Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 50


Hôm nayHôm nay : 23771

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 634317

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 28148037

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

BẰNG ĐỎ VÀ TẤM HUY CHƯƠNG VÀNG

Thứ tư - 11/09/2024 12:51
BẰNG ĐỎ VÀ TẤM HUY CHƯƠNG VÀNG

BẰNG ĐỎ VÀ TẤM HUY CHƯƠNG VÀNG

Công viên Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội rộng hơn 4ha là một công viên đẹp. Có một hồ nước trong xanh quanh năm vẫn giữ nguyên mực nước. Chu vi bờ rộng hơn 400m, có nhiều cây đang dần trở thành cổ thụ như: Phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng, hoa dẻ, xoài…,có ba khu vực dành cho thể dục dụng cu, hai sân bóng chuyền, tập vũ đạo, hai quả đồi nhân tạo....và hai khu vườn trồng hoa nhiều mầu sắc, không khí mát lành. Tại đây tình cờ, vào một sáng Mùa Thu cách đây ba năm, tôi gặp đôi uyên ương Thạc sĩ, Đại tá. Vũ Tự Cường và Cô giáo dạy Ngoại ngữ (môn Tiếng Pháp) Bùi Thị Minh (vợ chồng anh đã nghỉ hưu).
     Sức khỏe của hai người đã có phần giám sút, anh đã hai lần bị đột quỵ nên anh đị lại rất khó khăn, bước từng bước nặng nhọc như vũ công nhảy theo điệu dangue, chị đi sau cách anh khoảng một mét, sẵn sàng đỡ anh nếu anh không may lỡ bước, hụt chân.

Thạc sĩ, Kỹ sư, Đại tá. Vũ Tự Cường
 
     Cùng là cánh bộ đội tuy không cùng đơn vị, anh vẫn vui vẻ mời tôi vào nhà anh chơi tại phòng 204 B1 phố Tô Hiệu, Tổ dân phố số 4, phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội. “Rốc bầu tâm sự” với tôi, anh kể: “Tôi sinh năm 1945 tại Hà Nội, nhưng cụ tổ tôi dòng họ Phạm, nguyên quán tại làng Lương Ngọc, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương, không biết vì lý do gì mà cụ tổ tôi là Phạm Phúc Lương lại đổi họ mình sang họ Vũ của cụ bà Vũ Thị Từ Ý từ giữa thế kỷ XVI. Sau này cả gia đình chuyển ra Hà Nôi sinh sống, dần dần trở  thành một dòng họ danh gia vọng tộc nổi tiếng, đến nay đã là đời thứ XVIII. Thân phụ tôi là Vũ Bội Liêu là Giáo sư Pháp ngữ, dạy cùng thời với Giáo sư Sử học Võ Nguyên Giáp. Tôi có bốn chị em, chị cả là Vũ Thị Liên (còn gọi là Tuyết) - Công tác tại Viện Quân y Trung ương 108, đã nghỉ hưu với quân hàm Đại úy; Người anh thứ hai là Vũ Tự Lân - Nhà nghiên cứu âm nhạc; anh thứ ba là Vũ Tự Dương - Bộ đội sau chuyển ngành sang Cục Bản đồ Nhà nước; Tôi là con út, ra đời được 18 tháng thì bố tôi hy sinh trong kháng chiến chống Pháp. Gia đình dời Hà Nội, tản cư ra vùng tự do, đến năm 1951 mới quay trở lại.
     Lên 7 tuổi, tôi bắt đầu đi học tại Trường Lý Thường Kiệt, sau chuyển về Trường Quang Trung, năm 1957 học cấp II tại Trường Phổ thông số 2 Hà Nội, xong cấp II năm 1960, tôi học tiếp cấp III. “Nói thật với anh, do đẹp trai, học giỏi, lại hát hay”, nên cuối lớp 8, tôi đi dự tuyển vào Đoàn Văn công Quân đội (Đoàn Văn công Tổng cục Chính trị) và Đoàn hợp xướng quốc gia. Trúng tuyển cả hai nơi nhưng chưa quyết định chọn đợn vị nào và có nên đi Văn công hay không, tôi bèn viết thư hỏi ý kiến anh trai là nhà Nghiên cứu âm nhạc, Nhạc sĩ Vũ Tự Lân: “Văn công cũng tốt thôi nhưng sau này, giọng hát không còn được như thời trẻ, lúc ấy, em  biết làm gì?”. Nghe lời anh, tháng 8/1961, đang học cấp III, tôi xung phong đi bộ đội và được biên chế vào Tiểu đoàn 91 (tiền thân của Quân chủng không quân) đóng tại Cát Bi, thành phố Hải Phòng. Nhập ngũ chưa được bao lâu, anh được lên Trường Văn hóa Quân đội (đóng ở tỉnh Lạng Sơn), học tiếp cho hết cấp III và học Tiếng Nga trong vòng 04 tháng”…
Đại tướng Vôn-cô-tru-ben-cô, Hiệu trưởng Trường Pháo binh Pen-za
Tham mưu trưởng Pháo binh Khối Vac-sa-va trao Bằng đỏ Tốt nghiệp
và Huy chương Vàng cho Vũ Tự Cường trong lễ bế giảng khóa học. (Cường đứng bên phải)

     Tháng 7/1962, Bộ Quốc phòng tuyển chọn anh cùng 700 sinh viên khác sang Liên Xô học Kỹ thuật Quân sự tại Trường Cao đẳng Pháo binh mang tên Nguyên soái Pháo binh Vô-rô-nốp. Tháng 7/1964, anh được điều về Bộ Tư lệnh Pháo binh, đến tháng 10/1964, anh xuống Lữ đoàn Pháo binh 364 làm pháo thủ. Tháng 12/1966, anh được đi học lớp B phó do đơn vị mở. Tháng 7/1967, anh Cường về Trường 400 ôn lại văn hóa. Sau đó anh sang Liên Xô học tiếp môn Khí tài (Radar và Quang học). Tuy đã học trước đó hai năm, nhưng lần này sang anh vẫn phải học lại từ năm thứ nhất. Trong lớp chỉ có anh là người Việt Nam, còn lại là sinh viên các nước Cu Ba, Đức, Mông Cổ, Triều Tiên…Từ đây, dù trong học tập hay sinh hoạt, kể cả trong giao tiếp hằng ngày sinh viên đều dùng Tiếng Nga, khi có điều gì không hiểu anh em lại tìm đến anh Vũ Tự Cường để trao đổi.
     Học gần 100 môn học, môn nào anh Cường cũng đạt loại giỏi, thường xuyên được ghi tên và chụp ảnh dán lên bảng danh dự của lớp. Riêng môn Toán anh được coi là sinh viên giỏi, đứng thứ hai sau một bạn người Đức. Các bài giải của anh đều được tập hợp, đóng thành quyển, nộp cho giáo viên chấm. Các bạn cùng hoc và sinh viên Nga thường đến mượn và chép lại. Vì thế, các thầy, cô giáo rất quý mến anh, nhất là cô giáo Nhi-na Sê-rê-ép-na Mi-chi-na dạy môn Tiếng Nga coi anh như con; Cô giáo Gi-nit-skai-a dạy môn Hóa tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tỷ mỷ mỗi khi anh giải bài trên bảng; Cô giáo Skat-cô-va dạy Vô tuyến Điện tử; Thầy giáo Go-rơ-nác dạy Quang học đều quý mến cậu trò ngoan, hiền lành, chăm chỉ, cần mẫn người Việt Nam nhỏ bé này.
     Ngoài hai môn Chính trị và Chiến thuật ra, Nhà trường xếp anh học Khoa  Khí tài (Radar và Quang học), anh dồn hết tâm trí, thời gian, chăm chú vào việc học tập. Ngoài giờ lên lớp, anh còn đến Thư viện nhà trường mượn sách (bằng Tiếng Nga) để đọc, học thêm không chỉ những gì liên quan đến phạm trù, lĩnh vực chuyên môn anh đang học mà cả các tác phẩm Văn học Nga hoặc của nước ngoài bằng Tiếng Nga. Các nữ Thủ thư đều ngạc nhiên và khen ngợi anh “Là người Việt mà sao anh giỏi Tiếng Nga thế!”. Việc học đã chiếm hết quỹ thời gian, nhưng anh vẫn tham gia hoạt động các phong trào của lớp, của khoa, của trường, nhất là các hoạt động văn hóa văn nghệ. Anh Cường giỏi Tiếng Nga, phát âm chuẩn, lại hát hay nên đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp trong lớp, trong trường và tình cảm đối với các bạn học, các bài hát: Cánh đồng Nga; Trên đỉnh núi Lê-Nin; Cuộc sống ơi, tôi mến yêu người; Đôi bờ; Tuổi thanh niên sôi nổi…là những ca khúc được tuổi trẻ, các bạn sinh viên và anh rất yêu thích…
     Kết thúc khóa học, hơn 7 năm đèn sách, qua 2 kỳ (kỳ 1 học 2 năm; kỳ 2 học 5 năm) khi làm Đề án tốt nghiệp về Vô tuyến Điện tử tại khoa, Trung tá, Giáo sư, Tiến sĩ I.Li-as đã trực tiếp hướng dẫn anh làm luận án tốt nghiệp. Đề án tốt nghiệp do Hội đồng chấm và 100% các môn học, Vũ Tự Cường đều được xếp vào loại xuất sắc, được cấp Bằng đỏ và đươc tặng Huy chương Vàng. Đó là két quả và phần thưởng cao quý sau 7 năm chăm chỉ, nỗ lực học tập và nghiên cứu của một Sinh viên Việt Nam - Quân nhân Vũ Tự Cường tại Trường Cao đẳng Pháo binh Penza - Liên Xô!
     Năm 1972, Vũ Tự Cường về nước, được bố trí công tác tại Bộ Tư lệnh Pháo binh, làm Trợ lý Khí tài của Ban Quân giới. Vừa công tác, anh vừa được chọn sang Liên Xô làm Nghiên cứu sinh. Thi tuyển các môn, anh đều đạt điểm tuyệt đối, nhưng do có những thay đổi nên anh không đi nữa và cũng không làm Trợ lý Khí tài mà anh chuyển về làm giảng viên tại Học viện Kỹ thuật Quân sự - Bộ Quốc phòng. Năm 1974, anh làm Tổ phó Tổ giảng viên, đến năm 1997, với quân hàm Thượng tá anh làm Phó Chủ nhiệm Khoa kiêm Bí thư Đảng ủy Khoa. Vừa công tác, vừa tự nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ, anh đã bảo vệ thành công luận án Thạc sĩ năm 1996. Năm 1998, anh được phong quân hàm Đại tá. Sang năm 2001, Khoa Vũ khí do anh làm Phó Chủ nhiệm được Đảng, Nhà nước và Bộ Quốc phòng tuyên dương thành tích và phong tặng danh hiệu cao quí “Đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang thời kỳ đổi mới”. Bảy năm sau, năm 2008 anh nhận quyết định nghỉ hưu nhưng vẫn được mời dạy tiếp ba năm nữa. Do sức khỏe có phần giảm sút nên anh xin nghỉ, khi Học viện có yêu cầu, anh đến trường để truyền đạt kiến thức cho các học trò theo yêu cầu thỉnh giảng.
     Với vốn tri thức uyên thâm đã thu nhận được và ba tủ sách hàng trăm cuốn Tiếng Nga về kỹ thuật, đây là tài sản vô giá của mình, anh muốn truyền lại cho các thế hệ sau, xây dựng lực lượng Pháo binh về mặt kỹ thuật ngày thêm chính quy và hiện đại hơn, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa yêu dấu./.
 
Tin bài và ảnh: LÊ HOÀI THAO
Hội Khuyến học phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học