Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 88

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 84


Hôm nayHôm nay : 21285

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 139850

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25169107

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

XÂY DỰNG ‘‘CÔNG DÂN HỌC TẬP’’

Thứ sáu - 25/03/2022 15:50
Để xây dựng thành công mô hình “Công dân học tập” ta phải hiểu được ý nghĩa của “Công dân học tập”. “Công dân học tập” bắt nguồn từ truyền thống hiếu học của dân tộc ta từ ngàn đời, nay lại được tiếp thêm động lực bởi các quan điểm về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tôi chỉ có một ham muốn, ham muốn tột bậc… Đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành” và “Người có học mới có tiến bộ, càng học càng tiến bộ”. “Công dân học tập” tựu chung lại để xây dựng cả nước trở thành xã hội học tập.
Tọa đàm “Biện pháp thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập”

Tọa đàm “Biện pháp thực hiện Bộ tiêu chí đánh giá mô hình công dân học tập”

      Công dân học tập là thành tố hạt nhân của xã hội học tập. Để có được các gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập thì trước hết phải có những công dân học tập. “Công dân học tập” phải có ý thức học tập thường xuyên, lấy “Tự học làm cốt”
      Công dân học tập là những người biết tự học; coi trọng việc học như món ăn tinh thần không thể thiếu hằng ngày; học tập trở thành nhu cầu tự thân, học liên tục, thường xuyên, suốt đời; tận dụng mọi cơ hội do xã hội mang lại để biến tri thức của nhân loại trở thành kiến thức của mình; áp dụng vào cuộc sống, công việc để làm cho bản thân, gia đình, xã hội, cộng đồng có cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Công dân học tập là những thành viên của xã hội học tập. Không có công dân học tập thì không có xã hội học tập.
      Bác Hồ kính yêu đã chỉ ra: Công dân học tập có 2 phẩm chất cơ bản (đức, tài), ba nghĩa vụ cơ bản (học tập, lao động, phục vụ) để trở thành người công dân tốt. Đặc biệt “Công dân học tập” trong thời kỳ 4.0 tô xác định được yêu cầu và giải pháp về những năng lực và phẩm chất mà đã có, nhưng để đạt được thì không dễ. Vậy muốn đạt kết quả tốt cần phát huy trách nhiệm của mình. Bản thân cần có ý thức tốt, xác định được học tập là học cho mình, cho gia đình và cho đất nước; có ý chí vươn lên, sáng tạo trong học tập, lao động, sản xuất; góp phần vào việc nâng cao dân trí của cộng đồng. Phải biết sử dụng tốt kỹ năng mềm, kỹ năng cứng. Chìa khóa của thành công là biết kết hợp cả kỹ năng cứng và kỹ năng mềm; Biết kết hợp giáo dục tốt giữa gia đình, nhà trường, xã hội và nghị lực vươn lên của chính mình là điều kiện tiên quyết giúp mình có được những phẩm chất, 3 năng lực và 10 kỹ năng. Đó cũng là tiêu chí mà cả gia đình mình và Hội khuyến học Yên Phụ cùng phấn đấu.
 
       1. Năng lực tự học, học tập suốt đời.
      Với cương vị Chủ tịch Hội khuyến học phường Yên Phụ tôi xây dựng kế hoạch học tập, sắp xếp thời gian hợp lý, khoa học giành nhiều thời gian cho hoạt động khuyến học, động viên, khích lệ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các hội viên tham gia học tập. Trong công tác chỉ đạo xây dựng “Công dân học tập” của Hội khuyến học phường Yên Phụ đã tổ chức tọa đàm tháo gỡ khó khăn 10 kỹ năng để cùng nhau thực hiện.
      Đối với bản thân, hàng ngày tôi tích cực cập nhật thông tin và tri thức trên tivi, máy tính, điện thoại di động và đã sử dụng thành thạo vào công việc hàng ngày. Động viên con cháu tích cực học tập, gia đình cả dâu rể là 6 người con đều có trình độ Đại học trở lên, trong đó có 1 con tiến sỹ, 2 con thạc sỹ, cô con gái Tiến sỹ vẫn tiếp tục đăng ký “Công dân học tập” để tiếp tục học tập. Nối tiếp truyền thống học tập của gia đình, các cháu nội ngoại chăm ngoan học giỏi, ông bà bố mẹ đều quan tâm đến việc học tập, tạo mọi điều kiện tốt nhất để học tập trực tuyến trong giai đoạn bùng phát đại dịch Covid.
      Bản thân tạo ra thói quen đọc sách bổ ích, đọc sách hằng ngày giúp mình mở mang kiến thức, duy trì tính kiên trì, sự hiếu kỳ với kiến thức và giúp não bộ liên tục hoạt động. Nguyên tắc vàng đối với những người muốn phát triển khả năng tự học chính là tính kỷ luật cao. Tính kỷ luật và sự tự giác càng cao, hiệu quả học tập càng lớn. Có rất nhiều cách để tạo cho mình môi trường tự học mà không gây nhàm chán.
      2. Năng lực sử dụng những công cụ tương tác.
      Hiện tại đã sử dụng laptop, điện thoại di động vào công việc hoạt động của Hội khuyến học và học tập của bản thân. Luôn luôn sáng tạo đổi mới trong công việc, nghiên cứu tìm tòi những ý tưởng, giải pháp hay có sức thuyết phục và lôi cuốn người khác cùng tham gia. Có nội dung tôi đã triển khai dưới hình thức PowerPoint gắn hình ảnh với nội dung dễ hiểu rất hệu quả.
Trong thời đại công nghệ có mặt ở mọi nơi, tôi đã tận dụng việc học tập trên bất kỳ thiết bị nào. Đây là một tài nguyên học tập vô hạn, tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian học tập.
     Dịch bệnh đang diễn biến phức tạp, để triển khai và nắm bắt các hoạt động của Hội khuyến học từ Hội khuyến học tới các Chi hội cơ sở và ngược lại bằng zalo trên điện thoại di dộng, đặc biệt nhóm zalo Công dân học tập gồm 20 thành viên đăng ký phấn đấu. Do đó hoạt động khuyến học vẫn thực hiện tốt.
    3. Năng lực xây dựng và thực hiện các mối quan hệ xã hội.
     Biết chia sẻ và thấu hiểu, thân thiện dung hòa vời mọi người nên được mọi người tin yêu, cùng chung tay góp sức. Từ Chi bộ đến mọi người dân đều đồng tình ủng hộ mọi phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng XHHT (từ xây dựng quỹ  đến công dân học tập đều muốn tham ga đóng góp).
     Công dân học tập tạo nên một “văn hóa học tập” trong cộng đồng: Người người học tập, nhà nhà học tập, ngành ngành học tập, tiến tới một đất nước mà học tập trở thành nhu cầu, việc làm thường xuyên của mỗi người dân trong đời sống hàng ngày không phân biệt địa vị, tôn giáo, tuổi tác, giới tính hướng tới hoàn thiện tiêu chí xây dựng mô hình Công dân học tập Việt Nam trong kỷ nguyên công nghệ số, trong thời kỳ hội nhập và đổi mới.
     Để đảm bảo cho công dân đạt tiêu chí công dân học tập trong bối cảnh bình thường mới; xã hội hóa giáo dục - một thành tố quan trọng trong xây dựng xã hội học tập, mô hình “giáo dục tại gia” hiện đại khi thực hiện “mục tiêu kép” trong giáo dục - đào tạo; Trước tiên, để thực hiện “mục tiêu kép”, mỗi người cần chấp hành tốt pháp luật, thực hiện tốt các quy định của chính quyền và Bộ Y tế. Mỗi người được an toàn trong mùa dịch là cả gia đình an toàn, cộng đồng an toàn và đất nước an toàn. Mỗi quốc gia an toàn là thế giới an toàn.
     Học tập thường xuyên bằng phương pháp học trực tuyến là cách học hiệu quả, phổ biến và mang tính văn minh nhất hiện nay. Song, học trực tuyến chỉ có hiệu quả khi mỗi người thực sự biết trau dồi và rèn luyện kỹ năng tự học - kỹ năng quan trọng nhất và là năng lực đầu tiên bắt buộc phải có đối với mỗi công dân học tập thời kỳ Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, và nó lại càng quan trọng hơn trong bối cảnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp hàng ngày, hàng giờ.
     Để thực hiện thành công những yêu cầu đặt ra liên quan đến công dân học tập trong điều kiện bình thường mới: Là tăng cường công tác tuyên truyền và phối hợp thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm lan tỏa tinh thần khuyến học, khuyến tài, thúc đẩy công dân học tập, xây dựng xã hội học tập.
      Như vậy, cùng với trách nhiệm công dântinh thần công dân thì năng lực tự học của công dân cần được nhấn mạnh và đề cao trong thời điểm dịch bệnh bùng phát cũng như trong điều kiện “bình thường mới”.
      Qua 01 năm thực hiện xây dựng mô hình “Công dân học tập” tôi thấy đều phải thể hiện được cả 3 năng lực cốt lõi. Khi sử dụng tốt cả 3 năng lực này, chúng ta sẽ được lắng nghe và thấu hiểu một cách sâu sắc, hiệu quả những diễn biến của cuộc sống hàng ngày, luôn tạo được sự tương tác và cảm nhận của cộng đồng. Khi đó ta sẽ thấy mình luôn tìm được sự giúp đỡ từ đồng nghiệp có chuyên môn tốt hơn thông qua các bài viết được đăng tải trên mạng và đối thoại trực tiếp. Chúng ta sẽ được hoàn thiện hơn, cuộc sống vui hơn, thoải mái hơn, thành công hơn./.

PHẠM THỊ HỒNG HÀ
Chủ tịch HKh phường Yên Phụ, quận Tây Hồ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học