Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 28


Hôm nayHôm nay : 585

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 219907

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22375335

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

HỘI KHUYẾN HỌC HUYỆN ĐÔNG ANH TỔ CHỨC ĐẠI HỘI NHIỆM KỲ 2015-2020

Thứ tư - 04/02/2015 18:00
Ngày 4/2/2015, Hội Khuyến học huyện Đông Anh đã tổ chức Đại hội nhiệm kỳ III (2015-2020). Về dự Đại hội có 151 đại điểu từ các cơ sở Hội trong toàn huyện. NGND Nguyễn Kim Hoãn, Chủ tịch HKH Hà Nội, đồng chí Phạm Văn Châm, Phó Bí thư, Chủ tịch UBND huyện, lãnh đạo các ban, ngành, các xã, thị trấn trong huyện đã về dự Đại hội. Đại hội đã bầu BCH nhiệm kỳ III gồm 31 ông bà vào BCH nhiệm kỳ mới. Ban biên tập Bản tin Khuyến học Hà Nội xin giới thiệu nội dung cơ bản của báo cáo và một số hình ảnh của Đại hội.
Ban chấp hành Hội khuyến học h. Đông Anh nhiệm kỳ 2015-2020

Ban chấp hành Hội khuyến học h. Đông Anh nhiệm kỳ 2015-2020

         Hội khuyến học huyện Đông Anh được thành lập từ thỏng 8/2001. Qua 13 năm hoạt động, khuyến học, khuyến tài đã trở thành nhiệm vụ chính trị của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và  đã trở thành phong trào quần chúng tự giác, lan tỏa khắp các thôn xóm, cơ quan, doanh nghiệp đến các gia đình, dòng họ trên địa bàn huyện Đông Anh.
 
Ô. Hoàng Đức Thuận- Trưởng phòng GD&ĐT, Phó chủ tịch Hội khuyến học huyện trình bày báo cáo
          Về công tác xây dựng, củng cố và phát triển tổ chức, Hội khuyến học các xã, thị trấn đã kiện toàn tổ chức,  tổ chức hội đã phát triển nhanh về số lượng, chất lượng và trở thành phong trào quần chúng rộng rãi. Nhiều cơ quan, doanh nghiệp đã thành lập Chi hội Khuyến học và có nhiều hình thức hoạt động  rất phong phú, sáng tạo; góp phần khích lệ, động viên các thế hệ học sinh là con em CNVCLĐ trong học tập, tu dưỡng.
         Nếu năm 2009, toàn huyện có 365 Chi hội Khuyến học; trong đó: 183 Chi hội dòng họ, 101 ở các thôn làng, 36 tại các trường phổ thông và 45 ở các cơ quan, doanh nghiệp thì đến năm 2014, đã có 475 Chi hội; trong đó: 213 Chi hội dòng họ, 106 ở các thôn làng, 91 tại các trường phổ thông và 65 ở các cơ quan, doanh nghiệp. Tổ chức Hội Khuyến học ra đời và đi vào hoạt động đã thúc đẩy phong trào khuyến học, khuyến tài lên một bước tiến mới.
 
NGND Nguyễn Kim Hoãn - Chủ tịch Hội khuyến học Hà Nội trao giấy khen
cho các tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc
 
          Công tác thông tin, tuyên truyền thường đi trước một bước. Hội khuyến học huyện đã phổ biến, quán triệt đến Hội Khuyến học cơ sở các văn bản chỉ đạo của Trung ương, Thành phố về công tác khuyến học, khuyến tài. Hội khuyến học huyện đã, thông qua đài truyền thanh các cơ sở đã tuyên truyền chủ trương xã hội hóa giáo dục của Đảng; nêu gương các điển hình tiên tiến về học sinh giỏi, gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học tiêu biểu của địa phương. Hội Khuyến học các cơ sở đã giữ vai trò nòng cốt trong việc nâng cao nhận thức, đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài để mọi người dân hiểu rõ đây là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Do vậy, hoạt động khuyến học, khuyến tài đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi từ tự phát, đến tự giác và có sự chỉ đạo, động viên khích lệ của cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các ngành, đoàn thể nhân dân ở hầu hết các xã, thị trấn, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Trong “Ngày Hội khuyến học Việt Nam” (02/10) hàng năm, Hội Khuyến học huyện đã tổ chức và hướng dẫn cơ sở tổ chức tọa đàm về công tác khuyến học.
          Về xây dựng Gia đình hiếu học, Dòng họ hiếu học: từ nhận thức : GĐHH, DHHH là cái gốc của phong trào khuyến học, khuyến tài và xây dựng xã hội học tập, Hội Khuyến học huyện đã phát hành tiêu chí Gia đình hiếu học Thủ đô. Đây là căn cứ để các gia đình đăng ký, phấn đấu. Tùy theo điều kiện của từng gia đình, địa phương, các tiêu chí về Gia đình hiếu học có sự điều chỉnh cho phù hợp với thực tiễn. Nhiều gia đình có con học giỏi, thành đạt. Đó là các gia đình ông, bà: Nguyễn Văn Thịnh, Đỗ Ngọc Bỉnh, Nguyễn Chi Bảng (xã Vân Hà); Chu Thị Loan, Đỗ Bá Đạt (xã Dục Tú); Đỗ Thị Thảo, Ngô Thị Tâm, Nguyễn Thị Tới (xã Liên Hà); Tô Văn Bảo, Chu Quốc Trường (xã Nguyên Khê) ...
         Nhiều dòng họ có quy ước, quy định động viên con cháu phát huy truyền thống khoa bảng của tổ tiên. Vào dịp giỗ tổ hoặc đầu xuân hay trước khai giảng năm học mới, học sinh tiên tiến, học sinh giỏi, đỗ đại học, cao đẳng được mời tập trung ở nhà thờ họ và được trao thưởng; chụp ảnh lưu niệm, tặng giấy khen nhằm khuyến khích, động viên con cháu dòng họ thi đua học tốt. Đây cũng là dịp quỹ khuyến học dòng họ được tăng thêm.
         Kết quả, đã có  nhiều học sinh giỏi, sinh viên giỏi được chăm lo và phát triển tài năng từ phong trào khuyến học, khuyến tài. Năm 2010 có 21 em học sinh giỏi đỗ vào các trường Đại học với 27 điểm trở lên; 31 em vận động viên đạt HCV ở các môn, các giải của Thành phố, toàn quốc và thi đấu quốc tế.
         Năm 2012 có 6 em đõ thủ khoa hoặc được tuyển thẳng vào các trường Đại học KTQD, ĐHQG Hà Nội  Năm 2013 có 40 em thi vào các trường Đại học có số điểm từ 27 trở lên  Năm 2014 có 15 em thi đỗ vào các trường Đại học với điểm từ 27 trở .
         Theo thống kê, 99 dòng họ tiêu biểu ở huyện Đông Anh đã có nhiều hoạt động khuyến học tích cực. Đó là các dòng họ: Nguyễn Đình, Nguyễn Thực, Nguyễn Công, Nguyễn Chu, Đào Đình (xã Vân Hà); Họ Chu, Nguyễn Lê, Nguyễn Huy, Họ Đỗ (xã Dục Tú); Họ Đỗ Thắng, Phạm, Nguyễn Thường (xã Liên Hà); các họ: Bùi, Ngô, Trần, Trình, Hoàng, Nguyễn, Phan, Chử (xã Mai Lâm); các họ: Phạm, Nguyễn Đình (xã Xuân Canh); cá họ Tô, Cao, Đặng (xã Nguyên Khê); các họ: Nguyễn Thế, Nguyễn Duy, Nguyễn Văn, Hoàng (xã Xuân Nộn); dòng họ Nguyễn Lê (xã Võng La)...
         Gia đình hiếu học, dòng họ hiếu học đã góp phần tích cực giữ gìn truyền thống, đạo lý, xây dựng đời sống văn hóa ở địa phương, khơi gợi lòng tự hào, tự tôn; góp phần giảm thiểu các tệ nạn xã hội...
           Hoạt động của các Trung tâm học tập cộng đồng tại 24/24 xã, thị trấn tiếp tục được kiện toàn về tổ chức, phát huy tác dụng thông qua các chương trình hoạt động thiết thực; đã mở được 62 lớp dạy nghề cho 1392 học viên; 52 lớp theo dự án khuyến nông, khuyến công cho 4162 học viên; 27 lớp phổ biến kiến thức pháp luật, DS-KHHGĐ cho 2609 học viên...
 Tiêu biểu trong hoạt động này là các Trung tâm học tập cộng đồng xã Liên Hà, Vân Hà, Nam Hồng, Kim Chung , Thị trấn...
 
Ông Phạm Văn Châm - Phó bí thư huyện ủy phát biểu chỉ đạo
          Hoạt động của quỹ khuyến học, khuyến tài:  được xây dựng,  quyên góp trên cơ sở tự nguyện. Quỹ ở cấp nào do cấp đó sử dụng. Quỹ khuyến học là phương tiện rất quan trọng của hoạt động khuyến học, khuyến tài. Nhiều địa phương đã vận dụng sáng tạo, sử dụng có hiệu quả nguồn quỹ ngoài ngân sách cho hoạt động khuyến học. Nhìn chung, quỹ khuyến học từ xã, thôn đến các dòng họ đều có quy chế sử dụng theo nguyên tắc: công khai, dân chủ, công bằng, minh bạch nên có độ tin cậy cao. Quỹ được xây dựng từ các gia đình trong dòng họ, từ các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Có xã đưa vào nghị quyết của HĐND về trách nhiệm đóng góp theo nhân khẩu 10.000đ/1người/1 năm và được toàn dân ủng hộ. Có xã vận động mỗi cặp đăng ký kết hôn ủng hộ quỹ khuyến học một mâm cỗ trị giá từ 200.000đ đến 300.000đ.
         Theo thống kê, số quỹ khuyến học của các xã, thị trấn hiện nay có 572.618.000đ; Các thôn xóm, cụm dân cư có 710.016.000đ; Các dòng họ có 476.487.000đ; các cơ quan, đơn vị trường học có 402.485.000đ; các tập thể khác có 274.609.000đ. Tổng số: 2.436.215.000đ. 5 năm qua, có nhiều xã, thôn, dòng họ đã quyên góp được nhiều quỹ khuyến học. Tiêu biểu là các xã: Vân Hà, Liên Hà, Nguyên Khê, Đông Hội, Nam Hồng, Hải Bối, Thị trấn...Nhiều dòng họ ở các xã: Võng La, Liên Hà, Nguyên Khê, Dục Tú, Xuân Nộn đã huy động được hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
         Nhiều doanh nghiệp, cá nhân hảo tâm ủng hộ quỹ khuyến học. Tiêu biểu cho hoạt động này là: Công ty Xây lắp Điện 4, Cty Chế tạo thiết bị điện, Cty CP Động cơ Việt Hung, Cty Cổ phần Công trình 6...Điển hình cá nhân ủng hộ quỹ khuyến học là ông Phan Văn Hiến - GĐ Cty Bình Dương. Ông đã ủng hộ quỹ khuyến học mỗi năm bình quân 100 triệu đồng cho các đơn vị như trường THPT Đông Anh, trường THCS Thị trấn Đông Anh, trường THCS Thị xã Cửa Lò (Nghệ An) quê hương ông... Ông Nguyễn Văn Yên – Giám đốc Công ty Minh Cường, Ông Phạm Thế Mùi – Giám đốc công ty Bê tông Tân Phương Nam, Bà Chu thị Tiến – Giám đốc Cty Cổ phần Tiến Hà…mỗi năm tài trợ hàng chục triệu đồng cho Hội Khuyến học các cấp…
 

Ông Hoàng Kế Khiêm- Phó chủ tịch UBND huyện, Chủ tịch Hội khuyến học huyện
trao Giấy khen cho các đơn vị và cá nhân có thành tích xuất sắc
         Nhiệm kỳ qua, Hội khuyến học huyện phối hợp với Phòng GD&ĐT tổ chức 5 lần gặp mặt, trao thưởng cho giáo viên giỏi, học sinh giỏi cấp Thành phố; phối hợp với Huyện đoàn tổ chức trao thưởng cho học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi vào đại học hàng năm. Các xã, thị trấn đã tổ chức 120 lần gặp mặt trao thưởng cho học sinh giỏi, học sinh tiên tiến và học sinh đỗ vào đại học, cao đẳng. Các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn huyện đã tổ chức 665 lượt trao thưởng. 5 năm, đã có 1304 lượt gặp mặt, trao thưởng cho hàng nghìn học sinh với số tiền hàng tỷ đồng...
         Trong những năm qua, quỹ khuyến học từ cơ sở đến huyện đã góp phần tích cực thúc đẩy hoạt động khuyến học, khuyến tài ngày càng phát triển và khởi sắc.
         Tuy nhiên, ở một số cơ sở, cấp ủy, chính quyền chưa thực sự coi trọng công tác khuyến học, khuyến tài nên chưa có sự chỉ đạo sát sao đối với hoạt động này; còn hiện tượng khoán trắng cho Hội Khuyến học, một số TTHTCĐ hoạt động chưa đều, còn hình thức, kinh phí hoạt động nhận được còn chậm trễ; nền nếp hội họp của BCH HKH các cấp chưa đảm bảo; công tác đôn đốc, kiểm tra chưa thường xuyên; phong trào thi đua khuyến học, khuyến tài không đồng đều ở các địa phương; hình thức hoạt động chủ yếu vẫn là gặp mặt, trao thưởng học sinh giỏi, học sinh đỗ đại học, cao đẳng, việc xây dựng xã hội học tập có nơi vẫn còn mang tính hình thức, ít chú ý đến học sinh yếu, kém nên tỉ lệ học sinh bỏ học còn cao.
         - Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ hoạt động khuyến học (trụ sở, văn phòng phẩm...) chế độ chính sách cho cán bộ khuyến học chưa có nên hạn chế đến kết quả phong trào...
        Từ thực tiễn hoạt động của Hội Khuyến học trong 5 năm qua, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm đó là: sự lãnh đạo của Đảng, chính quyền các cấp (đặc biệt là cán bộ chủ chốt) đối với phong trào khuyến học là yếu tố hàng đầu quyết định chất lượng, hiệu quả công tác khuyến học, khuyến tài; BCH HKH tiếp tục đóng vai trò nòng cốt trong việc đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, vận động, nâng cao nhận thức trong các tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng của công tác khuyến học, khuyến tài; xây dựng lực lượng cán bộ Hội có chất lượng; BCH là những người tự nguyện, nhiệt tình, không vụ lợi, có hiểu biết về công tác xã hội hóa giáo dục, có điều kiện thuận lợi làm công tác khuyến học; MTTQ và các ban, ngành, đoàn thể cùng có trách nhiệm, cùng vào cuộc với ngành giáo dục và HKH thì hoạt động khuyến học, khuyến tài từ huyện đến cơ sở mới phát triển bền vững.
         Trong nhiệm kỳ 2015-2020, Hội Khuyến học Đông Anh phấn đấu : phát triển tổ chức hội tăng 8% ; số hội viên tăng 10% so với năm 2014; số gia đình đăng ký trở thành Gia đình hiếu học tăng 10% so với năm 2014; 75% số Gia đình hiếu học đ­ược công nhận so với số đăng ký, nâng cao chất l­ượng của 100% Trung tâm học tập cộng đồng, nêu các g­ương điển hình trong hoạt động khuyến học của huyện Đông Anh trên bản tin khuyến học Hà Nội ; đẩy mạnh hoạt động của quỹ khuyến học từ huyện đến cơ sở. Tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự hỗ trợ của chính quyền và phối hợp của các ban ngành; sự ủng hộ của các doanh nghiệp, các nhà hảo tâm để xây dựng quỹ khuyến học đủ sức khuyến khích tài năng trẻ, hỗ trợ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; phấn đấu giảm đến mức thấp nhất học sinh bỏ học;  thực hiện phổ cập THPT theo độ tuổi, góp phần xây dựng xã hội học tập ở địa phương.
                                                                                           
                                                                                        
Tin và ảnh: Việt Huy
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học