Danh Mục Chính

Thống kê truy cập

Đang truy cậpĐang truy cập : 41


Hôm nayHôm nay : 9534

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 190343

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 22345771

Liên Kết

Tuyển sinh 2014
Báo Dân Trí
Bộ Giáo Dục - Đào Tạo
Mạng Giáo Dục Edu Net
Học Mãi
Hội Khuyến Học Việt Nam
Sở Giáo Dục & Đào Tạo Hà Nội

Trang nhất » Tin Tức » Sổ Tay Khuyến Học - Tin tức

XÂY DỰNG MÔ HÌNH "CÔNG DÂN HỌC TẬP"

Thứ sáu - 25/03/2022 15:09
Ông PHẠM ĐỨC BÁCH Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học, phường Đức Giang, quận Long Biên đã có những ý kiến tham luận trong Hội thảo chuyên đề về xây dựng Công dân học tập. Xin được đăng bài tham luận của ông:
Ông PHẠM ĐỨC BÁCH

Ông PHẠM ĐỨC BÁCH

      1/ Ý nghĩa của việc xây dựng "Công dân học tập"
      Sau 15 năm phát triển, các mô hình Hiếu học: gia đình hiếu hoc, dòng họ hiếu học, tổ dân phố (TDP) hiếu học, cơ quan, trường học hiếu học thực sự khẳng định sức mạnh là  động lực cho hoạt động khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập ( KH-KT,XD XHHT ) đặc biệt là đẩy mạnh việc  học tập suốt đời. Xuất phát từ  thực tiễn  cách mạng giai đoạn 2016-2021 mô hình  hiếu học trở thành tiền đề cho việc xây dựng các mô hình học tập. Gần 5 năm qua tại các cụm dân cư, phong trào thi đua xây dựng gia đình học tập, TDP, cơ quan xí nghiệp, cộng đồng học tập thực sư trở thành phong trào thi đua yêu nước giúp cho công tác KH - KT, XD XHHT đạt được  nhiều kết quả quan trọng. Xã hội nào cần có con người ấy. Công dân học tập là thành tổ quan trọng trong XHHT. Công dân học tập là người biết tự học, coi trọng việc học như cơm ăn nước uống hằng ngày. Học, học nữa, học mãi; sự học giống như cái thang không có bậc cuối cùng! Công dân học tập tận dụng mọi cơ hội để biến tri thức nhân loại, vận dụng vào cuộc sống để cho bản thân, gia đình, xã hội tiến triển, cuộc sống tốt đẹp hơn.
      Từ khi thành lập nước Việt Nam mới đến nay một số văn bản của Đảng, Nhà nước cùng Luật giáo dục đã khẳng định nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi của công dân Việt Nam đối với việc hoc tập. Đề cập đến Công dân học tập một lần nữa khẳng định vai trò, ý nghĩa của học tập đối với mỗi công dân trong công cuộc xây dựng đất nước, đặcbiêt trong hai năm qua dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp.
      Chỉ thị 11-CT/TW của Bộ chính trị khóa X về sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác KH-KT, XD XHHT đến nay tiếp tục thực hiện. Theo đó Thủ tướng Chính phủ, Bộ GD&ĐT đã ban hành những quyết  định quan trọng định hướng xây dựng mô hình gia đình học tập, XHHT, đặc biệt là Công dân học tập. Như vậy Công dân học tập có vị trí, vai trò rất quan trọng yếu tố chính tạo nên sự thành công của viêc xây dựng XHHT. Hơn thế nữa còn góp phần vào việc nâng cao dân trí đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước.
      Nền giáo dục Việt Nam hiện nay hình thành 2 hệ thống: Hệ thống giáo dục ban đầu gồm các trường lớp chính quy các cấp học;  Hệ thống giáo dục tiếp tục gồm  những cơ sở chính quy, phi chính quy giành cho người lớn, những người đã hoăc chưa qua giai đoạn học trong hệ thống giáo dục ban đầu. Mô hình công dân học tập phát triển chính là tiền đề, là cơ sở để giáo dục người lớn, đặc biệt là học tập của người cao tuổi được cải thiện có hiệu quả. Khi tuổi thọ trung bình của dân tộc tăng thì nhiều người cao tuổi về hưu còn đang nhiều tiềm năng hoạt động trong các lĩnh vực khác nhau.
      2/ Nỗ lực phấn đấu của bản thân để đạt danh hiệu "Công dân học tâp " năm 2021
      Như bao cán bộ công chức, viên chức, năm 2011, tròn 60 tuổi, tôi nghỉ hưu sống cùng gia đình tại tổ dân phố 5 phường Đức Giang quận Long Biên  thành phố Hà Nội.Thời điểm đó chưa nghĩ đến "Công dân học tập". Vì là nhà giáo nghỉ chế độ, nên đồng nghiệp vân động  tuyên truyền tham gia hội Cựu giáo chức phường, theo đó đảm nhận cương vị Chủ tịch hội. Trong thời gian 42 năm công tác, tôi có 4 năm  trong quân ngũ,chiến đấu tại chiến trường Lào, 38 năm học tập, giảng dạy, quản lý giáo dục. Do vậy, chính quyền phường tin tưởng phân công làm Phó Giám đốc Trung tâm học tập cộng đồng, Phó chủ tịch Hội Khuyến hoc. Đồng thời cũng hoạt động trong Hội CCB phường Đức Giang. Tất cả những công việc trên với tinh thần tự nguyện, không  suy tính thiệt hơn về quyền lợi vật chất. Quan trọng là tự tin mình có đủ năng lực, trí tuệ, sức khỏe tiếp tục học tập hoàn thiện mình hơn để tham gia các công việc hiệu quả.     
      10 năm nghỉ hưu tham gia công tác xã hội ( 2011-2021) nhận thấy mình đã nỗ lực không ngừng, phấn đấu vượt qua nhiều trở ngại, khó khăn để hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ tổ chức, đoàn thể giao cho. Thực tế hiện nay không ít cán bộ  công chức nghỉ hưu đã xa lánh cộng đồng dân cư, không tham gia hoạt động xã hội, thậm chí có đảng viên bỏ hồ sơ sinh hoạt Đảng nơi cư trú. Như vậy nói gì đến" Công dân học tập". Năm 2021 dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển kinh tế xã hội, an ninh chính trị của đất nước, hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Bản thân xác định phải vượt lên thích ứng trong điều kiện bình thường mới. Điều quan trọng, tôi đã thay đổi tư duy trong công tác chỉ đạo hoạt động, nội dung hoạt động, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Hội CGC, hội Khuyến học. Muốn đạt hiệu quả phải tiếp tục học tập mọi lúc mọi nơi, lao động sáng tạo. Thay vì các hội nghị trực tiếp trong sơ kết, tổng kết bằng phương pháp trực tuyến, lập zalo nhóm, cho dù rất gian nan, vất vả đối với "Công dân học tập" khi  đã nghỉ hưu. Hơn bao  giờ hết năm 2021 tự nhận thấy tinh thần, quyết tâm cao trong việc học tập các chuyên đề, các buổi nghe thời sự và tự học để bồi đắp, tiếp nhận thông tin kiến thức phòng chống dịch, vừa đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình, vừa ổn định đời sống và phát triển kinh tế. Để đạt danh hiệu "Công dân học tập" bản thân không chỉ nỗ lực thường xuyên tự học,tự rèn nâng cao trình độ về mọi mặt mà còn tích cực tuyên truyền, vận động con cháu trong gia đình, Hội CGC, Hội Khuyến học tham gia hưởng ứng bằng việc làm thiết thực. Một số hội viên hoàn thành xuất săc nhiệm vụ, xứng đáng được nêu gương Người tốt việc tốt là công dân học tập, đích thực đã được tôi ghi lại thành chuyện, có sức lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng dân cư phường Đức Giang.
      Như đã trình bày, năm 2021 dịch bệnh Covid-19 hoành hành, giãn cách xã hội đã làm mối giao lưu xã hội trong cộng đồng có thay đổi. Vượt lên trên khó khăn đó, tôi đã xây dựng kế hoạch, sắp xếp công việc để có thời gian vừa rèn luyên sức khỏe tuổi hưu vừa giữ mối quan  hệ thân thiên, chia sẻ với người thân, bạn bè. Đặc biệt là tiếp tục hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công và tiếp tục học tập, tự học.
      3/ Kết quả thực hiện của bản thân theo bộ tiêu chí 3 năn lực và 10 kỹ năng.
      Bộ tiêu chí 3 năng lực và 10  kỹ năng do Hội Khuyến học Việt Nam dự kiến đưa ra để đánh giá công nhận mô hình "Công dân học tập" rất kịp thời khoa học, cụ thể, đầyđủ xuất phát từ thực tiễn xây dựng Gia đình học tập, TDP học tập, Cộng đồng học tập
      Đối chiếu với bản thân trong mọi hoạt động công tác xã hội của các đoàn thể tự nhận thấy cần tiếp tục học tập, tự học hơn nữa để hoàn thiện một số kỹ năng như sử dụng công nghệ thông tin; cập nhật tin tức trên mọi kênh; sắp xếp công việc để có thời gian học tập; động viên tạo điều kiện cho người thân. Là nhà giáo nghỉ hưu tham gia côngtác xã hội ở địa phương trong các tổ chức xã hội, tôi tiếp tục tích cực học tập mọi mặt, khắc phục khó khăn nhất là về sức khỏe, nên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được phân công. Hội CGC ngày càng phát triển đươc Hội CGC Việt Nam 02 lần tặng Bằng khen. Hội Khuyến học phường luôn đạt xuất sắc. Là thành viên trong Ban biên tập tin bài cổng thông tin điện tử của phường tôi đã tự học, sử dụng máy tính thành thạo viết hàng trăm bài đăng trên cổng thông tin quận Long Biên và phường Đức Giang. Đặc biệt đã phát hiện và viết được 60 gương Người tốt việc tốt phường Đức Giang trong 5 năm UBND thành phố Hà Nội. Năm 2017 nhận giải nhì cuộc thi, năm 2018 nhận giải KK nhiều năm nhận Giấy khen của UBND quận Long Biên, hai lần nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội. Năm 2020 dự hội nghị  tổng kết 5 NTVT giai đoạn 2015-2020.
      4/ Ý kiến của bản thân về thực hiện xây dựng Công dân học tập trong điều kiện bình thường mới.
      Xây dựng XHHT là một  chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước trong thới gian qua, đặc biệt trong điều kiện bình thường mới. Trong đó việc xây dựng "Mô hình Công dân học tập" là điều kiên tiên quyết. Đây là một nội dung rất mới từ khái niệm đến nội hàm của vấn đề này. Hội KH Việt Nam đã và đang xây dựng hoàn thiện bộ  tiêu chí 3 Năng lực và 10 Kỹ năng  để đánh giá Công dân học tập. Đó là việc làm mang tính thực tiễn hợp với  giai đoạn hiện nay và sau này. Song  phải sớm hoàn thiện để triển khai xuống Hội KH cơ sở vân dụng thực hiện
      5/ Kiến nghị đề xuất
      Với lãnh đạo, chỉ đao các cấp, nhất là cấp cơ sở phường, xã cần hiểu và quan tâm hơn nữa đến công tác KH-KT, XD XHHT nhất là phong trào xây dựng gia đình, TDP học tập. Với Trung ương Hội Khuyến học sớm  ban hành bộ tiêu chí 3 năng  lực và 10 kỹ năng đánh giá Công dân học tập; có kế hoạch tập huấn về vấn đề này.
      Về bộ tiêu chí nên chăng bổ sung tính hiệu quả hoạt động của  "Công dân học tập" đối với cộng đồng học tâp vào phần năng lực./.


PHẠM ĐỨC BÁCH
Chủ tịch Hội Cựu giáo chức, Phó Chủ tịch Hội Khuyến học,
phường Đức Giang, quận Long Biên

 

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá về website này như thế nào?

Đẹp và dễ sử dụng

Đẹp nhưng khó sử dụng

Bình thường

Không đẹp

Giới thiệu

Tổ chức Hội Khuyến học Việt Nam

  1. Tôn chỉ, mục đích Hội Khuyến học Việt Nam là tổ chức xã hội của mọi công dân và tổ chức Việt Nam tâm huyết với sự nghiệp "trồng người góp sức phấn đấu cho phong trào " toàn dân học tập, toàn dân tham gia làm giáo dục", "cả nước trở thành một xã hội học tập" nhằm nâng cao dân trí, đào tạo...

trung tam dạy tốt Luyện thi đại học