Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 18


Hôm nayHôm nay : 3564

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 228054

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 21979229

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Tin Tức

HỘI KHUYẾN HỌC QUẬN CẦU GIẤY TỔ CHỨC GIAO BAN CÔNG TÁC THÁNG 2 VÀ THAM QUAN MÔ HÌNH TRUNG TÂM HỌC TẬP CỘNG ĐỒNG TẠI PHƯỜNG NGHĨA TÂN

Thứ ba - 12/03/2019 21:53
Hôm nay 12/3/2019, Hội khuyến học quận Cầu Giấy tổ chức giao ban công tác tháng 2 và tham quan mô hình Trung tâm học tập cộng đồng gắn với cụm dân cư tại phường Nghĩa Tân.
Toàn cảnh hội nghị giao ban và tham quan TTHTCĐ cụm dân cư 21

Toàn cảnh hội nghị giao ban và tham quan TTHTCĐ cụm dân cư 21

      Tới dự và tham gia trao đổi, có ông Phan Lạc Sắc - Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Hội khuyến học Hà Nội.
      Hội nghị có mặt Bà Nguyễn Thị Vân Khanh - Chủ tịch Hội khuyến học quận Cầu Giấy; Ông Nguyễn Anh Tuấn - Phó trưởng phòng Phòng GD&ĐT quận; Bà Đào Thị Bích Vân - Phó chủ tịch Hội; Bà Phan Thị Vận - Thường trực Hội; cùng toàn thể các ông bà Chủ tịch hội khuyến học các phường trong quận.
       Sau khi nghe bà Nguyễn Thị Vân Khanh nêu mục đích, yêu cầu của buổi giao ban, lần lượt 8 ông, bà là chủ tịch Hội khuyến học các phường đã trình bày việc thực hiện nội dung kế hoạch hoạt động của đơn vị mình. Các nội dung công việc đã làm và chuẩn bị thực hiện được phân tích kỹ càng, đồng thời được trao đổi các giải pháp tiến hành sao cho có hiệu quả cao. Có thể nói hội khuyến học các phường trên địa bàn quận Cầu Giấy hoạt động đã đi vào chất lượng, chiều sâu nhiều năm, rút được nhiều bài học kinh nghiệm, hoạt động không còn chạy theo hình thức còng có ở nhiều địa phương khác. Đội ngũ cán bộ khuyến học đều là những con người tâm huyết, trách nhiệm, có trình độ năng lực, có tầm, có điều kiện để đảm đương công việc. Cũng chính vì vậy mà việc hoạt động xuyên suốt từ Hội khuyến học quận đến với các phường, tổ dân phố, các cụm dân cư, các dòng họ có sự thống nhất cao, tìm ra những những nội dung thiết thức đáp ứng yêu câu chỉ đạo của Trung ương, Thành phố, Quận về công tác khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.


Bác Nguyễn Thanh Khoa
      Cũng chính từ những việc làm và kết quả thực chất, mà 8 phường trong quận lại tổ chức tham quan mô hình Trung tâm học tập cộng động ngay trong địa bàn quận mình, không ai có thể che đậy những cái chưa thật, chưa đúng được. Mọi người mắt thấy tai nghe, trao đổi cặn kẽ từng việc làm, từng cách làm, cách suy nghĩ, cách vận dụng, xem hồ sơ sổ sách, ghi chép với những con người cụ thể, những con người trực tiếp làm. Ai cũng tâm phục khẩu phục chính những người cùng làm việc như mình. Đó chính là bác Nguyễn Thanh Khoa - Vừa là Tổ trưởng dân phố, vừa là phó bí thư chi bộ, vừa là người trực tiếp xây dựng quản lý Trung tâm học tập cộng động cụm dân cư số 21 phường Nghĩa Tân. Đã hơn mười năm từ khi chỉ là một mảnh đất rất nhỏ được phường giao cho cụm dân cư, bác Khoa đã tích cực vận động xã hội hóa để có 230 triệu đồng và bắt tay vào việc xây dựng một trụ sở ngay được thiết kế 3 tầng. Sau khi xây xong đi vào hoạt động, là nơi để dân cư đến hội họp, sau trở thành nơi sinh hoạt văn hóa văn nghệ, nơi đọc sách báo, trao đổi kinh nghiệm các lĩnh vực hoạt động. Cuối cùng trở thành một Trung tâm học tập cộng đồng. Tất cả cơ sở vật chất đều do dân đóng góp ủng hộ: bàn ghế, tủ,quạt, sách vở, âm ly loa đài, điều hòa nhiệt độ… vì mọi người đều thấy mọi thứ này phúc vụ thiết thực tới họ, họ là người được hưởng thụ nên có tâm ủng hộ. Làm được như vậy đâu phải chuyện dễ. Đó là phải có một con người luôn “Ăn cơm nhà vác tù và hàng tổng” một con người gương mẫu, dám hy sinh vì việc chung, lợi ích chung. Bác Khoa vừa là người điều hành, vừa là người quản lý, vừa là người vận động, lại là người trực tiếp trông nom, coi trung tâm là ngôi nhà của mình ngày nào cũng có mặt tại trung tâm phục vụ hết hoạt động này đến hoạt động khác mà không lấy một xu kinh phí. Đối với cá nhân thì bác Khoa hy sinh như vậy, nhưng lấy đâu kinh phí để hoạt động và chi tiền điện, nước. Đây là việc phải biết tính toán vận dụng hợp lý khi các tầng dưới cho thuê làm dich vụ. Như vậy luôn có một nguồn kinh phí để duy trì trang trai các yêu cầu trên. Nhiều nơi các phường xã, được Nhà nước xây cho cơ sở vật chất nhưng vẫn có thể bỏ không, không hoạt động gì, nhất là lại không có kinh phí. Rất trân trọng và cảm phục khi nghe bác Khoa trình bày báo cáo và trả lời các ý kiến trao đổi của các cán bộ phường trong quận. Những tấm gương như vậy ai mà chẳng cảm phục học tập noi theo cũng như việc phải nêu cao hơn nữa trách nhiệm của mình.


Cán bộ hội khuyến học cùng lãnh đạo phường Yên Hòa
lễ Phật và vãn cảnh chùa Cót đầu năm
      Một buổi giao bàn nhẹ nhàng nghiêm túc nhưng rất hiệu quả , đơn vị nào cũng chủ động xây dựng kế hoạch chương trình công tác có kiểm điểm đánh giá  công việc đã làm, công việc chuẩn bị tiến hành sắp tới, kèm theo các giải pháp đẻ thực hiện có hiệu quả đúng trong tâm, thiết thực. Một đọt tham quan ngay tại nhà mình lại mang lại nhiều nội dung, việc làm thiết thực, lại rút ra được nhiều bài học cụ thể gần gũi mà các đơn vị, các nhân có thể áp dụng tốt.
 
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học