Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 65


Hôm nayHôm nay : 9593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 348760

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 25378017

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Chủ nhật - 24/03/2024 21:06
KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC TẠI ĐỊA PHƯƠNG

KINH NGHIỆM HOẠT ĐỘNG KHUYẾN HỌC TẠI ĐỊA PHƯƠNG

Trong những năm gần đây, phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ở xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, Hà Nội đã phát triển một cách toàn diện, cả bề rộng và chiều sâu, có hiệu quả thiết thực và đã có tác động tích cực đối với phát triển giáo dục, phát triển kinh tế xã hội ở địa phương. Nhân dân trên địa bàn ngày càng được hưởng lợi nhiều từ các hoạt động khuyến học, khuyến tài.
     Đến nay, xã Mai Lâm có gần 2 000 hội viên (đạt tỷ lệ gần 50 % dân số toàn xã). Đội ngũ cán bộ Hội Khuyến học cơ sở luôn đi sâu, đi sát nắm bắt tình hình, đồng thời luôn đổi mới, sáng tạo trong phát triển và nhân rộng những mô hình khuyến học, khuyến tài có hiệu quả, khơi dậy được những ước mơ, hoài bão học tập vươn lên của nhiều thế hệ.

Hình ảnh công tác tuyên truyền khuyến học, khuyến tài trên địa bàn xã Mai Lâm
 
     Hằng năm, các cấp Hội Khuyến học đã thường xuyên đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân và toàn xã hội đối với công tác khuyến học, khuyến tài. Bên cạnh đó, nhiều mô hình đã được triển khai, nhân rộng có hiệu quả, như: “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”… Qua đó, đã làm thay đổi rõ rệt nhận thức của cán bộ, nhân dân nhất là đội ngũ cán bộ cơ sở về sự cần thiết trọng việc triển khai mô hình “Học tập suốt đời”. Việc triển khai các mô hình này còn góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài từ các gia đình, dòng họ, cộng đồng và toàn xã hội; tạo động lực để khuyến khích mỗi người trong việc học tập thường xuyên, học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập ở địa phương. Các mô hình khuyến học, khuyến tài cũng đã góp phần vào việc xây dựng gia đình văn hóa, làng, khu dân cư văn hóa, đóng góp tích cực vào việc xây dựng “Nông thôn mới”, “Nông thôn mới nâng cao” và “Nông thôn mới kiểu mẫu”, góp phần đẩy mạnh phong trào học tập thường xuyên, học tập suốt đời - xây dựng xã hội học tập ở địa phương, phát huy truyền thống văn hiến - hiếu học của địa phương xã Mai Lâm, huyện Đông Anh.

Xây dựng các mô hình học tập trên địa bàn xã Mai Lâm
 
     Tuy nhiên, công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập còn một số hạn chế. Để công tác khuyến học, khuyến tài phát triển đồng bộ và lan tỏa đến các tầng lớp nhân dân, Tôi xin đề xuất một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong thời gian tới như sau:
     Thứ nhất, Tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức, đơn vị và toàn xã hội đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trong tình hình mới; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến về xây dựng xây dựng xã hội học tập trong nền kinh tế số, xã hội số, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, qua hệ thống thông tin cơ sở, các cơ sở giáo dục và các phương thức khác. Phân biệt và nhận thức được rõ các thông tin chính thống, biết cách nhận biết, đấu tranh phản bác các thông tin bịa đặt, sai trái, phản động, thông tin không chính xác.
     Thứ haiXây dựng các mô hình học tập theo Quyết định số 1373/QĐ-CP ngày 30/7/2021 và Quyết định số 387/QĐ-CP ngày 25/3/2022 của Chính phủ; chúng ta có các tiêu chí về “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập” và “Đơn vị học tập”. Thông tư số 25/TT-BGD&ĐT ngày 27/12/2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã Quy định về đánh giá, công nhận “Cộng đồng học tập” cấp xã, huyện, tỉnh. Việc xây dựng các mô hình học tập ở địa phương dưới sự điều hành của Ban Chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập ở địa phương do đồng chí lãnh đạo cấp ủy Đảng hoặc chính quyền làm Trưởng ban. Làm tốt nội dung này, cán bộ làm công tác khuyến học phải nghiên cứu kỹ, nắm chắc nội dung của từng bộ tiêu chí, như ta thường hay nói vui là “phải thuộc bài” thì mới có thể truyền cảm và hướng dẫn, kiểm tra để cấp dưới cùng làm theo được.
     Thứ ba, Hội Khuyến học phát huy vai trò nòng cốt trong liên kết, phối hợp, thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, xây dựng các mô hình, đơn vị học tập, đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; khen thưởng, tôn vinh, ghi nhận các cá nhân tiêu biểu, tổ chức có nhiều đóng góp cho công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập; xây dựng và triển khai có hiệu quả chính sách thu hút nguồn lực, đẩy mạnh hơn nữa việc xây dựng Quỹ Khuyến học; tiếp tục phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác nhằm thúc đẩy việc học tập trong các gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư.
     Thứ tư, Nghiên cứu tham mưu hoàn thiện về cơ chế, chính sách, đánh giá hiệu quả hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng trên địa bàn; đề xuất các giải pháp phát huy hiệu quả của Trung tâm học tập cộng đồng trong thời gian tới; nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm học tập cộng đồng, hỗ trợ người lao động trong học tập, đào tạo lại và đào tạo thường xuyên, giáo dục kỹ năng sống và các kỹ năng cơ bản khác cho người dân trong cộng đồng.
     Ngoài các nhiệm vụ nêu trên, chúng ta còn phải biết gắn công tác khuyến học trong thời đại 4.0, nhất là trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, cán bộ khuyến học làm tốt được 4 nội dung nêu trên là những vấn đề cốt lõi mở đường cho mọi việc khác được hanh thông đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
 
Tin bài và ảnh: NGUYỄN THỊ THÚY NGÂN
Uỷ ban nhân dân xã Mai Lâm, huyện Đông Anh

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học