Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 22


Hôm nayHôm nay : 2848

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 227338

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21978513

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

CÔ LÁI ĐÒ NĂM XƯA

Chủ nhật - 20/09/2015 19:56
Sinh ra và lớn lên trong một gia đình nghèo, đến năm 8 tuổi mới được đi học lớp bình dân học vụ rồi có lúc phải nghỉ học giữa chừng để giúp mẹ trông em. Vậy mà cô giáo Ngô Thị Tuyết đã không ngừng khắc phục mọi khó khăn để vươn lên, trở thành một nhà giáo mẫu mực - cả cuộc đời cống hiến cho sự nghiệp trồng người.
CÔ LÁI ĐÒ NĂM XƯA

CÔ LÁI ĐÒ NĂM XƯA

         Nhớ ngày cô chuyển về dạy tại trường làng, trường chỉ có 6 giáo viên lại đang xây dựng dở thì nhà thầu bỏ đi vào Nam. Các phòng học đều không có cửa, thế là ngoài giờ học, trâu bò của người dân trong làng cứ thoải mái ra vào lớp học. Chỉ khổ các thầy cô và học sinh phải quét dọn hàng ngày vất vả. Để khắc phục khó khăn ấy, cô đã vận động các giáo viên trong trường, mỗi người đóng góp một tháng lương để lấy tiền đóng cửa cho các phòng học. Cuối cùng các phòng học đã có đủ cửa, thầy trò đến mở, về khóa, lớp học được kín đáo, sạch sẽ. Năm 1964, Đế quốc Mỹ leo thang bắn phá miền Bắc. Để đối phó với máy bay địch, ngôi trường cô dạy phải sơ tán. Thầy cô và trò nhà trường phải làm hầm hào giao thông, mang mũ rơm, túi thuốc bên mình. Vừa học vừa thấp thỏm nghe đài thông báo máy bay địch bay gần, bay xa bao nhiêu ki lô mét để ra khỏi hầm hoặc kịp thời vào hầm trú ẩn. Khó khăn là thế nhưng thầy cô và trò nhà trường vẫn quyết tâm tổ chức lớp học, có những ngày học 3 ca tại các địa điểm sơ tán. Chiến tranh kết thúc, sự nghiệp giáo dục được quan tâm và đầu tư nhiều hơn. Trường lớp ngày một khang trang hơn, số học sinh đến lớp ngày một đông hơn. Cùng với niềm vui đó lại là khó khăn về thiếu sách giáo khoa cho học sinh. Cô lại cùng với Ban giám hiệu nhà trường thành lập “Tủ sách giáo khoa dùng chung”. Vận động các em học sinh khóa trước tặng sách giáo khoa cho các em học sinh khóa sau. Nhờ đó, các em học sinh của trường đã có đủ sách để dùng. Không những thế, “Tủ sách giáo khoa dùng chung” của nhà trường còn cung cấp một phần sách giáo khoa cho 2 ngôi trường của 2 làng bên. Với việc làm đầy ý nghĩa trên, cô đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Từ Liêm khen thưởng, được Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hà Nội biểu dương tấm gương điển hình.
         Tấm lòng yêu trẻ, yêu nghề trồng người trong cô vẫn luôn ngời sáng. Khi được về nghỉ hưu, cô lại cùng một số đồng nghiệp về hưu thành lập tổ hưu của địa phương. Những ngày đầu thành lập, tổ chỉ có 11 thành viên, đến nay tổ hưu đã phát triển và đổi tên thành Hội Cựu giáo chức phường với trên 30 thành viên. Hàng năm, Hội đều tổ chức khen thưởng, biểu dương các cháu học sinh giỏi, học sinh nghèo vượt khó, động viên các cháu chăm ngoan, học giỏi, phấn đấu đạt nhiều thành tích tốt trong học tập.
         Với những đóng góp cho sự nghiệp trồng người, cô đã nhận được nhiều phần thưởng cao quý: Huân chương Kháng chiến chống Mỹ cứu nước hạng Nhì, Huy chương vì sự nghiệp tổ chức công đoàn Việt Nam, Huy trương vì sự nghiệp giáo dục, Huy chương vì sự nghiệp giải phóng phu nữ, Chiến sỹ thi đua của ngành Giáo dục Thủ đô, Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Kỷ niệm chương của Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
         Gặp cô trong một sáng mùa thu, vẫn giọng nói trầm ấm đó, vẫn gương mặt hiền hậu đó, cô vui mừng kể về những người học trò cũ. Có người là đại tá quân đội, kỹ sư, bác sỹ, là anh hùng lao động thời kỳ đổi mới. Cũng có người giờ đã là ông, bà nhưng vẫn thường xuyên thăm hỏi sức khỏe cô và chào cô một tiếng thân thương “cô giáo Tuyết”. Nhắc đến các con, các cháu, cô cũng tự hào rằng: Tuy hoàn cảnh gia đình khó khăn nhưng không đứa nào bỏ học. Chúng nó đều đã xây dựng gia đình và có cuộc sống ổn định. Đứa làm y tá, đứa làm bác sỹ, đứa làm trung tá quân đội. Các cháu nội, cháu ngoại thì ngoan ngoãn, học giỏi, vâng lời ông bà, bố mẹ. Gia đình cô nhiều năm liên tục là gia đình văn hóa tiêu biểu của địa phương./

                                                       NGUYỄN THỊ HUỆ
                                                  ĐÀI TRUYỀN THANH PHƯỜNG THƯỢNG cÁT
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học