ báo cũ, để xuống nệm cho đỡ rét. Bác làm nghề rửa ảnh và phóng đại ảnh, do cụ Phan Chu Trinh dạy nghề cho. Thường thường Bác chỉ làm việc nửa ngày vào buổi sáng để kiếm tiền, còn buổi chiều đi đến thư viện hoặc dự những buổi nói chuyện. Tối đến Bác đi dự những cuộc mít-tinh. Hầu hết những buổi mít-tinh Bác đều phát biểu ý kiến và khéo lái những vấn đề thảo luận sang vấn đề thuộc địa. Bác làm quen với những nhà chính trị, nhà văn để nâng cao trình độ chính trị và văn học của mình.
       Chủ tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng, mẫu mực về tinh thần tự học, lấy tự học làm cốt lõi, là cách chủ yếu để nâng cao trình độ bản thân. Tự học của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành một triết lý nhân văn sâu sắc với một kế hoạch cụ thể, chặt chẽ, khoa học; một ý chí và quyết tâm bền bỉ, dẻo dai, tinh thần sáng tạo, tranh thủ mọi lúc, mọi nơi để học. 
Tấm gương ham học, ham tìm hiểu của Người là nguồn cổ vũ, nguồn cảm hứng vô tận cho mỗi người dân Việt Nam xây dựng xã hội học tập hiện nay. Câu chuyện “Bác Hồ với tinh thần tự học” nhắc nhở chúng ta cần dành thời gian học tập theo tinh thần tự học của Bác, góp phần hoàn thiện bản thân, nâng cao trình độ mọi mặt, xử lý và hoàn thành một cách tốt nhất công việc được giao. 
       Ngày nay, mặc dù Việt Nam đã trải qua nhiều thay đổi, đã bước sang một vận hội mới phù hợp với xu thế tiến lên của thời đại, nhưng tấm gương tự học và những ký ức về Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn sống mãi trong mỗi người dân Việt Nam nói riêng và bạn bè quốc tế nói chung. Người là hiện thân cho những phẩm chất cao quý mà nhân dân luôn tôn thờ và hướng tới.


HOÀNG THỊ KIM TUYẾN
Giáo viên trường THCS Tân Phú
Quốc Oai, Hà Nội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học