Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 33


Hôm nayHôm nay : 15389

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 468022

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24376010

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Thứ ba - 14/05/2024 23:06
HỌC TẬP VÀ LÀM THEO  TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Trong không khí tưng bừng, phấn khởi của quân và dân cả nước thiết thực chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ (07/5/1954-07/5/2024), hướng tới kỷ niệm 134 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại - Vị lãnh tụ thiên tài của cách mạng Việt Nam, Anh hùng giải phóng dân tộc, Danh nhân văn hóa thế giới (19/5/1890-19/5/2024); Sáng ngày 14/5/2024, Hội Khuyến học phối hợp với Hội Cựu Chiến binh thành phố Hà Nội tổ chức Hội nghị tọa đàm “Học tập và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh về học suốt đời để trở thành người công dân tốt”. Đây là một trong những nội dung của Chương trình phối hợp hoạt động hàng năm giữa Hội Khuyến học và Hội Cựu Chiến binh thành phố Hà Nội, giai đoạn 2022-2027.
    
Các đại biểu tham dự Hội nghị chụp ảnh kỷ niệm
 
     Tham dự Hội nghị tọa đàm có ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; Ông Nguyễn Đình Mạnh - Ủy viên Ban Chấp hành, Phó ban Phong trào và Thi đua Khen thưởng Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam; Ông Nguyễn Văn Hồng - Trưởng phòng Đoàn thể, Ban Dân vận Thành ủy; Bà Nguyễn Thị Thu Hà - Phó trưởng Phòng Khoa giáo, Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội; Bà Trần Lưu Hoa - Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội; Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Hà Nội; Thiếu tướng Lê Như Đức - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu Chiến binh Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội; cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể thành phố Hà Nội; các ông (bà) Thường trực, Ban Thường vụ Hội Khuyến học và Hội Cựu Chiến binh thành phố Hà Nội; các ông (bà) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học và Hội Cựu Chiến binh các quận, huyện, thị xã và đại diện các xã, phường, thị trấn trên địa bàn Thành phố. Dự và đưa tin có phóng viên các Báo, Đài Trung ương và Hà Nội.

Các đại biểu dự Hội nghị Tọa đàm
 
     Phát biểu khai mạc Hội nghị, Thiếu tướng Lưu Như Đức - Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh thành phố Hà Nội nhấn mạnh: Hội nghị tọa đàm là dịp để mỗi hội viên Hội Cựu Chiến binh, hội viên Hội Khuyến học thành phố Hà Nội khẳng định những kết quả nổi bật trong công tác khuyến học, khuyến tài; trao đổi kinh nghiệm, đề ra những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện Quyết định 677/QĐ-TTg ngày 03/6/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập, giai đoạn 2021-2030”.

Thiếu tướng Lê Như Đức - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Cựu Chiến binh
Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội phát biểu khai mạc Hội nghị

 
     Từ đó, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của Thủ đô, trước hết là đội ngũ cán bộ, hội viên trong hai cơ quan, nhằm xây dựng Thủ đô ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại; hình thành mô hình “Công dân học tập” khuyến khích, tạo cơ hội công bằng, điều kiện thuận lợi cho mọi cá nhân trong tổ chức, đơn vị, gia đình, mọi công dân trong xã hội được tham gia học tập, hướng tới công dân số, đáp ứng yêu cầu của Chương trình chuyển đổi số quốc gia và góp phần xây dựng thành công một xã hội học tập…

Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Ủy viên Ban Thường vụ Trung ương Hội Khuyến học
Việt Nam, Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Hà Nội trình bầy báo cáo đề dẫn

 
     Phát biểu tại buổi Tọa đàm, Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh khẳng định: Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đang diễn ra sâu rộng, tác động mạnh mẽ, toàn diện tới mọi mặt của đời sống xã hội và mọi quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, điều này đòi hỏi con người phải có tri thức, kỹ năng, tay nghề và khả năng thích ứng cao với mọi tình huống. Mọi công dân có trách nhiệm và quyền được học tập thường xuyên, học tập suốt đời, tận dụng mọi cơ hội học tập để trở thành công dân tốt, công dân số, công dân toàn cầu. Vì thế, vai trò của học tập, rèn luyện, tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ nhằm nâng cao nhận thức và hành động về xây dựng xã hội học tập, thúc đẩy việc học tập suốt đời cho mọi người dân là nhiệm vụ quan trọng.
     Chúng ta đang sống trong những ngày hào hùng của dân tộc, nên càng gợi cho chúng ta nhớ công lao vĩ đại và bày tỏ lòng biết ơn vô hạn của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Người hội tụ đầy đủ những đức tính quý báu của dân tộc Việt Nam, trong quá trình tìm đường cứu nước và hoạt động cách mạng, Người đã không ngừng học tập, nắm bắt những cái đẹp, cái tiên tiến nhất những vùng đất, con người, xã hội đã trải qua, sớm hình thành con đường cứu nước, giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ, xây dựng một xã hội mới, văn minh, tươi đẹp.
Tấm gương sáng ngời về suốt đời học tập của Chủ tịch Hồ Chí Minh được thể hiện từ việc học trong nhà trường, trong lao động gian khổ, trong cả gian nan, hiểm nguy, trong nhà tù và ngay cả khi trở thành lãnh tụ vĩ đại của nhân dân; Người học thầy, học bạn, học cả những cái đáng học của kẻ thù, học nhân dân; học từ ấu thơ, từ trong mọi chặng đường cách mạng của mình và ngay những ngày cuối đời, Người vẫn không ngừng học tập…Vì thế, Người có hiểu biết sâu rộng, có tầm cao trí tuệ để tìm con đường cứu nước, lãnh đạo cách mạng Việt Nam và luôn vững vàng trong mọi hoàn cảnh, có những quyết định đúng đắn, sáng suốt…

Quang cảnh Hội nghị
 
     Xác định mục đích và xây dựng động cơ học tập đúng đắn; học ở mọi lúc, mọi nơi, trong hoạt động học tập cũng như bất cứ hoạt động nào thì vấn đề cơ bản là phải xác định được mục đích. Do đó, Hồ Chí Minh xác định mục đích của học tập là: “Học để phụng sự Tổ quốc, phụng sự nhân dân, làm cho dân giàu, nước mạnh, tức là để làm tròn nhiệm vụ người chủ của nước nhà”, tự học để phục vụ sự nghiệp cách mạng. Trong tự học phải có kế hoạch, sắp xếp thời gian học tập hợp lý, phải kiên trì bền bỉ để đạt được kế hoạch đề ra, trong quá trình tự học của mình, Người luôn đề ra cho mình thời khóa biểu hợp lý và phấn đấu đạt được kế hoạch mà mình đã đề ra. Học phải đi đôi với hành, trong quá trình tự học Người có một nguyên tắc học đến đâu luyện tập và thực hành ngay đến đó. Học đi đôi với hành là một vấn đề thời sự, thường xuyên, tất yếu đối với tất cả người học, tất cả các cấp học. Học và hành là hai mệnh đề có mối quan hệ biện chứng với nhau. Bác từng dạy: “Học với hành phải đi đôi. Học mà không hành thì học vô ích. Hành mà không học thì hành không trôi chảy”.

Quang cảnh Hội nghị
 
     Theo Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội Nguyễn Thị Ngọc Minh: Công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế; phát triển kinh tế tri thức, kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tạo ra nhiều ngành nghề mới, đặt ra yêu cầu bức thiết về nguồn nhân lực chất lượng cao; có kiến thức chuyên môn, kỹ thuật, kỷ luật, kinh nghiệm, kỹ năng lao động… Những kiến thức, kỹ năng thực hành không thể có ngay mà được hình thành và phát triển trong học tập, rèn luyện ở nhà trường và sau khi ra trường. Để thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân: Cần nhận thức rõ quyền và nghĩa vụ cụ thể của từng người, từng đối tượng. Mỗi người phải cố gắng vì sự phát triển của bản thân, vì gia đình, vì tập thể, vì xã hội; phấn đấu trở thành người công dân có ích cho đất nước.

Ông Nguyễn Văn Hách - Chủ tịch Hội Khuyến học quận Cầu Giấy phát biểu tham luận

     Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng, dân tộc và nhân dân Việt Nam. Tại buổi tọa đàm, các đại biểu đã tập trung thảo luận nhiều nội dung về vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập suốt đời trong đời sống xã hội; đề ra phương pháp học tập, nhận thức của bản thân về học tập suốt đời để trở thành công dân tốt. Cũng như những cách thức, kinh nghiệm mà Hội Khuyến học Thành phố và Hội Cựu Chiến binh thành phố Hà Nội đã và đang phối hợp hưởng ứng phong trào học tập suốt đời; vận động cán bộ, hội viên và các tầng lớp nhân dân tích cực học tập để trở thành công dân tốt.

Ông Bùi Văn Công - Chủ tịch Hội Khuyến học huyện Mê Linh phát biểu tham luận
 
     Phát biểu tại Hội nghị, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam Lê Mạnh Hùng đánh giá: Tọa đàm “Học tập và làm theo tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về học suốt đời để trở thành công dân tốt” có ý nghĩa vô cùng to lớn, có sức lay động trong bối cảnh hiện nay. 

Ông Lê Mạnh Hùng - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Trung ương
Hội Khuyến học Việt Nam phát biểu chỉ đạo Hội nghị
     Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh là tài sản vô giá của Đảng và nhân dân ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói học không bao giờ cùng. Con đường học tập suốt đời cũng chính là tư tưởng của Bác. Ôn lại cuộc đời của Bác, chúng ta thấy tư tưởng của Người cao nhưng không xa, vĩ đại nhưng không choáng ngợp, gần gũi với đời thường.
     Các báo cáo tham luận trong buổi tọa đàm đã tập trung vào những nội dung chính về học tập suốt đời. Trong thời kỳ hội nhập, Hội Khuyến học các cấp đang nỗ lực thúc đẩy công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập. 
Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam đã báo cáo Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thủ tướng Chính phủ và đã được đồng ý phê duyệt xây dựng mô hình công dân học tập.
     Những năm qua, công tác xây dựng công dân học tập, xã hội học tập tuy đã đạt được những thành quả nhất định nhưng còn gặp nhiều thách thức. Để Việt Nam bắt kịp cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4, mỗi cá nhân, mỗi gia đình, dòng họ đều phải học tập không ngừng, học tập suốt đời.

Quang cảnh Hội nghị
 
     Ông Lê Mạnh Hùng mong muốn thành phố Hà Nội sẽ tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đẩy mạnh thực hiện Chương trình “Xây dựng mô hình công dân học tập giai đoạn 2021-2030”, cũng như đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời.
     Đồng thời, đề nghị Hội Khuyến học và Hội Cựu chiến binh thành phố Hà Nội tiếp tục phối hợp, tăng cường đẩy mạnh công tác khuyến học, khuyến tài trong gia đình, dòng họ, đơn vị, trường học, cơ quan, xã hội. Hai Hội tham mưu cấp ủy, chính quyền để thực hiện tốt Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập trên địa bàn thành phố Hà Nội từ nay đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”; Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 07/02/2024 của UBND thành phố Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội. Phối hợp tổ chức tuyên truyền, biểu dương các gương điển hình tiến tiến là cán bộ, hội viên của 02 tổ chức. Xây dựng cơ chế để làm sao các cấp, các ngành cùng vào cuộc xây dựng và tham gia công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập, góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng văn minh, giầu đẹp và hiện đại.
Bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội phát biểu kết luận Hội nghị
 
     Kết luận Hội nghị tọa đàm, bà Nguyễn Thị Ngọc Minh - Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội ghi nhận những bài tham luận của các đại biểu đã được đầu tư kỹ lưỡng và có chất lượng cao, nội dung bám sát chủ đề và nêu bật những kinh nghiệm hoạt động, kinh nghiệm trong công tác phối hợp và kinh nghiệm học tập suốt đời của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Hai tổ chức Hội đã ký Chương trình phối hợp hoạt động, giai đoạn 2022-2027; Chủ tịch Hội Khuyến học Hà Nội đề nghị các cơ sở nghiên cứu và tổ chức ký kết Chương trình phối hợp hoạt động hai tổ chức Hội tại cơ sở; đồng thời làm tốt công tác thông tin tuyên truyền về học thường xuyên, học suốt đời, xây dựng xã hội học tập, học và làm theo tư tưởng, phong cách Hồ Chí Minh, tạo sức lan tỏa ra các tổ chức khác.
     Chủ tịch Hội Khuyến học thành phố Hà Nội cũng đề nghị Hội Cựu chiến binh Hà Nội tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong thúc đẩy khuyến học, khuyến tài để mỗi hội viên Hội Cựu Chiến binh và hội viên Hội Khuyến học nhận thức về lời Bác dạy, xây dựng phương pháp học của bản thân để trở thành người công dân tốt, là công dân học tập tiêu biểu trong xã hội, làm nòng cốt trong việc xây dựng gia đình học tập, dòng họ học tập, cộng đồng học tập, đơn vị học tập, xã hội học tập. Đồng thời, hai tổ chức Hội sẽ là nòng cốt trong phong trào thi đua “Cả nước thi đua xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời, giai đoạn 2023-2030” do Thủ tướng phát động và được tổ chức từ cơ sở đến Thành phố, với mục tiêu người người học tập, nhà nhà học tập, góp phần phấn đấu Hà Nội sớm trở thành “Thành phố học tập”.

Ông Phạm Trung Kiên - Phó Chủ tịch Hội Cựu Chiến binh quận Hoàn Kiếm
phát biểu tham luận tại Hội nghị
 
Tin bài và ảnh: NGUYỄN BÁ CHÂU
Ban Thông tin Tuyên truyền Hội Khuyến học Hà Nội

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học