Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 45


Hôm nayHôm nay : 11569

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 349507

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22100682

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

ĐỒNG CHÍ NGUYỄN BÁ LINH - NGƯỜI CÁN BỘ TIỀN KHỞI NGHĨA SAY SƯA HỌC TẬP VÀ LÀM VIỆC

Thứ ba - 15/03/2022 14:54
Ông Nguyễn Bá Linh, sinh năm 1931 trong một gia đình giàu truyền thống yêu nước và cách mạng, ở xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị. 9 tuổi Ông đã làm liên lạc viên cho Đảng, sau cách mạng tháng Tám Ông làm Bí thư thanh niên cứu quốc xã rồi làm Bí thư thanh niên huyện. Do giác ngộ sớm và tích cực hoạt động cách mạng nên năm 1947 Ông đã được kết nạp vào Đảng Lao động Việt Nam, nay là Đảng Cộng sản Việt Nam, đã 91 tuổi đời và 75 tuổi Đảng. Cuộc đời của đồng chí là một quá trình học tập và làm việc suốt đời như lời Bác Hồ dạy: “Chúng ta phải học và hoạt động cách mạng suốt đời, còn sống thì còn phải học, còn phải hoạt động cách mạng”.
Ngày 21/10/2020 đồng chí Nguyễn Bá Linh (đứng giữa – áo trắng) thăm Nhà Bia tưởng niệm 60 TNXP hy sinh ngày 24/12/1972 tại Ga Lưu Xá, Thành phố Thái Nguyên

Ngày 21/10/2020 đồng chí Nguyễn Bá Linh (đứng giữa – áo trắng) thăm Nhà Bia tưởng niệm 60 TNXP hy sinh ngày 24/12/1972 tại Ga Lưu Xá, Thành phố Thái Nguyên

      Năm 1956 đảng viên trẻ Nguyễn Bá Linh được tập kết ra miền Bắc, đồng thời được tuyển chọn phục vụ Bác Hồ (làm việc ở bộ phận văn thư). Sau 3 năm phục vụ ở Văn phòng Phủ Chủ tịch nước, Văn phòng Thủ tướng Chính phủ. Trong thời gian này đồng chí được làm việc với sự hướng dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh và sau này là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Năm 1960 đồng chí được cử đi học văn hóa (vì đồng chí mới có trình độ cấp 2). Sau 3 năm học tập chăm chỉ, đồng chí tốt nghiệp cấp 3 với vị trí Thủ khoa. Năm 1962 đồng chí đỗ điểm cao vào khoa Lịch sử trường Đại học Tổng hợp; Sau khi tốt nghiệp được nhận tấm bằng xuất sắc và được giao nhiệm vụ mới tại bộ phận Tư liệu thuộc Ban Lịch sử Đảng Trung ương, rồi được cử đi học chuyên tu Lịch sử Đảng ở Trường Đảng cao cấp Nguyễn Ái Quốc (nay là Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh). Hoàn thành khóa học đồng chí được giữ lại làm giảng viên khoa Lịch sử Đảng của Học viện. Đồng chí là người đầu tiên bảo vệ thành công Luận văn Tiến sỹ trong nước, sau đó được công nhận là PGS. Tại đây khi có chủ trương thành lập khoa “Tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tiến sỹ Nguyễn Bá Linh đã được bổ nhiệm làm Trưởng khoa của Khoa Tư tưởng Hồ Chí Minh cho tới khi nghỉ hưu. Với trọng trách là người Trưởng khoa đầu tiên… đồng chí đã tích cực nghiên cứu, biên soạn và tham gia biên soạn nhiều tài liệu rất giá trị như:
      - Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh cho hệ Trung cấp Lý luận chính trị.
      - Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh (do Hội đồng Lý luận Trung ương chỉ đạo biên soạn).
      - Tập bài giảng “Tư tưởng Hồ Chí Minh” cho Hệ cử nhân chính trị.
      - Tư tưởng Hồ Chí Minh – Một số nội dung cơ bản.
      - Cương lĩnh đầu tiên của Đảng – Ngọn cờ độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.
      - Tư tưởng Hồ Chí Minh – Thêm bạn bớt thù – Một nhân tố thắng lợi của cách mạng tháng Tám.
      - Chủ tịch Hồ Chí Minh – Những cống hiến lý luận và thực tiễn trong sự nghiệp đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trong thế kỷ XX…
      Với 24 công trình nghiên cứu khoa học và 33 bài báo đăng trong nước và quốc tế của PGS.TS Nguyễn Bá Linh đã đóng góp nhiều vào việc nghiên cứu Tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng và Nhà nước ta. Đồng chí từng chia sẻ: “May mắn lớn nhất của đời tôi là được làm việc với hai vĩ nhân là người lãnh đạo đất nước. Tôi đã học hỏi được nhiều điều, từ cách ứng xử hàng ngày cho đến kiến thức chuyên môn”. Đồng chí còn giữ được một số hình ảnh làm việc với Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng như hình ảnh khi Đại tướng đến thăm gia đình đồng chí.
      Học tập Tư tưởng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, đồng chí đã tổng kết thành 4 phương châm sống để đời:
      - “Đức cao nhân trường thọ” nghĩa là: Có đao đức tốt thì sẽ sống lâu.
      - “Tâm khoan phúc tự lai” nghĩa là: Tâm khoan hòa phúc sẽ tự đến.
       - “Tri túc tâm thường lạc” nghĩa là: Biết đủ thì thường được an lạc trong tâm.
      - “Thiện cầu phẩm tự cao” nghĩa là: Luôn hướng về điều thiện thì phẩm giá của mình tự được nâng cao.
      Về hưu đã lâu nhưng đồng chí vẫn gương mẫu tham gia sinh hoạt Đảng và các tổ chức chính trị xã hội, xã hội khác ở nơi cư trú như Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Cựu giáo chức, hội Khuyến học và Hội Chữ thập đỏ; Đặc biệt là vẫn đam mê nghiên cứu về Tư tưởng Hồ Chí Minh… Ngày nào PGS.TS Nguyễn Bá Linh cũng tìm đọc nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu của dân tộc, gần đây đồng chí tiếp tục nghiên cứu, biên soạn thêm một số sách về Tư tưởng Hồ Chí Minh như:
      - Bác Hồ với Giáo dục và Đào tạo và Tâm nguyện của nhà giáo đối với Bác Hồ.
      - Hồ Chí Minh với sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
      - Tư tưởng Hồ Chí Minh – Con đường dẫn đến thắng lợi lịch sử Điện Biên Phủ…
Đồng chí Nguyễn Bá Linh – cử tri Tổ dân phố 6 bỏ lá phiếu đầu tiên
tại Tổ bầu cử số 3 trong ngày 23/5/2021 bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa 15
 và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cáp nhiệm kỳ 2021 – 2026 
      Thực hiện lời dạy của Bác Hồ “Tuổi cao chí khí càng cao”. Người cao tuổi chẳng những làm kiểu mẫu, siêng năng cho con cháu mà còn tỏ rõ ý chí hùng mạnh của dân tộc Việt Nam. “Với tinh thần tuổi càng cao lòng yêu nước càng lớn”, người đảng viên – cán bộ tiền khởi nghĩa, 91 tuổi đời, 75 tuổi Đảng, có một cuộc sống thanh thản, giản dị và chan hòa với cư dân, hiện đang ở số nhà 6, ngõ 37/4 phố Phan Văn Trường (thuộc Tổ dân phố số 6 phường Dịch Vọng Hậu). Chính trong căn nhà có một trái tim nồng cháy quyết “Học tập và làm theo Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” với phương châm sống: Đức – Tâm – Trí – Thiện và còn sức còn rèn luyện phấn đấu làm tròn bổn phận mọt công dân, góp phần nhỏ bé thực hiện lý tưởng cao cả của Đảng vì mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”./.
 
NGUYỄN MINH GIAO
Số nhà: 15/32 Phan Văn Trường
Hội viên chi hội Khuyến học số 5 Dịch Vọng Hậu

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học