Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 123

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 120


Hôm nayHôm nay : 10631

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 463264

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 24371252

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Bạn có biết ?

THÁNG NĂM NHỚ BÁC

Thứ năm - 16/05/2024 07:49
THÁNG NĂM NHỚ BÁC

THÁNG NĂM NHỚ BÁC

Tháng 5 mùa sen nở thơm ngát Hồ Tây, thơm ngát trên cánh đồng Đồng Tháp Mười, ngào ngạt hương thơm quê hương xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An của Bác. Mùa sen cách đây 134 năm, đất Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An đã sinh Người con vĩ đại của dân tộc - Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Tháng 5 này, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta long trọng kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Người bằng nhiều hoạt động phong phú, ôn lại những kỷ niệm thân thương, kính trọng về Bác, ôn lại tình yêu bao la của Bác đối với dân, với nước, đối với chiến sỹ và đồng chí trong Đảng.
THÁNG NĂM NHỚ BÁC
Bài viết nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh nhật Bác Hồ
(19/5/1890-19/5/2024)
(Dùng để tuyên truyền nhân Ngày sinh nhật Bác)

 
      Tháng 6/1911, Bác rời Sài Gòn đi tìm con đường cứu nước. Bác đi tới nhiều nước trên thế giới để hiểu rõ hơn nỗi khổ cực của dân chúng, thấy rõ hơn bộ mặt gian ác của bọn thực dân, đế quốc và rút ra kết luận: “Muốn cứu nước phải đoàn kết tất cả những người lao động trên toàn thế giới và phải có một Đảng cách mạng lãnh đạo”. 
     Năm 1920, tại Pháp, Người tuyên bố đi theo con đường cách mạng của Quốc tế thứ 3 (Quốc tế Cộng sản do LêNin lãnh đạo). Bởi vì Quốc tế Cộng sản có đề cập tới vấn đề giải phóng các thuộc địa khỏi tay của đề quốc, thực dân. 
     Tháng 12/1920, Người cùng với các nhà cách mạng Pháp đứng ra thành lập Đảng Cộng sản Pháp và Người trở thành người Việt Nam đầu tiên là Đảng viên Cộng sản. 
     Năm 1923, Người đến Liên Xô tham gia phong trào Cộng sản Quốc tế, tìm hiểu tình hình trong nước và tìm đường trở về Tổ quốc lãnh đạo cách mạng. Năm 1924, Người về miền Nam Trung Quốc tập hợp những thanh niên Việt Nam yêu nước ở đó thành lập Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, mở lớp huấn luyện đào tạo những hạt nhân cho cách mạng Việt Nam. Ngày càng nhiều thanh niên ở trong nước sang dự các lớp huấn luyện và trở thành những lãnh tụ sau này của cách mạng Việt Nam như: Trần Phú, Lê Hồng Phong, Hà Huy Tập, Nguyễn Lương Bằng, Hồ Tùng Mậu, Nguyễn Thị Minh Khai và nhiều đồng chí khác.
     Ngày 03/02/1930, Người chủ trì hợp nhất các tổ chức Cộng sản trong nước thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Sự kiện trọng đại này đánh dấu bước ngoặt vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc của Việt Nam. Từ đó, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ kính yêu, dân tộc ta ngày càng lớn mạnh, kiên cường, bất khuất lần lượt đánh thắng phát xít Nhật, thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai bằng những chiến công rực rỡ trong Cách mạng Tháng 8, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, Đại thắng Mùa Xuân năm 1975, đất nước thu về một mối, non sông thống nhất, cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. 
     Từ ngày thành lập đến nay đã 94 năm, Đảng ta không ngừng lớn mạnh, đủ sức chèo lái con thuyền cách mạng Việt Nam tới đích trên con đường Bác Hồ đã chọn. Trong dịp kỷ niệm 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, Người thầy vĩ đại của cách mạng Việt Nam, chúng ta cùng nhau ôn lại những lời dạy của Người đối với muôn đời thế hệ người Việt Nam. 
     Đầu tháng 9/1969, Bác Hồ đi gặp cụ Các Mác, cụ LêNin và các bậc cách mạng đàn anh khác, Người đã để lại cho Đảng ta, nhân dân ta và Quân đội ta bản Di chúc lịch sử. Bản Di chúc Bác để lại cho chúng ta là tình thương bao la của Bác đối với đồng bào, đồng chí, các cháu thanh niên, thiếu niên, nhi đồng và các bậc cao niên. Đó là lời dạy của Người, mệnh lệnh của Người đối với chúng ta. Cả cuộc đời của Người chỉ có “... một ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học hành”. 
     Trong cuộc đời hoạt động sôi nổi của mình, Người luôn luôn tin vào nhân dân, tin vào sức mạnh đoàn kết của toàn dân. Người luôn luôn nhắc chúng ta: “Việc gì dù to, dù nhỏ cũng phải lấy dân làm gốc”. Theo Người thì: “Dân chúng biết giải quyết nhiều vấn đề một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà những người tài giỏi, những đoàn thể to lớn nghĩ mãi không ra”. Bác viết: “Nhân nghĩa là nhân dân. Trong bầu trời không có gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không có gì mạnh bằng lực lượng đoàn kết của nhân dân”. Người tin tưởng ở nhân dân mình. Người luôn trăn trở làm sao thế hệ sau tiếp nối được những gì mà Người và các đồng chí lão thành cách mạng phấn đấu không mệt mỏi, vào sinh ra tử để giành độc lập và thống nhất giang sơn. Ở đâu, lúc nào, Người cũng căn dặn các đồng chí lãnh đạo phải luôn chăm lo cho dân nhất là các cháu thanh niên, thiếu niên, nhi đồng. Bác nói: “Thanh niên ta rất hăng hái. Ta biết hợp lòng hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì thanh niên sẽ thành một lực lượng rất mạnh mẽ “.
     Tháng 5 này, cả nước ta đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích chào mừng các ngày kỷ niệm lớn của dân tộc. Phượng hồng rực rỡ trên đường phố, công viên, trường học, báo hiệu kết quả một năm học của thầy và trò trong các Nhà trường. Hội Khuyến học của chúng ta đã góp phần vào kết quả đó. 
     Phượng hồng, sen nở, là đặc trưng của Tháng 5. Tháng 5 có ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu, Người anh hùng vĩ đại của dân tộc, Người sáng  lập và rèn luyện Đảng ta, Người là Danh nhân văn hóa thế giới và Người là người cha thân yêu của Quân đội ta, Bác Hồ kính yêu của chúng ta. Tháng 5, toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta ghi sâu công ơn của Bác. Sinh thời, dù bận nhiều công việc hệ trọng của đất nước, Người vẫn dành thời gian chăm lo đến sự nghiệp trồng người, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Bác dạy: “Mười năm trồng cây, trăm năm trồng người”. Nhân kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Hồ Chủ tịch, chúng ta cùng nhau ôn lại những kỷ niệm, những lời dạy của Bác đối với việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau. Bác dạy: “Công việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém. Vì vậy phải nuôi dạy cán bộ như người làm vườn trồng những cây quý báu. Phải trọng nhân tài, trọng cán bộ, trọng những người có ích cho công việc chung của chúng ta”. Bác luôn luôn coi trọng giáo dục đạo đức, đó là điều vô cùng quan trọng. Người có đức thì luôn nghĩ tới dân và tới nước. Người dạy đức là Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Bác dạy: “Trời có 4 mùa: Xuân, Hạ, Thu, Đông; đất có 4 phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; người có 4 đức: Cần, Kiệm, Liêm, Chính. Thiếu một mùa thì không thành trời; thiếu một phương thì không thành đất; thiếu một đức thì không thành người”. 
     Kỷ niệm 134 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thành kính dâng lên Người những nỗ lực phấn đấu của chúng ta trong nhiều năm qua thực hiện phong trào “Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập” trên địa bàn đã đạt được nhiều kết quả. Mùa sen năm nay đẹp và thơm ngát với sự đoàn kết tạo thành sức mạnh tiến tới Đại hội lần thứ XIV của Đảng, bầu chọn những người có đức, có tài chèo lái con thuyền cách mạng tiếp tục vượt qua sóng cả, bão giông mà Đảng và Bác đã giao cho toàn dân, toàn quân ta. 
     Nhân dịp này, các cấp Hội Khuyến học chúng ta tiếp tục đẩy mạnh các phong trào thi đua lập thành tích xuất sắc chào mừng Đại hội Đảng bộ các cấp,  tiến tới Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ XIV; Tiếp tục đẩy mạnh phong trào khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập đạt kết quả cao, tổ chức thực hiện tốt các mô hình học tập và chương trình hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập năm 2024 và các năm tiếp theo, theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, cũng như Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 của Thành ủy Hà Nội.
 
Tin bài: TRƯƠNG NHO QUANG
Hội Khuyến học quận Hai Bà Trưng
 
 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học